BẢN LĨNH TRUYỀN THÔNG:

“Thế trận” giữa truyền thông và doanh nghiệp đã “phẳng” và minh bạch hơn trước rất nhiều

Người làm truyền thông giờ đây không còn chỉ tìm phương án giải quyết dựa trên kinh nghiệm làm việc nhiều năm, mà đã gia tăng hàm lượng chất xám trong cơ chế ra quyết định của mình bằng cả số liệu và nghiên cứu các bài học trong quá khứ.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

“Bản lĩnh đan xen nhạy cảm thời cuộc”

Nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào thời kỳ suy thoái thời bình tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua.

Với một ngành nghề nhạy cảm, hàng ngày đối mặt với đủ loại rủi ro như tài chính ngân hàng, ven mạch máu của nền kinh tế chưa bao giờ lại mong manh đến vậy, cũng bởi về cơ bản, kinh doanh tài chính vốn dựa nhiều trên nền tảng của uy tín và niềm tin, mọi loại rủi ro có thể xảy đến đều quy về duy nhất một thứ rủi ro là uy tín.

Nhưng bài học của khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ và châu Âu trong thời gian qua minh chứng một điều, hóa ra, sự chuẩn mực trong kinh doanh coi trọng uy tín, thể diện và niềm tin đôi khi ở mức bảo thủ của người châu Á đã phát huy tác dụng rất mạnh trong khủng hoảng.

Ngay sau sự sụp đổ của các nhà băng lớn ở Mỹ và châu Âu, dòng tiền không bỗng dưng đổ ồ ạt vào các tài sản và nhà băng ở bên kia bán cầu. Các nhà đầu tư dù ở đâu trên thế giới, rồi cũng sẽ tự cho mình một lý do để tìm đến nơi họ nhận thấy niềm tin và văn hóa kinh doanh đã được xây dựng một cách bài bản, vững chắc và lâu đời.

Để đối phó với những thách thức của khủng hoảng thông tin mà đúng hơn là khủng hoảng niềm tin, doanh nghiệp và người làm truyền thông đều xây dựng cho mình đầu tiên là bản lĩnh và cả sự nhạy cảm thời cuộc, hai thứ này luôn được tôi luyện đan xen.

Nếu doanh nghiệp có sự tự tin và kiên định, thì trong những thời điểm khó khăn, khi nhiều thông tin tiêu cực đang lan truyền, người làm truyền thông sẽ dò được sự nhạy cảm, để luôn đảm bảo được giá trị và luồng thông tin của doanh nghiệp được truyền tải đúng cách và đến đúng đối tượng.

“Không bao giờ có giải pháp hoàn hảo”

Bản lĩnh ở đây còn là sự chấp nhận một thực tế: không bao giờ tồn tại những giải pháp, những hướng đi hoàn hảo, mà chỉ có những hướng tiếp cận và quyết định phù hợp nhất với tình hình.

Và có lẽ lâu nay người làm truyền thông đã không còn chỉ tìm phương án giải quyết dựa trên kinh nghiệm làm việc nhiều năm, mà đã gia tăng hàm lượng chất xám trong cơ chế ra quyết định của mình bằng cả số liệu và nghiên cứu các bài học trong quá khứ.

Khủng hoảng của một doanh nghiệp cùng ngành không làm ta vô can, trái lại nó còn làm ta sẵn sàng khi cơn dông ập đến.

So với khoảng 7-10 năm trước đây, “thế” trận giữa truyền thông và doanh nghiệp tại Việt Nam đã “phẳng” và minh bạch hơn trước rất nhiều, khi ngày càng bị ràng buộc bởi pháp lý và các quy định kiểm soát thông tin. Tuy nhiên, việc bảo vệ uy tín thương hiệu, củng cố niềm tin vẫn luôn là một thách thức, bởi chính sự phát triển của các loại hình truyền thông mới, nhanh và ám thị hơn, đòi hỏi sự ứng biến đa dạng và tâm thế sẵn sàng các phương án bảo vệ thương hiệu, gia cố “pháo đài niềm tin”.

“Linh hoạt là chìa khóa của ổn định”

Ở một khía cạnh khác, sự linh hoạt cũng là chìa khóa của sự ổn định, điều này càng đúng với câu chuyện của truyền thông doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại. Sự ổn định thường đi đôi với những điều vững chắc, nhưng trong trạng thái bất ổn định, sự linh hoạt lại giúp chúng ta thích nghi và dễ dàng thiết lập trạng thái ổn định của thương hiệu, mà không lo ngại việc rơi vào vòng xoáy của thị trường.

Linh hoạt còn là sự đảm bảo nội bộ doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn và thực tế về vấn đề đang diễn ra. Các cụ nói “trong ấm thì ngoài êm” là hoàn toàn chính xác, chỉ khi nội bộ ổn định, ổn định ngay cả trong trạng thái cần linh hoạt, thì doanh nghiệp mới mong có thể xử lý các vấn đề thông tin ở bên ngoài thuận lợi.

Đối diện với những thông tin gây nhiễu loạn có cơ hội bùng phát, gây ra phản ứng tiêu cực, đặc biệt là trên mạng xã hội.một lần nữa chính doanh nghiệp cũng cần giúp khách hàng linh hoạt hơn với truyền thông và nhìn nhận đa chiều thông tin. Chúng ta không chỉ giúp bản thân chọn lọc thông tin cẩn thận hơn, mà còn phải chủ động giúp công chúng “học” được cách chọn lọc và nhìn nhận thông tin.

Sẵn sàng đưa ra những thông tin đa chiều, để làm rõ và kèm theo các hàm lượng “phổ biến kiến thức” cũng là cách thể hiện ứng xử văn minh cần có với khách hàng ở các doanh nghiệp chân chính, muốn phát triển bền vững.

“Dự đoán xu hướng, dự báo các nguy cơ”

Ngoài ra, với thời đại số đa nền tảng hiện nay, các công ty cần có một chiến lược truyền thông hiện đại và sáng tạo, tận dụng mọi nền tảng để thu hút sự chú ý của khách hàng, qua đó tạo niềm tin cho họ.

Việc sử dụng đa nền tảng truyền thông xã hội và quảng cáo trực tuyến có thể giúp doanh nghiệp giữ liên lạc với khách hàng của mình thông qua những thông điệp tích cực một cách chủ động và thường xuyên.

Cuối cùng, cũng không kém phần quan trọng, nhiều doanh nghiệp vốn dĩ đã có một hệ thống giám sát và phản hồi nhanh chóng, để đối phó với các thông tin “tiêu cực”, nhưng vẫn cần hơn một kế hoạch dự đoán xu hướng và dự báo các nguy cơ có thể xảy ra.

Điều này giúp cho doanh nghiệp không chỉ đáp ứng và phản hồi kịp thời trước tình huống không mong muốn, mà còn có những sự chuẩn bị từ xa, bồi đắp bằng các chiến dịch truyền thông để truyền tải thông tin tích cực và giúp xây dựng niềm tin của khách hàng.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Nhịp cầu doanh nghiệp

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, là vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, mà còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.

Cùng PVcomBank trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect.

Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Với sự cải tiến vượt bậc về công nghệ, ứng dụng ngân hàng số phiên bản mới - PVConnect của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) không chỉ mang đến những trải nghiệm khác biệt, hiện đại, mà còn tập trung tối ưu tương tác với người dùng, đảm bảo mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng đều trở nên nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng.

"Siêu ưu đãi phí" - BAC A BANK tiếp tục trợ lực giúp doanh nghiệp kinh doanh bứt tốc

"Siêu ưu đãi phí" - BAC A BANK tiếp tục trợ lực giúp doanh nghiệp kinh doanh bứt tốc

Từ nay đến hết ngày 31/12/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình ưu đãi phí dịch vụ "Siêu ưu đãi phí - Bứt tốc kinh doanh” dành cho khách hàng doanh nghiệp với những ưu đãi hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu giao dịch đa dạng, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động, hướng tới các mục tiêu tăng trưởng dài hạn.

Chat với BizLIVE