Đồng won tăng mạnh sau khi Mỹ tạm dừng áp thuế “có đi có lại” trong 90 ngày

Trong phiên giao dịch sau giờ làm việc ngày 11/4, đồng won được định giá ở mức 1.421 đổi 1 USD, tăng 40 won so với một tuần trước đó. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ ngày 5/12/2024.

vna-potal-dong-won-han-quoc-lao-doc-xuong-muc-thap-ky-luc-stand-20250326093704.jpg
Đồng won của Hàn Quốc (trái) và đồng usd của Mỹ (phải). Ảnh: THX/TTXVN

Biến động hàng tuần của tỷ giá hối đoái giữa đồng won và đồng USD trong tuần qua đạt 67,6 won, mức tăng cao nhất kể từ tháng 7/2024, khi Hàn Quốc mở rộng giờ giao dịch ngoại hối từ 9 giờ sáng đến 2 giờ sáng ngày hôm sau (thay vì kết thúc lúc 3 giờ 30 phút chiều như trước).

Quảng cáo

Theo Phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, khi so sánh với các kỷ lục trước giờ giao dịch mở rộng, mức biến động của tuần trước là lớn nhất kể từ tuần thứ hai của tháng 11/2022, khi mức biến động hàng tuần đạt 101 won.

Đồng won Hàn Quốc đã giảm xuống mức dưới 1.450 won đổi một USD và dao động quanh mốc này kể từ tháng 12/2024 trong bối cảnh bất ổn gia tăng do các mối đe dọa áp thuế của Mỹ và cuộc khủng hoảng chính trị trong nước do lệnh thiết quân luật gây sốc của cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Trong phiên giao dịch sau giờ làm việc ngày 11/4, đồng won được định giá ở mức 1.421 đổi 1 USD, tăng 40 won so với một tuần trước đó. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ ngày 5/12/2024.

Biến động gần đây của thị trường ngoại hối Hàn Quốc là do quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump tạm dừng áp thuế “có đi có lại” trong 90 ngày trong khi vẫn áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc và các quốc gia khác.

Tuy nhiên, việc Chính phủ Mỹ áp thuế lên tới 125% đối với một số hàng hóa Trung Quốc sau các biện pháp trả đũa từ Bắc Kinh đã làm dấy lên lo ngại về nguy cơ leo thang chiến tranh thương mại toàn cầu. Điều này cũng gây quan ngại về tác động tiêu cực đến nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Hàn Quốc và cả kinh tế thế giới.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

Trong phiên giao dịch thưa thớt ngày 18/4, các thị trường châu Á biến động trái chiều, khi giới đầu tư đang theo dõi sát sao các cuộc đàm phán thuế quan giữa nhiều quốc gia với Mỹ.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau quyết định thuế quan của Mỹ Chứng khoán châu Á khởi sắc khi Tổng thống Mỹ cân nhắc miễn thuế ô tô

Lợi nhuận quý I/2025 của Netflix đạt 2,9 tỷ USD

“Gã khổng lồ” truyền phát trực tuyến (streaming) Netflix vừa công bố lợi nhuận quý I/2025 đạt 2,9 tỷ USD phần lớn nhờ vào việc tăng giá các gói thuê bao gần đây.

Trung - Mỹ đại chiến truyền hình tại Đông Nam Á: Khi Netflix phải đối đầu Baidu và Tencent để chiếm sóng người xem Netflix và các đối thủ khởi động cuộc chiến pháp lý tại Xứ sở Lá phong

Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản cấp vốn hỗ trợ 40.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa

Từ tháng 5/2025, một trong những ngân hàng lớn nhất Nhật Bản là Mizuho sẽ triển khai một cơ chế mới để cung cấp vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên toàn quốc.

Nhật Bản trước áp lực tranh luận về thuế quan với Mỹ "Ông lớn" viễn thông Nhật Bản đầu tư 1,5 tỷ USD vào trung tâm dữ liệu tại Ấn Độ

Thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm sau cảnh báo từ Nvidia

Thị trường chứng khoán châu Á hầu như giảm điểm chiều 16/4 sau khi Nvidia thông báo các quy định cấp phép mới của Mỹ đối với xuất khẩu chip của hãng sang Trung Quốc, làm giảm niềm tin các nhà đầu tư.

Dòng vốn đầu tư chuyển hướng tác động mạnh tới chứng khoán châu Á Chứng khoán châu Á tăng điểm sau quyết định thuế quan của Mỹ