Giá dầu tăng hơn 3% nhờ hy vọng về thỏa thuận thương mại Mỹ-châu Âu

Giá dầu chốt phiên 17/4 tăng hơn 3% nhờ những hy vọng về một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).

Bên cạnh đó, các lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhằm hạn chế xuất khẩu dầu của Iran tiếp tục làm gia tăng lo ngại về nguồn cung và cũng góp phần đẩy giá lên.

155312-tap-doan-saudi-aramco-bao-cao-loi-nhuan-giam-do-gia-dau-mo-toan-cau-thap.jpg
Nhà máy lọc dầu của Tập đoàn dầu khí Saudi Aramco ở Dammam, Saudi Arabia. Ảnh: THX/TTXVN

Cụ thể, giá dầu thô Brent giao kỳ hạn chốt phiên tăng 2,11 USD (tương đương 3,2%) lên 67,96 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tiến 2,21 USD (tương đương 3,54%) lên 64,68 USD/thùng.

Tính chung cả tuần, cả giá dầu Brent và WTI đều đã tăng khoảng 5%, đánh dấu tuần tăng giá đầu tiên sau ba tuần giảm. Ngày 17/4 là phiên giao dịch cuối cùng của tuần trước kỳ nghỉ lễ Phục sinh, với khối lượng giao dịch thưa thớt.

Quảng cáo

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đã gặp nhau tại Washington. Hai nhà lãnh đạo đều bày tỏ sự lạc quan về việc giải quyết căng thẳng thương mại vốn đã khiến quan hệ Mỹ-châu Âu thêm xấu đi.

Theo ông Bob Yawger, Giám đốc phụ trách mảng hợp đồng năng lượng tương lai tại ngân hàng Mizuho, việc đạt được thỏa thuận thương mại với EU có khả năng hạn chế sự suy giảm nhu cầu dầu do thuế quan của Tổng thống Trump gây ra.

Một yếu tố khác cũng tác động lên thị trường trong phiên này là các lệnh trừng phạt do Mỹ ban hành hôm 16/4 đã gia tăng áp lực lên hoạt động sản xuất dầu tại Iran, giữa lúc các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của nước này đang diễn ra.

Washington cũng ban hành các lệnh trừng phạt bổ sung đối với một số công ty và tàu thuyền bị cáo buộc hỗ trợ vận chuyển dầu của Iran sang Trung Quốc như một phần của đội tàu "ngầm" của quốc gia Vùng Vịnh.

Ông John Kilduff, đối tác tại công ty môi giới đầu tư Again Capital, nhận định đây là các lệnh trừng phạt có phạm vi rộng và có thể dẫn đến tổn thất nguồn cung cho thị trường.

Trong tuần này, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và một số ngân hàng lớn như Goldman Sachs và JPMorgan đã hạ dự báo về giá dầu và tăng trưởng nhu cầu năng lượng. Họ viện dẫn lý do là những tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ và các biện pháp trả đũa từ các quốc gia khác gây xáo trộn thương mại toàn cầu.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Hong Kong (Trung Quốc) mua vào lượng USD cao kỷ lục để giữ tỷ giá

Để bảo vệ cơ chế neo tỷ giá đồng nội tệ, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) vừa phải mua vào lượng USD kỷ lục sau khi đồng HKD mạnh lên và chạm mức trần trong biên độ giao dịch cho phép.

Mỹ chấm dứt miễn thuế với hàng giá rẻ từ Trung Quốc Ô tô Trung Quốc sẽ chiếm 34% thị trường Trung Đông và châu Phi

Chứng khoán thế giới có tuần tăng điểm mạnh bất chấp lo ngại kinh tế

Thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng điểm trong phiên ngày 3/5 sau báo cáo việc làm tích cực của Mỹ, trong bối cảnh nhà đầu tư đón nhận những tín hiệu lạc quan về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Chứng khoán thế giới đa phần tăng điểm bất chấp số liệu kinh tế trái chiều Chứng khoán Mỹ: Dow Jones và S&P 500 tăng điểm phiên thứ 8 liên tiếp

Ô tô Trung Quốc sẽ chiếm 34% thị trường Trung Đông và châu Phi

Trong báo cáo phân tích vừa công bố, công ty tư vấn toàn cầu AlixPartners dự báo ô tô Trung Quốc sẽ chiếm 34% thị trường Trung Đông và châu Phi vào năm 2030, tăng mạnh từ 10% ghi nhận vào năm 2024.

Elon Musk đã biết sợ ô tô Trung Quốc chưa? Cuộc chiến thuế quan EU-Trung Quốc: 12 nhà sản xuất ô tô Trung Quốc lên tiếng

Chứng khoán thế giới đa phần tăng điểm bất chấp số liệu kinh tế trái chiều

Chứng khoán Phố Wall mở cửa giảm mạnh sau khi số liệu chính phủ cho thấy kinh tế Mỹ quý I/2025 suy giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, làm gia tăng lo ngại về nguy cơ suy thoái.

Chứng khoán châu Á khởi đầu tuần thận trọng do bất ổn thương mại Công ty chứng khoán điểm tên nhiều cổ phiếu hấp dẫn, có thể “xuống tiền”