Thủ tướng: tập trung hoàn thành sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính

Thủ tướng nêu rõ một trong những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới là tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo hướng sáp nhập một số tỉnh, không tổ chức cấp huyện, mở rộng quy mô của cấp xã.

Thủ tướng: tập trung hoàn thành sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 - Ảnh: VGP

Sáng 5/3, kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách thời gian tới.

Thủ tướng yêu cầu trước hết phải tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị để trình cấp có thẩm quyền, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan. Song song với đó, các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thành kiện toàn tổ chức bên trong trong tuần này.

Thứ hai, các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện Kế hoạch 03 của Chính phủ để triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, nhất là phát huy sự chủ động của người đứng đầu.

Thứ ba, thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa phục vụ tăng trưởng 8% trở lên; điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp nhịp nhàng, hài hòa, đồng bộ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm.

Theo đó, Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu điều chỉnh giảm lãi suất điều hành bằng các công cụ như lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, thị trường mở; lãi suất cho vay qua đêm, lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên mà Chính phủ đã chỉ đạo, lãi suất tín phiếu ngân hàng.

Về chính sách tài khóa, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính thúc đẩy đầu tư công mạnh hơn, nhanh hơn, quyết liệt hơn; rà soát, hoàn thiện phương án phát hành trái phiếu Chính phủ để bổ sung nguồn lực cho các công trình, dự án lớn, trọng điểm; tăng thu, tiết kiệm chi; miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất.

Thứ tư, Thủ tướng nhấn mạnh dứt khoát không để thiếu điện, năng lượng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng; không để ách tắc liên quan khai thác dầu, khí, than, nếu thiếu cơ chế chính sách thì phải báo cáo.

Thứ năm, các bộ, ngành liên quan khẩn trương chuẩn bị cho cuộc họp của Chính phủ về các đối sách với các vấn đề phát sinh trên thế giới có liên quan tới Việt Nam, trong đó có giải quyết vướng mắc của các dự án, doanh nghiệp Hoa Kỳ và thúc đẩy cân bằng thương mại giữa hai nước, rà soát lại chính sách thuế…

Thứ sáu, trong tháng 3, các bộ, ngành phải ban hành các văn bản còn nợ đọng (nghị định, văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua).

Quảng cáo

Về các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, Thủ tướng yêu cầu thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các kết luận, nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ.

Cùng với đó, tiếp tục hoàn thiện thể chế là "đột phá của đột phá", đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số; thực hiện quyết liệt, nghiêm túc, hiệu quả việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Các bộ, cơ quan, địa phương rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét mở rộng áp dụng một số cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù đã được Quốc hội cho phép tại địa phương và đã phát huy hiệu quả.

Các bộ, cơ quan liên quan đẩy nhanh hoàn thiện thể chế cho các động lực tăng trưởng mới liên quan đến đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, các ngành mới nổi. Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện, trình ban hành quy định về quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội. Bộ Công an chủ trì tăng cường triển khai Đề án 06 phù hợp tổ chức mới; đẩy nhanh việc chia sẻ dữ liệu, nhất là đất đai, khoáng sản.

Đồng thời, Thủ tướng nhấn mạnh cần ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng; làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng), thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; vướng mắc ở đâu thì phải xử lý ngay, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền.

Các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương hoàn tất việc phân bổ toàn bộ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025, hoàn thành trước 15/3/2025. Trường hợp không phân bổ đúng hạn, Chính phủ sẽ thu hồi số vốn ngân sách Trung ương chưa phân bổ để bố trí cho các dự án khác cần vốn đẩy nhanh tiến độ và kiểm điểm trách nhiệm.

Về nhiệm vụ cụ thể đối với các bộ, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính, các cơ quan tiếp tục tiếp xúc, trao đổi chính sách với các đối tác phía Hoa Kỳ.

Bộ Công Thương đẩy mạnh cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" với cách làm mới. Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu chính sách visa phù hợp, đa dạng hóa việc miễn visa với một số quốc gia và đối tượng như tỷ phú trên thế giới.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì tập trung chỉ đạo, đôn đốc thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 03 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị; trình ban hành Nghị định hướng dẫn Nghị quyết 193 của Quốc hội về tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia.

Bộ Xây dựng chủ trì thúc đẩy chương trình xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, tập trung cho một số đối tượng như người trẻ dưới 35 tuổi, triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế xây dựng các đề án liên quan đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo, phát triển nhân lực, nâng cao thể chất người Việt Nam...

Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tình hình kinh tế - xã hội 2 tháng đạt nhiều kết quả tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 2 tháng tăng 3,27% so với cùng kỳ, lạm phát cơ bản tăng 2,97%. Thu ngân sách Nhà nước 2 tháng đạt gần 500 nghìn tỷ đồng, bằng 25,4% dự toán, tăng 25,7% so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu 2 tháng tăng 7,8% so với cùng kỳ, nhập khẩu tăng 15,2%; tiếp tục xuất siêu.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 2 tháng tăng 7% (cùng kỳ tăng 6,5%); trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,3%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2 tháng tăng 9,4% (cùng kỳ tăng 8,4%); khách du lịch quốc tế tăng mạnh, đạt gần 4 triệu lượt, tăng 30,2% so với cùng kỳ.

Vốn FDI đăng ký đạt 6,9 tỷ USD, tăng 35,5%; vốn FDI thực hiện gần 3 tỷ USD, tăng 5,4%. Giải ngân vốn đầu tư công đạt 60,4 nghìn tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2024 và đạt 7,32% kế hoạch giao.

Tổng vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 2 tháng đầu năm đạt trên 709 nghìn tỷ đồng, tăng 66,1%; trong đó vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động tăng 131%. Điều này cho thấy kỳ vọng của các doanh nghiệp về triển vọng phát triển của nền kinh tế.

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Xuất khẩu của Việt Nam tháng 4/2025 tăng 20%

Theo VIS Rating, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 4/2025 đã tăng mạnh khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước (YoY), so với mức tăng trưởng 10,5% trong 3 tháng đầu năm 2025.

Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục Lộ diện địa phương duy nhất có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 46 tỷ USD trong năm 2024

Nghị quyết 68-NQ/TW: Mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân; có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

VARS: Nghị quyết 68 mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản trong trung và dài hạn Chuyên gia Dragon Capital: Với Nghị quyết 68, khu vực tư nhân trở thành động lực tăng trưởng dài hạn giữa bất định toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận thêm nhiệm vụ mới

Ngày 15/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định 929/QĐ-Ttg về việc thành lập “Ban chỉ đạo Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06” (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo).

Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam Thủ tướng chia sẻ quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Với 429/434 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thánh, cuối giờ làm việc sáng nay (này 17/5), Quốc hội đã thông qua nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân và nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây

Những đầu tàu kinh tế tư nhân Vingroup, Thaco, Hòa Phát, FPT… đang đóng góp bao nhiêu vào ngân sách Nhà nước? Cổ phiếu của một số doanh nghiệp tư nhân lớn là đầu tàu, trụ đỡ cho thị trường chứng khoán

Nghị quyết 68 và lối mở cho kinh tế tư nhân qua giao dịch hàng hóa

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị không chỉ tái khẳng định vai trò then chốt của khu vực kinh tế tư nhân mà còn xác lập lại phương thức vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết 68: "Cải cách đột phá tạo nền tảng phát triển mới cho kinh tế tư nhân" VARS: Nghị quyết 68 mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản trong trung và dài hạn

Thương mại công bằng - sẽ có nhiều đơn hàng giữa doanh nghiệp Việt - Mỹ được khởi động

Mới đây, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Tài chính Việt Nam đã có buổi làm việc với ông Robert Kaproth, Trợ lý Bộ trưởng phụ trách tài chính quốc tế Bộ Tài chính Hoa Kỳ cùng các cộng sự nhằm trao đổi các biện pháp tăng cường hợp tác..

Thủ tướng: Khẩn trương đàm phán ký thỏa thuận mua bán khí Methanol trị giá 6 tỷ USD, tăng nhập khẩu nhiều mặt hàng, đề nghị Hoa Kỳ có giải pháp thuế đối ứng bằng 0... Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng trước thềm đàm phán với Hoa Kỳ về thuế đối ứng vào ngày mai

Việt Nam vẫn là điểm sáng thị trường bất động sản trong khu vực

Mặc dù thị trường bất động sản châu Á – Thái Bình Dương chậm lại, xong thị trường Việt Nam vẫn ghi nhận cải thiện về mặt đầu tư do hạ tầng được đẩy mạnh.

Dự án Khu đô thị Đại học Quốc tế Berjaya Việt Nam đón chuyển động mới Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Bứt tốc phát triển hạ tầng, đưa tăng trưởng về đích

Với mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt tối thiểu 8% cũng như hai con số trong giai đoạn tiếp theo, đầu tư hạ tầng được nhắc đến như là một động lực rất quan trọng. Hàng loạt công trình, dự án lớn, trọng điểm đã và đang được đẩy mạnh đầu tư để cải thiện hạ tầng kết nối, đồng thời tạo ra dư địa phát triển mới cho nền kinh tế.

Việt Nam vừa lập kỷ lục tăng trưởng GDP, mục tiêu vào top 30 nền kinh tế lớn thế giới Những đầu tàu kinh tế tư nhân Vingroup, Thaco, Hòa Phát, FPT… đang đóng góp bao nhiêu vào ngân sách Nhà nước?

Thủ tướng chia sẻ quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Sáng nay, tại Hà Nội, tại buổi làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chia sẻ về quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ NÓNG: Chính thức khởi động đàm phán vấn đề kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ