Thị trường chứng khoán giai đoạn rủi ro: "Cái khó ló cái khôn"?

Dẫn lại câu tục ngữ "Cái khó ló cái khôn”, ông Quan Đức Hoàng, Chủ tịch Hội đồng thành viên A+ Fund cho rằng trong thời điểm khó khăn nếu biết chọn lọc cơ hội đầu tư nhà đầu tư vẫn có thể tìm được cổ phiếu tốt.

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã trải qua năm 2022 đầy khó khăn và nhiều nhà đầu tư mong đợi sự phục hồi của thị trường từ đầu năm 2023 nhưng sự hồi phục này chưa đáng kể. Tại thời điểm này dù thị trường đã mở ra những cơ hội để nhà đầu tư tái cơ cấu danh mục nhưng cần phải có sự chọn lọc cẩn trọng và quản trị rủi ro. Đó cũng là quan điểm được các chuyên gia nêu ra tại tọa đàm “Nhận diện 2023: Cơ hội đầu tư mới trong môi trường mới” do Báo Đầu tư tổ chức ngày 7/2.

Giai đoạn "thắt chặt dây an toàn"

Tại tọa đàm, đánh giá chung về triển vọng của các kênh đầu tư trong năm 2023, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế nhấn mạnh, trong đầu tư có ba nguyên tắc, thứ nhất là an toàn vốn, thứ hai là sinh lời cao; thứ ba là thanh khoản cao.

"Tại điểm này tôi chưa nhìn thấy một kênh đầu tư nào hiệu quả", ông nhìn nhận và cho rằng, tiền gửi ngân hàng vẫn là an toàn nhất nhưng khả năng sinh lời không cao dù lãi suất tăng.

Trong khi đó, theo vị chuyên gia này, TTCK hiện đang là kênh đầu tư rất rủi ro. Việc thị trường có thể quay trở lại mốc 1.500 điểm trong năm 2023 là khó có thể xảy ra.

Còn về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, dù Chính phủ đang tìm cách lấy lại lòng tin của nhà đầu tư nhưng thị trường này có thể còn đóng băng ít nhất là trong nửa đầu năm 2023.

Về thị trường bất động sản, ông Hiếu cho biết đang có nguồn cung rất lớn, phần dư thừa đặc biệt ở phân khúc bất động sản cao cấp, các khu nghỉ dưỡng hiện đang bán rất chậm hoặc thậm chí đóng băng. Tuy nhiên phân khúc nhà giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở dành cho người có thu nhập thấp và thu nhập trung bình vẫn có nhu cầu rất cao. Nhưng đây lại là phân khúc mà các nhà đầu tư không mặn mà bởi không tạo ra lợi nhuận cao.

"Thị trường bất động sản trong năm nay sẽ tiếp tục trầm lắng, trừ trường hợp lãi suất có thể điều chỉnh xuống mức thấp và các nhà kinh doanh bất động sản cung cấp những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của xã hội", ông Hiếu đánh giá.

z4090481370546-af3ab683b7d0deb53c06b7f8449bbb5e-8386.jpg

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu

Trong bối cảnh các kênh đầu tư trên không có nhiều "cửa sáng", ông Hiếu cho rằng thị trường vàng lạc quan hơn bởi xung đột giữa Nga và Ukraine khó có thể giải quyết trong năm 2023 và thậm chí sẽ có thể leo thang. Thêm vào đó, vấn đề lạm phát cao ở nhiều nước có thể sẽ còn đẩy giá vàng lên cao hơn nữa.

Tuy nhiên, ông Hiếu lưu ý "đây là một thị trường khá rủi ro ở Việt Nam bởi cần phải theo dõi rất cẩn thận và chặt chẽ tình hình vàng cả trong nước và thế giới".

Tóm lại, theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, đây là giai đoạn mà nhà đầu tư nên "thắt chặt đai an toàn" để hạn chế những rủi ro. Tuy nhiên, ông không phủ nhận trong rủi ro vẫn có các cơ hội và nhà đầu tư nên tranh thủ cơ hội này để tái cơ cấu danh mục cũng như định vị lại khẩu vị rủi ro của mình. Tức là xác định rõ nên đầu tư vào kênh nào, mục tiêu đầu tư như thế nào, không nên đầu tư dàn trải.

Đặc biệt, khi đầu tư vào chứng khoán nào thì phải xác định mức độ rủi ro bao nhiêu, đến mức chốt lời nào đó thì chốt lời, đến mức cắt lỗ nào thì phải cắt lỗ ngay, phải có kỷ luật đầu tư.

"Cá nhân tôi năm nay chọn đầu tư vào những chứng khoán có uy tín tốt, cẩn trọng với trái phiếu và mở rộng đầu tư vào vàng", ông Hiếu chia sẻ.

Nói thêm về kênh đầu tư vàng, ông Tống Quốc Đạt, Trưởng phòng Phân tích thị trường cấp cao của Exness cho rằng, vào thời kỳ kinh tế gặp khó khăn, giá vàng có xu hướng tăng lên, điều này làm cho vàng trở thành một khoản đầu tư tốt cho những người muốn bảo vệ tài sản của họ trong những thời điểm bất ổn. Đặc biệt, vàng có thể hoạt động như một tài sản bảo toàn rủi ro chống lạm phát. Khi lạm phát gia tăng, giá vàng cũng thường tăng theo.

Quảng cáo

"Bất chấp những biến động gần đây trên thị trường, vàng vẫn là một khoản đầu tư ổn định và một số chuyên gia tin rằng quý 1/2023 là thời điểm tốt để giao dịch hoặc đầu tư vào vàng. Họ tin rằng vàng sẽ tiếp tục là tài sản trú ẩn an toàn trong suốt cả năm và giữ giá trị của nó", ông Đạt cho biết.

Cơ hội cho các cổ phiếu có câu chuyện riêng

Đồng quan điểm về việc cần quản trị rủi ro và tái cơ cấu danh mục đầu tư trong năm 2023, ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phân tích - Giám đốc Phát triển năng lực đầu tư, CTCP Chứng khoán VPS đánh giá, TTCK đã trải qua năm khó khăn nhất vào năm 2022, giảm rất sâu về ngưỡng mà nhiều người nghĩ là còn có thể giảm sâu hơn. Tuy nhiên, năm 2023, TTCK sẽ bớt áp lực hơn, khi cường độ tăng lãi suất của Fed giảm dần, lãi suất trong nước hiện đã cao rồi. Dòng tiền thanh khoản của TTCK có thể khó khăn trong 2,3 quý, sau đó sẽ phản ứng tích cực hơn và tăng trở lại.

"Thị trường vẫn cần giai đoạn tích lũy trong một biên độ để tạo nền trong khoảng vài ba tháng để tăng trở lại. Trong lúc như vậy cơ hội sẽ dành cho những cổ phiếu riêng lẻ có câu chuyện riêng. Thị trường chung sẽ không quan trọng bằng các cổ phiếu nhóm ngành, và các nhóm ngành lại không quan trọng bằng cổ phiếu riêng lẻ. Nên các nhà đầu tư cá nhân sẽ quan tâm đến các nhóm ngành, nhất là các cổ phiếu riêng lẻ có câu chuyện hơn", ông Khánh phân tích.

Theo ông Khánh, trong năm nay kênh cổ phiếu sẽ phân hóa vào những nhóm ngành đặc thù như tiện ích, xây dựng, xây lắp, đầu tư công, ngân hàng, hoặc nhóm dược phẩm, điện…

"Nếu mua một vài cổ phiếu tốt và nắm giữ đến cuối năm hoặc năm sau cũng không có vấn đề gì cả hoặc nếu có cơ hội đầu cơ nào đó vào các cổ phiếu có câu chuyện, tăng trong vòng 2,3 tháng thì cũng có thể xem xét đầu tư, tái cơ cấu danh mục, bỏ bớt các cổ phiếu yếu kém đi để tập trung vào các cổ phiếu có cơ hội tăng trưởng", ông Khánh khuyến nghị và tin tưởng năm 2023 thị trường sẽ “tích cực hơn”.

8836eebf71f2abacf2e314-9956.jpg

Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phân tích - Giám đốc Phát triển năng lực đầu tư, CTCP Chứng khoán VPS

Trong khi đó, nhìn nhận về cơ hội đầu tư tại TTCK Việt Nam năm 2023, ông Quan Đức Hoàng, Chủ tịch Hội đồng thành viên A+ Fund khẳng định đây là giai đoạn thích hợp để nhà đầu tư “đánh giá lại”.

Dẫn lại câu tục ngữ "Cái khó ló cái khôn”, ông Hoàng cho rằng trong thời điểm khó khăn nếu biết chọn lọc cơ hội đầu tư nhà đầu tư vẫn có thể tìm được cổ phiếu tốt.

"Tôi ở Việt Nam 28 năm, từ lúc TTCK mới thành lập, tôi chưa bao giờ cảm thấy cơ hội tại thị trường Việt Nam lớn như bây giờ, tất cả các quỹ tôi làm việc cùng cũng nhận thấy như thế. Cơ hội này nhiều thập kỷ mới đến một lần, nó định hình lại mức P/E mới cho thị trường với mức chiết khấu rất sâu, có công ty còn có mức 5-6 thôi. Tôi tin rằng cơ hội này khó lặp lại lần nữa, ít nhất là trong cuộc đời của tôi", ông Hoàng chia sẻ.

Ông Hoàng đánh giá sự sụt giảm của thị trường vừa qua một phần là do tâm lý nhà đầu tư, còn bản chất nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt. Do đó, dòng tiền nhà đầu tư ngoại hiện nay muốn vào Việt Nam vẫn rất lớn và A+ Fund đang tìm cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp để tiến đến sau này có thể đưa các doanh nghiệp lên sàn.

"TTCK ở mức 1.000 điểm như hiện nay cơ hội rất lớn", ông Hoàng nói và bày tỏ không muốn thị trường Việt Nam sẽ như thị trường Ấn Độ (hiện nay 52% chủ sở hữu là người nước ngoài).

"Chúng ta không muốn điều đó. Đây là cơ hội để nhà đầu tư trong nước, cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển cùng thị trường chứng khoán. Nếu chúng ta nghĩ được câu chuyện dài như vậy thì chúng ta có thể tích lũy dần dần để đầu tư", ông nói thêm.

Cũng tại tọa đàm, bên cạnh các kênh đầu tư truyền thông, đánh giá về các kênh đầu tư mới, các chuyên gia có cái nhìn khá tích cực dù thị trường này biến động mạnh trong năm 2022 và dự đoán có nhiều bất ngờ mới trong năm 2023.

Ông Thái Việt Dũng, Giám đốc Exness tại thị trường Việt Nam cho biết, trong thời đại công nghệ phát triển tiên tiến mới, sự lựa chọn sàn giao dịch uy tín và tiên phong trong lĩnh vực công nghệ kết nối nhà giao dịch với tài chính thế giới là một xu hướng.

"Đa dạng hoá tài sản giao dịch phong phú từ nhiều sản phẩm không chỉ từ các tài sản truyền thống như hàng hoá, chứng khoán cơ sở, mà còn với các tài sản khác như tiền tệ, hàng hoá kim loại, tiền kỹ thuật số… Môi trường giao dịch hiện đại, chỉ cần kết nối Internet và thiết bị di động, có thể giúp nhà đầu tư giao dịch mọi lúc mọi nơi", ông Dũng cho hay.

Với kinh nghiệm kết nối đầu tư toàn cầu trong lĩnh vực startup công nghệ blockchain, ông Hadi Maleab, đồng sáng lập và CEO của Agora Group, cho biết: “2022 là một năm ảm đạm đối với không gian tài sản kỹ thuật số và blockchain, với các đồng tiền điện tử lớn bị rớt giá do một số công ty lớn như FTX sụp đổ làm rung chuyển ngành công nghiệp tiền điện tử. Bên cạnh đó, cũng phải nhắc tới ảnh hưởng từ sự sụp đổ của tiền ảo Terra, Luna, quỹ đầu tư Three Arrow Capital,... cùng các yếu tố bên ngoài khác như lãi suất tăng cũng như điều kiện kinh tế nhìn chung".

Tuy nhiên, bước sang năm 2023, ông cho rằng không gian tài sản kỹ thuật số sẽ vượt trội hơn các loại khác. Theo đó, tài sản kỹ thuật số luôn có những cơ hội tốt để đầu tư ở mọi thời điểm, miễn là nhà đầu tư xác định được lĩnh vực tham gia.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới chỉ 4,5%/năm SHB muốn huy động 5.000 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu

Dễ dàng liên kết tài khoản Sacombank vào ứng dụng VNeID nhận an sinh xã hội

Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong công tác thúc đẩy chi trả an sinh xã hội (ASXH) không dùng tiền mặt, đồng thời tăng cường số hóa hoạt động ngân hàng hướng đến nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, Sacombank chính thức triển khai tính năng liên kết/cập nhật tài khoản thanh toán (TKTT) của khách hàng nhận chi trả ASXH trên ứng dụng VNeID.

Cập nhật giấy tờ và sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để không gián đoạn giao dịch tại Sacombank Sacombank báo lãi trong quý III/2024

TPBank kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng lành mạnh và bền vững

Kết thúc quý III, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) đạt hơn 5.460 tỷ đồng lợi nhuận, tín dụng tăng trưởng lành mạnh 14%, lọt Top 100 của Brand Finance với giá trị thương hiệu 461 triệu USD.

Một cổ đông ngoại bất ngờ rời khỏi danh sách nắm từ 1% vốn của TPBank Giá trị thương hiệu của TPBank đạt mốc 461 triệu USD theo Brand Finance Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng hé lộ bí quyết “thấu hiểu khách hàng” của TPBank

Kết thúc quý III, nhiều chỉ tiêu kinh doanh của NCB vượt kế hoạch cả năm

Kết thúc quý III/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB được duy trì ổn định, huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng ở mức cao cho thấy các sản phẩm, dịch vụ của NCB đang ngày càng được khách hàng yêu thích và tin dùng.

NCB nộp hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ lên UBCKNN Tổng Giám đốc Ngân hàng NCB: Chúng tôi chọn hướng đi phù hợp NCB chính thức triển khai mở tài khoản thanh toán từ ứng dụng VNeID và ra mắt website ưu đãi

Sacombank báo lãi trong quý III/2024

Quý III/2024 Sacombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 2.751,7 tỷ đồng, tăng 31,9% so với cùng kỳ năm trước. 9 tháng đầu năm, lợi nhuận đạt 8.094 tỷ đồng, tăng 18%, hoàn thành 76,4% kế hoạch cả năm.

Sacombank đẩy mạnh chuyển đổi số, góp phần tạo động lực tăng trưởng mới cho TP. Hồ Chí Minh Cập nhật giấy tờ và sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để không gián đoạn giao dịch tại Sacombank

Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng hé lộ bí quyết “thấu hiểu khách hàng” của TPBank

Tại sự kiện Smart Banking do NHNN tổ chức, Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng của TPBank đã chia sẻ bí quyết giúp TPBank thấu hiểu khách hàng, tiền đề để tạo ra những sản phẩm phù hợp nhất, đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Thẻ TPBank phát triển bùng nổ với chiến lược cá nhân hóa sắc nét Một cổ đông ngoại bất ngờ rời khỏi danh sách nắm từ 1% vốn của TPBank Giá trị thương hiệu của TPBank đạt mốc 461 triệu USD theo Brand Finance