Netflix và các đối thủ khởi động cuộc chiến pháp lý tại Xứ sở Lá phong

Netflix, Disney và Paramount yêu cầu các nhà phát sóng trực tuyến nước ngoài đóng 5% doanh thu tại Canada hàng năm vào quỹ để sản xuất tin tức truyền hình và và nội dung có nền tảng đa dạng.

Netflix và các đối thủ khởi động cuộc chiến pháp lý tại Xứ sở Lá phong
Biểu tượng của Netflix trên một màn hình nhà ga ở Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Hiệp hội Điện ảnh Canada (MPA) ngày 4/7 cho biết các nền tảng phát trực tuyến như Netflix, Disney và Paramount đã khởi động cuộc chiến pháp lý tại Canada, sau khi nước này yêu cầu họ đóng góp vào quỹ hỗ trợ truyền thông trong nước.

Theo MPA, các nền tảng trên đã đệ đơn lên tòa án liên bang và kiến nghị tòa xem xét việc Ủy ban Phát thanh-Truyền hình và Viễn thông Canada (CRTC) yêu cầu các nhà phát sóng trực tuyến nước ngoài đóng 5% doanh thu tại Canada hàng năm vào một quỹ để sản xuất tin tức truyền hình và bản tin phát thanh địa phương, nội dung bản địa, nội dung tiếng Pháp và nội dung có nền tảng đa dạng.

Các nền tảng phát nhạc trực tuyến như Apple và Amazon cũng đưa ra động thái pháp lý tương tự trong tuần này. Các doanh nghiệp nước ngoài trên đang tìm cách ngăn chặn quyết định của CRTC hồi tháng trước.

Mức đóng góp của các nền tảng dự kiến giúp đầu tư khoảng 200 triệu CAD (146,23 triệu USD) vào hệ thống phát thanh truyền hình của Canada hàng năm bắt đầu từ tháng Chín tới.

Quảng cáo

Đạo luật Phát Trực tuyến, được thông qua vào năm 2023, đã tạo khuôn khổ pháp lý để CRTC quản lý các nền tảng kỹ thuật số. Đây là một phần trong một loạt các biện pháp gần đây được Canada đưa ra nhằm quản lý tốt hơn các “gã khổng lồ” trong lĩnh vực phát trực tuyến.

Động thái của CRTC nhằm cân bằng sân chơi pháp lý giữa các công ty công nghệ và các công ty truyền hình cáp khi họ cạnh tranh về lượt xem và đôi khi phát sóng cùng một nội dung như các sự kiện thể thao hoặc chương trình trực tiếp.

Bà Wendy Noss, Chủ tịch MPA, cho biết quyết định của CRTC là "phân biệt đối xử” và mâu thuẫn với mục tiêu xây dựng một khuôn khổ hiện đại, linh hoạt đối với các dịch vụ mà các nền tảng phát trực tuyến cung cấp.

Bà Noss nhấn mạnh các hãng phim và dịch vụ phát trực tuyến toàn cầu đã chi hơn 6,7 tỷ CAD (4,9 tỷ USD) hàng năm cho việc sản xuất tại Canada.

Trong khi đó, theo Bộ trưởng Di sản Canada Pascale St-Onge, các công ty phát sóng trực tuyến sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ yêu cầu của CRTC. Đây là số tiền sẽ được đầu tư trở lại vào hoạt động sáng tạo của Canada, theo đó, các sản phẩm âm nhạc hay phim truyền hình dài tập có thể sẽ quay trở lại nền tảng phát trực tuyến.

 

Theo vietnamplus.vn Sao chép

Cùng chuyên mục trí tuệ nhân tạo

LG ra mắt thế hệ điều hòa 2025 với công nghệ AI Air độc quyền

Điểm đột phá của dải sản phẩm điều hòa mới từ LG là thiết kế cánh quạt kép - một nâng cấp đáng kể so với các dòng điều hòa hiện tại chỉ trang bị một cánh quạt đơn phía trước. Đồng thời, thế hệ điều hòa mới cũng được trang bị công nghệ AI và cảm biến thông minh giúp tiết kiệm điện năng.

LG muốn đầu tư thêm 4 tỷ USD vào Việt Nam

Việt Nam hợp tác với NVIDIA thành lập Trung tâm R&D Trí tuệ nhân tạo và Trung tâm Dữ liệu AI

Chiều tối ngày 5/12/2024, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng giám đốc Nvidia Jensen Huang, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng - đại diện Chính phủ Việt Nam và ông Jay Puri - Phó Chủ tịch Điều hành Phụ trách Hoạt động Toàn cầu NVIDIA, đã ký thoả thuận hợp tác giữa Việt Nam và NVIDIA thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI) (được gọi là VRDC) và Trung tâm Dữ liệu AI.

Nvidia sắp thế chân Intel trong Dow Jones Vốn hóa thị trường của "ông lớn" chip Nvidia tăng lên hơn 3.600 tỷ USD

Giá điện sẽ tiếp tục tăng trong kỷ nguyên AI

Nhiều phân tích đã chỉ ra AI là “hà mã ăn điện” và các quốc gia hay những công ty hàng đầu thế giới đang cố gắng đón trước kỷ nguyên AI cũng phải đảm bảo sức cạnh tranh liên quan đến năng lượng điện.

Cơ chế bù chéo giá điện kéo dài, chưa tính đúng, tính đủ... cản trở thu hút đầu tư vào ngành điện Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.100 đồng/kWh

Nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới "ăn nên làm ra"

Nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới TSMC có thể sẽ chứng kiến doanh thu quý 3 vượt xa dự báo của thị trường cũng như dự báo của chính công ty này, khi được hưởng lợi từ trí tuệ nhân tạo.

Công ty bán dẫn Hàn Quốc đầu tư 75 tỷ USD vào trí tuệ nhân tạo và chip Cổ phiếu ngành chip lao dốc sau kết quả kinh doanh gây thất vọng

Mỹ xác minh thông tin Nvidia gây sức ép vô lý trong quá trình bán chip AI

Các công ty cạnh tranh như AMD cho biết Nvidia đã lợi dụng ưu thế vượt trội của mình trên thị trường để cảnh báo đáp trả các doanh nghiệp mua chip từ những công ty đối thủ của hãng.

Nvidia đang tham vọng gì sau cột mốc doanh nghiệp nghìn tỷ USD? Thị trường chứng khoán Mỹ: Nvidia lên ngôi vương, S&P 500 lập kỷ lục mới

Meta sắp đối mặt với án phạt chống độc quyền đầu tiên từ EU

Theo nguồn tin riêng, Meta Platforms sắp phải đối mặt với khoản phạt đầu tiên từ Liên minh châu Âu (EU) vì buộc người dùng sử dụng dịch vụ quảng cáo Marketplace cùng với mạng xã hội Facebook.

Tương lai của những "quái vật" như Meta, Microsoft sẽ ra sao khi đã phát triển tới mức 'quá khổ'? Meta có nguy cơ bị phạt hàng tỷ USD vì vi phạm đạo luật kỹ thuật số EU

Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới

Các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn cầu đang đồng loạt đưa ra cảnh báo sự phát triển mạnh mẽ của AI có thể tác động sâu sắc đến thị trường lao động.

Trí tuệ nhân tạo đã giúp Nvidia vươn lên thành doanh nghiệp nghìn tỷ USD như thế nào? Công ty bán dẫn Hàn Quốc đầu tư 75 tỷ USD vào trí tuệ nhân tạo và chip