Tổng Giám đốc Ngân hàng NCB: Chúng tôi chọn hướng đi phù hợp

Lựa chọn chuyển đổi toàn diện theo chiến lược mới trong bối cảnh hậu khủng hoảng kép, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) đã ghi những dấu mốc tích cực và ấn tượng trong thời gian qua.

ong-ta-kieu-h-ung-tong-gia-m-doc-ngan-hang-ncb-2-.jpg
Ông Tạ Kiều Hưng – Tổng Giám đốc NCB

Nhân dịp kỷ niệm 29 năm thành lập ngân hàng, chúng tôi đã có buổi trò chuyện với ông Tạ Kiều Hưng – Tổng Giám đốc NCB về hành trình “lội ngược dòng” của nhà băng này.

Phóng viên: Xin chào ông! Hơn hai năm trước, NCB được biết tới như một trong những ngân hàng “tí hon” trong hệ thống và đang nỗ lực tái cơ cấu. Nhưng hiện tại chân dung của NCB đã khác rất nhiều?

Ông Tạ Kiều Hưng: Hai năm qua đánh dấu nhiều cột mốc quan trọng của NCB sau thời gian ổn định nội tại và xây dựng bản lề cho chặng đường phát triển mới. Chúng tôi đang hoàn tất các thủ tục theo quy định để tăng vốn điều lệ từ 5.601 tỷ đồng lên hơn 11.800 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành tăng vốn vào quý IV/2024. Theo lộ trình, NCB sẽ tiếp tục tăng vốn và dự kiến quy mô vốn điều lệ của NCB sẽ đạt hơn 29.000 tỷ đồng vào năm 2028.

NCB cũng khai trương trụ sở mới nằm tại một trong những vị trí đắc địa của thủ đô Hà Nội và quy hoạch lại mạng lưới, nâng cấp cơ sở vật chất trên toàn hệ thống. Qua đó, chúng tôi kỳ vọng mang tới trải nghiệm mới đến khách hàng và điều kiện làm việc tốt cho cán bộ nhân viên.

Dấu mốc quan trọng nhất là NCB đã cùng với đối tác tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới xây dựng Chiến lược mới của ngân hàng và đã quyết liệt triển khai từ đầu năm 2024 bằng mọi nguồn lực.

Đến nay, NCB đang đầu tư mạnh vào chuyển đổi số để nâng cao trải nghiệm khách hàng và tạo được niềm tin ngày càng vững chắc trong cộng đồng, được ghi nhận bởi hàng loạt giải thưởng uy tín và những con số tăng trưởng khả quan, đặc biệt về tổng tài sản, tăng trưởng khách hàng, huy động vốn và hoạt động dịch vụ trong bối cảnh nhiều thách thức của thị trường và của công cuộc tái cơ cấu.

Phóng viên: Như vậy là ngân hàng cũng đã có những mục tiêu mới ngoài câu chuyện tái cơ cấu vẫn đang được thị trường biết đến lâu nay?

Ông Tạ Kiều Hưng: Tái cơ cấu ngân hàng là một chặng đường đòi hỏi sự quyết liệt, bền bỉ và nhiều nỗ lực. Năm vừa qua cũng là quãng thời gian chúng tôi có bước tiến mới trong công tác tái cơ cấu. Với sự đồng hành của các đơn vị tư vấn uy tín hàng đầu thế giới và tại Việt Nam trong lĩnh vực tái cấu trúc ngân hàng, NCB đã xây dựng Phương án cơ cấu lại (PACCL) ngân hàng tầm nhìn đến 2030. Đến nay, NCB là tổ chức tín dụng đầu tiên tại Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước xem xét cho ý kiến và cấp có thẩm quyền đã phê duyệt PACCL.

ncb-co-nhieu-uu-ai-khach-hang.jpg
NCB đang đầu tư mạnh vào chuyển đổi số để nâng cao trải nghiệm khách hàng

Chúng tôi đã bắt tay vào triển khai khẩn trương và quyết liệt theo lộ trình từ quý II vừa qua và đặt mục tiêu sẽ hoàn thành PACCL vào năm 2029, đưa NCB trở thành một trong những ngân hàng uy tín, lành mạnh và hiệu quả.

Tuy nhiên, câu chuyện tập trung giải quyết các tồn đọng và khắc phục toàn diện các vấn đề tồn tại không có nghĩa là chúng tôi dừng phát triển và làm mới mình. Như tôi đã chia sẻ, NCB vẫn đang song song triển khai quyết liệt chiến lược mới, với sự quyết tâm cao nhất của toàn bộ hệ thống và sự đầu tư mạnh mẽ bằng mọi nguồn lực.

Chúng tôi chọn lối đi phù hợp để trở thành ngân hàng cung cấp dịch vụ và giải pháp tài chính được yêu thích trên thị trường. Chúng tôi gọi quãng thời gian này là “hành trình vươn mình” tới những tiêu chuẩn mới để đóng góp nhiều hơn đến sự phát triển của xã hội.

Phóng viên: Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về Chiến lược mới của NCB được không, thưa ông?

Quảng cáo

Ông Tạ Kiều Hưng: NCB đã lựa chọn cho mình Chiến lược phát triển ngân hàng với tầm nhìn dài hạn là mang lại các trải nghiệm mới trong lĩnh vực ngân hàng thông qua tư duy đổi mới, sáng tạo, tiên phong phát triển các sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ tân tiến, hướng tới trở thành ngân hàng có trách nhiệm với xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng mà NCB phục vụ.

Trong đó với giai đoạn trong 5 năm tới, NCB sẽ triển khai xây dựng sản phẩm ở lĩnh vực quản lý gia sản thông qua công nghệ để cung cấp đến nhóm khách hàng đại chúng khi mà nhu cầu đầu tư tài chính bài bản, dài hạn của phân khúc này được dự báo là sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Tuy nhiên đây cũng là một thị trường có rất nhiều thách thức do đây là lĩnh vực mới mẻ và có nhiều rào cản cho phân khúc đại chúng để tham gia và vào đầu tư dài hạn – chuyên nghiệp.

NCB sẽ nỗ lực để mang đến những sản phẩm sáng tạo với sự hỗ trợ của công nghệ để cung cấp cho khách hàng những giải pháp quản lý tài chính tương tự như thị trường quốc tế với trải nghiệm đơn giản và hiện đại.

Phóng viên: Trong bối cảnh hậu COVID và khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, nhưng NCB lại chọn việc khó gấp đôi. Tại sao lại như vậy?

Ông Tạ Kiều Hưng: Quả thực đại dịch COVID-19 và khủng hoảng kinh tế đã gây những ảnh hưởng nặng nề cả trực tiếp và gián tiếp cho hệ thống ngân hàng và NCB cũng không phải ngoại lệ.

Là một ngân hàng nhỏ, chúng tôi gặp rất nhiều thách thức. Nhưng ngay cả ở những thời khắc “giông bão” nhất, chúng tôi may mắn luôn có sự thống nhất và quyết tâm cao của cả hệ thống, đó là quyết tâm biến thách thức thành cơ hội. Cơ hội cho sự chuyển đổi toàn diện, cơ hội cho sự chuyển mình sang phiên bản mới vượt trội hơn, cơ hội dành cho những người chọn “lách khe cửa hẹp” để vươn tới thành công khác biệt.

Cái mà thị trường đánh giá là bất lợi, chúng tôi lại nhìn nhận trên góc độ lợi thế. Nhiều người gọi chúng tôi là một ngân hàng “nhỏ”, tôi xin dùng một cụm từ khác để làm động lực cho bản thân chúng tôi, đó là ngân hàng “nhỏ nhưng có võ”. Và chính đặc điểm quy mô nhỏ giúp chúng tôi có thể chuyển đổi và thích nghi linh hoạt bên cạnh việc xác định cho mình một tầm nhìn dài hạn đúng đắn. NCB có thể áp dụng nhanh hơn, hiệu quả hơn, gọn nhẹ hơn và thuận lợi hơn các giải pháp mới, mô hình mới và công nghệ mới.

Đồng thời, chúng tôi lựa chọn cách đi “đứng trên vai những người khổng lồ” khi có sự đồng hành của các đối tác lớn uy tín hàng đầu thế giới và khu vực như GCP, E&Y, KPMG, CMC Telecom và LUMIQ, Zoho Corporation… giúp chúng tôi các lợi thế về tri thức và công nghệ để thực hiện “hành trình vươn mình”.

ncb-hop-tac-voi-hang-loat-doi-tac-lon.jpg

Đặc biệt, chúng tôi cũng đã và đang nhận được sự ủng hộ và chỉ đạo rất sát sao của các cơ quan quản lý cho giai đoạn thực hiện PACCL. Đó là nền tảng vô cùng quan trọng cho NCB co thể tự tin bước đi theo lộ trình minh bạch tài chính.

Phóng viên: Vậy xin ông cho biết NCB đang ở chặng nào của hành trình?

Ông Tạ Kiều Hưng: Con tàu của chúng tôi đã khởi động bánh đà và bay vào quỹ đạo với sự đồng lòng của cả hệ thống. Các nguồn lực về vốn, hạ tầng và giải pháp công nghệ, năng lực điều hành và nguồn lực con người, sản phẩm dịch vụ,… đều đã được NCB triển khai mạnh mẽ để đáp ứng được nhu cầu của công cuộc chuyển đổi số toàn diện và xây dựng một NCB mới theo chiến lược đã đề ra.

Năm qua, NCB đã ký kết hợp tác triển khai hàng loạt giải pháp như: Giải pháp Điện toán Đám mây và Nền tảng dữ liệu data lake trên nền tảng Google Cloud, nền tảng Quản lý Quan hệ Khách hàng (CRM), Nền tảng Trí tuệ nhân tạo và học máy (AI/ML), dự án Decision Engine,… với các đối tác công nghệ hàng đầu thế giới và cùng với Công ty TNHH Thuế và tư vấn KPMG triển khai các dự án nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với chiến lược phát triển của NCB trong vòng 05 năm tới.

Chúng tôi có sự tham gia đồng hành của nhiều nhân sự cao cấp là chuyên gia trong và ngoài nước đầy tài năng và kinh nghiệm để giúp NCB triển khai lộ trình chuyển đổi. Hiện chúng tôi cũng đang rốt ráo triển khai để sẵn sàng cho ra mắt nhận diện thương hiệu mới và Mobile App với giao diện mới, các tính năng thực sự độc đáo vào năm sau.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông và chúc NCB sẽ có những bước tiến đột phá trong tuổi mới.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Ngân hàng số thế hệ mới – Cơ hội sở hữu “viên ngọc quý” cho nhà đầu tư ngoại?

Lần đầu tiên về mặt lý thuyết, các nhà đầu tư đến từ các quốc gia có khả năng tiếp cận quyền sở hữu 100% đối với một giấy phép ngân hàng — trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước đã tạm dừng cấp phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài kể từ năm 2017.

Một ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng tới 131% Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Khu vực 12 đạt 0,86% Ngân hàng tạo sức bật cho thị trường, sóng khoáng sản được tái kích hoạt

MB phát động chương trình trồng 1 triệu cây xanh cho Trường Sa

Ngày 2/4, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) phối hợp cùng Quân chủng Hải quân phát động chương trình “HiGreen Trường Sa” với mục tiêu trồng một triệu cây xanh tại huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam.

MB có thêm 2 cổ đông nắm trên 1% vốn Định giá thương hiệu MB đạt gần 1,6 tỷ USD, tăng 59 bậc lên vị trí 168 trong Top 500 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu 2025 của Brand Finance MB tăng tốc gói vay "Dream Home" – Giúp người trẻ chạm tay vào tổ ấm

Vietbank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 55%, sẽ chuyển sàn trong năm 2025 - 2026

Năm 2025, Vietbank dự kiến lợi nhuận trước thuế đạt 1.750 tỷ đồng, tăng 55% so với kết quả 2024. Nhà băng này cũng cho biết sẽ cân nhắc lựa chọn thời điểm chuyển lên sàn HOSE vào năm 2025 hoặc 2026.

25 cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ Vietbank Vietbank mua lại hai lô trái phiếu với tổng giá trị 400 tỷ đồng

MSB lên kế hoạch thoái vốn TNEX Finance, mua lại một công ty chứng khoán

MSB sẽ trình cổ đông thông qua phương án tìm kiếm đối tác chiến lược để chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn tại TNEX Finance nhằm tối ưu nguồn lực và tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.

9 cổ đông nắm gần 34% vốn của MSB MSB phải vượt nhiều thách thức để hoàn thành mục tiêu lợi nhuận năm Rox Key Holdings đăng ký bán hơn 24 triệu cổ phiếu MSB

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tháng 4/2025: Điều chỉnh giảm nhẹ

Biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm VND thường tại quầy của các ngân hàng trong ngày đầu tháng 4/2025 cho thấy, lãi suất tiền gửi tiết kiệm được điều chỉnh giảm so với tháng trước, với mức giảm từ 0,1 - 1,05%. Theo giới phân tích, NHNN sẽ tiếp tục điều hành lãi suất ổn định để đảm bảo phù hợp với lãi suất chung của nền kinh tế cũng như phù hợp với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác.

Tránh tăng đột ngột lãi suất sau thời hạn ưu đãi Ngân hàng Nhà nước có thể nâng lãi suất điều hành ngay trong quý II Fed vẫn thận trọng điều hành lãi suất trong bối cảnh thuế quan mới

Bac A Bank đặt kế hoạch lợi nhuận khiêm tốn năm 2025, mục tiêu tăng vốn lên 12.351 tỷ đồng

Năm 2025, Bac A Bank đề ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 1.300 tỷ đồng, chỉ tăng 4,4% so với năm trước, đồng thời nhà băng này dự kiến tăng vốn điều lệ lên gần 12.351 tỷ đồng, tương ứng tăng 40%.

Bac A Bank dừng triển khai chào bán gần 90 triệu cổ phiếu Bac A Bank dự kiến tăng vốn lên hơn 10.500 tỷ đồng