Thị trường sôi động trở lại, các CTCK đồng loạt mở hạn mức tín dụng hàng chục nghìn tỷ đồng

Trong vòng chưa đầy 2 tuần trở lại đây, một loạt các công ty chứng khoán (CTCK) đã công bố việc đề nghị mở hạn mức tín dụng tại các ngân hàng để bổ sung vốn lưu động.

(Ảnh minh hoạ)
(Ảnh minh hoạ)

Mới đây, CTCP Chứng khoán VNDIRECT công bố quyết định của HĐQT thông qua việc sử dụng vốn vay, bảo lãnh thẻ tín dụng với tổng hạn mức tối đa 10.000 tỷ đồng tại Vietcombank.

Trước đó, vào ngày 27/6, CTCK DNSE cũng công bố quyết định mở hạn mức tín dụng 2.000 tỷ đồng tại VPBank. Còn "ông lớn" SSI vào ngày 22/6 đã công bố thông qua hạn mức 16.000 tỷ đồng tại Vietinbank trong đó có 6.000 tỷ đồng tại Vietinbank- Chi nhánh Thành An và 10.000 tỷ đồng tại Vietinbank - Chi nhánh Hà Nội.

Ngày 19/6, HĐQT của CTCK HSC cũng đã đồng loạt ra 3 nghị quyết về hạn mức tín dụng tại 3 ngân hàng là VietinBank, Vietcombank và MSB. Tổng giá trị hạn mức tín dụng của 3 ngân hàng đạt quy mô 11.000 tỷ đồng.

Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần, các CTCK trên đã đề nghị các ngân hàng cấp hạn mức tín dụng tổng cộng 39.000 tỷ đồng. Mục đích chung để phục vụ hoạt động kinh doanh và kinh doanh, đầu tư, kinh doanh Trái phiếu Chính phủ, Chứng chỉ tiền gửi…

Quảng cáo
index296a-6355.png

VN-Index tăng 11,75% từ đầu năm 2023 và hiện đã có hơn 70% số mã lấy lại xu hướng tăng dài hạn.

Xu hướng này có thể sẽ còn tiếp diễn khi thị trường đang trở lại một cách sôi động. Rất có thể trong những ngày tới sẽ có thêm nhiều cái tên khác cũng công bố việc mở hạn mức tín dụng tại các ngân hàng.

Theo ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP.HCM, CTCK DSC, với việc dòng tiền hưng phấn như hiện tại, margin đương nhiên sẽ được nhà đầu tư sử dụng nhiều hơn. Không thể so sánh với mức độ margin năm 2022, tuy nhiên mức độ sử dụng margin hiện tại ở mức cao nhất từ đầu năm 2023 và là diễn biến cũng hết sức bình thường.

marginctck296a-2330.png Xu hướng giảm dư nợ margin của các CTCK đã diễn trong năm 2022 đến quý 1/2023.

Ông Huy cho biết, đối với các công ty chứng khoán nói chung, việc sử dụng hạn mức ngân hàng không hề xa lạ vì vốn chủ sở hữu không đủ cho các hoạt động (tự doanh, margin, IB...). Nhà đầu tư cần lưu ý rằng các hợp đồng hạn mức được ký dạng để đó, khi nào cần dùng, cần nguồn thì dùng để chủ động nhận vốn vay từ ngân hàng và không dùng thì thôi. Việc ký thêm các hợp đồng hạn mức mới giúp các CTCK có sự đa dạng trong các lựa chọn. Từ trước đến nay, các CTCK vẫn có những hợp đồng hạn mức với các ngân hàng và vẫn đang dùng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất?

CIR giảm có tác động từ hai chiều: chiều tiết giảm chi phí hoạt động và chiều doanh thu tăng trưởng cao hơn; hoặc ngân hàng vẫn gia tăng đầu tư với chi phí hoạt động tăng lên nhưng hiệu quả tạo doanh thu đạt được lớn hơn.

Nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng cao 9 tháng đầu năm Nhìn lại bộ đệm dự phòng và một cấu phần mức độ “của để dành” ngân hàng Việt 9 tháng đầu năm Căng thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 65.450 tỷ đồng tuần qua

SeABank nâng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng sau 2 đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

SeABank chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng Vinalines muốn bán hết cổ phiếu TJC, chồng bà Nguyễn Thị Nga hạ sở hữu tại SeABank

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới chỉ 4,5%/năm SHB muốn huy động 5.000 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu