Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ thanh tra quản lý nhà nước về xăng dầu

Kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu chỉ ra nhiều vi phạm, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ, tài liệu để xem xét, xử lý.

Bộ Công Thương thiếu kiểm tra, giám sát, quản lý lỏng lẻo kinh doanh xăng dầu. (Ảnh:Int)
Bộ Công Thương thiếu kiểm tra, giám sát, quản lý lỏng lẻo kinh doanh xăng dầu. (Ảnh:Int)

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu. Đồng thời cho biết đã phát hiện ra nhiều sai phạm, thiếu kiểm tra, giám sát, quản lý lỏng lẻo…

Bộ Công Thương thiếu kiểm tra, giám sát

Theo thông báo kết luận, hàng năm thị trường trong nước tiêu thụ khoảng 18,5-20,5 triệu tấn xăng dầu, trong đó xăng dầu sản xuất trong nước đáp ứng khoảng 14,3 triệu tấn.

Thanh tra Chính phủ cho biết, hơn 5 năm qua, Bộ Công Thương đã cấp 37 giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu (không gồm 4 giấy phép kinh doanh xăng dầu hàng không) và 347 giấy phép làm thương nhân phân phối bán lẻ.

Một trong những điều kiện để được cấp phép doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, theo Nghị định 83/2014, là phải có kho, bể xăng dầu hoặc thuê đơn vị khác từ 5 năm trở lên. Việc này dẫn tới thực tế, doanh nghiệp, thương nhân phân phối thuê kho theo mùa vụ để được cấp giấy phép. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới vi phạm cấp phép của Bộ Công Thương.

Thực tế, sau khi được cấp phép, nhiều thương nhân đầu mối đã không đảm bảo được hệ thống phân phối xăng dầu. Nhiều hợp đồng thuê kho, bể chứa không phát sinh gửi hàng, thanh lý hợp đồng... ảnh hưởng tới nguồn cung của thị trường.

"Bộ Công Thương đã thiếu kiểm tra, giám sát, quản lý lỏng lẻo và không kịp thời phát hiện các vi phạm trong duy trì điều kiện kho, bể chứa và hệ thống phân phối", kết luận thanh tra nêu.

Do Bộ Công Thương quản lý lỏng lẻo nên trong gần 3 năm (từ 2017 đến tháng 9/2022) một số thương nhân phân phối bán cho đầu mối sai quy định khoảng 828.963 m3 để hưởng tiền chiết khấu, chênh lệch giá bất hợp pháp. Ngoài ra, doanh nghiệp đầu mối đã không tạo nguồn theo quy định, ảnh hưởng tới nguồn cung xăng dầu của thị trường. “Đây là nguyên nhân dẫn tới gián đoạn nguồn cung vào năm 2022”, kết luận nêu.

Tại thời điểm ngày 30/6/2022, dự trữ xăng dầu quốc gia chỉ đạt khoảng 7 ngày, không đáp ứng mức dự trữ xăng dầu tại quyết định 2091/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020 là 10 ngày..

Quảng cáo

Việc quản lý lỏng lẻo của Bộ Công Thương còn dẫn tới hoạt động kinh doanh xăng dầu diễn biến phức tạp, nhiều hành vi mua bán trái quy định, phá vỡ các nguyên tắc của Nghị định 83/2014. Chẳng hạn, Công ty cổ phần thương mại và Dầu khí Đồng Tháp ủy quyền việc mua bán xăng dầu cho các doanh nghiệp không phải công ty con, không đủ điều kiện làm thương nhân phân phối.

Hay Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) ủy quyền cho các công ty con ký hợp đồng mua, bán xăng dầu với thương nhân đầu mối khác và bán tái xuất xăng dầu, sản lượng hơn 4,46 triệu m3. Các công ty con của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Long Hưng bán xăng dầu cho công ty mẹ, mua xăng dầu của các đơn vị đầu mối, phân phối khác...

Bất cập trong quản lý, sử dụng quỹ bình ổn

Ngoài vi phạm cấp giấy phép, việc quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu cũng tồn tại nhiều bất cập.

Theo kết luận thanh tra, trong hơn 5 năm, liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định chi từ Quỹ bình ổn giá khi giá nhiên liệu chưa tăng, số tiền gần 1.143 tỷ đồng và chi bình ổn cao hơn mức tăng giá hơn 318 tỷ.

Trong 1,5 năm (từ kỳ điều hành ngày 1/1/2017 đến 23/4/2018), văn bản điều hành giá của cơ quan quản lý không rõ ràng, dẫn tới 19 doanh nghiệp đầu mối trích lập sai Quỹ bình ổn xăng dầu với xăng RON 95 hơn 1.013 tỷ đồng. Các doanh nghiệp này cũng chi sai từ quỹ gần 680 tỷ.

Theo quy định, Quỹ bình ổn giá chỉ được sử dụng trong trường hợp cấp bách, khi giá tăng cao bất thường ảnh hưởng tới đời sống người dân, song thực tế liên Bộ Công Thương – Tài chính sử dụng quỹ này liên tục trong thời gian dài, khi không có biến động về giá. Việc này cũng dẫn tới đùn đẩy trách nhiệm, thiếu quy chế phối hợp, phân công giữa Bộ Tài chính – cơ quan chủ trì quỹ và Bộ Công Thương – cơ quan phối hợp trong quản lý Quỹ bình ổn, kiểm tra, giám sát thương nhân xăng dầu đầu mối.

Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra, Ngân hàng Nhà nước chưa ban hành văn bản hướng dẫn các ngân hàng thương mại quản lý Quỹ bình ổn, dẫn tới 7 doanh nghiệp sử dụng quỹ sai mục đích bình ổn giá, tổng tiền hơn 7.927 tỷ đồng. Số tiền này đã được doanh nghiệp để tại tài khoản thanh toán trong nhiều kỳ, không kết chuyển về tài khoản quỹ.

Trong đó, 3 doanh nghiệp đã trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn với khối lượng xăng dầu vượt sổ sách, dẫn tới trích lập sai gần 4,8 tỷ đồng và chi sai từ quỹ này gần 22,6 tỷ. Một doanh nghiệp trích lập thiếu vào quỹ hơn 3 tỷ đồng, và một đơn vị thực hiện sai nguyên tắc kế toán số tiền điều chỉnh vào quỹ gần 10,3 tỷ đồng.

Tuy nhiên, cơ quan quản lý (Bộ Công Thương, Tài chính) không nắm rõ số dư đầu kỳ, số trích lập, sử dụng hay lãi của quỹ này tại một số doanh nghiệp khi ba năm liên tiếp các doanh nghiệp đầu mối và ngân hàng thương mại nơi họ mở tài khoản Quỹ bình ổn xăng dầu không gửi sao kê.

Trước những vi phạm trong sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu, kê khai nộp thuế bảo vệ môi trường, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ, tài liệu để xem xét, xử lý tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức, Công ty TNHH Thương mại vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil, Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà....

Thanh tra Chính phủ cũng chuyển kết luận đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý có liên quan tới những tồn tại, vi phạm.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chính trị - Xã hội

Thách thức lớn nhất của FED dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump là xác định lãi suất trung tính?

Cổ phiếu đã tăng giá kể từ cuộc bầu cử Tổng thống, trong khi trái phiếu bị cuốn vào cuộc giằng co giữa xu hướng tăng và giảm giá, với những người tham gia ở cả hai thị trường đang cố gắng dự đoán hướng đi của nền kinh tế Mỹ dưới thời chính quyền Trump sắp

Fed tiếp tục hạ lãi suất ở mức 0,25%, chỉ ra một động lực quan trọng của nền kinh tế Mỹ đang suy yếu Chứng khoán Mỹ chốt phiên giảm điểm sau phát biểu của Chủ tịch Fed

Trung Quốc thông báo giảm thuế xuất khẩu đối với 209 sản phẩm

Số liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố gần đây cho thấy xuất khẩu của nước này trong tháng Tám tăng gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt khoảng 309 tỷ USD, cao nhất từ tháng 9/2022.

Giá nhà mới tại Trung Quốc giảm mạnh "Làm gì cũng đứng nhất", Trung Quốc vẫn chưa chịu dừng lại: Tham vọng chiếm lĩnh một thứ chưa ai đụng tới

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT), áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) từ ngày 1/1/2025 đến hết ngày 30/6/2025.

Nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT để "khoan sức dân" Quốc hội thông qua giảm 2% thuế VAT đến hết 30/6/2024

Cục Dự trữ liên bang Mỹ không vội hạ lãi suất khi nền kinh tế mạnh

Chủ tịch Fed cho hay tính đến thời điểm hiện tại, nền kinh tế không phát đi những tín hiệu đòi hỏi Fed phải sớm cắt giảm lãi suất và ngược lại, Fed sẽ đi chậm lại nếu các số liệu cho phép.

Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Ngưỡng doanh thu 200 triệu đồng/năm bán hàng hoá dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng?

Tại buổi thảo luận ở Quốc hội về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng, liên quan đến doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng, dự thảo quy định mức ngưỡng 200 triệu đồng/năm.

Nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT để "khoan sức dân" Quốc hội thông qua giảm 2% thuế VAT đến hết 30/6/2024

Phấn đấu GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%

Chiều ngày 9/11, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 nhằm đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024. Buổi họp báo dưới sự chủ trì, điều hành của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn

VNDIRECT nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 lên 6,9% 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

10 tháng chỉ giải ngân được 52,46% trong khi mục tiêu cả năm là 95%: Bộ Kế hoạch và Đầu tư có giải pháp gì?

Theo báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội, 9 tháng đầu năm chúng ta mới giải ngân được hơn 47%, còn theo báo cáo mới nhất, 10 tháng giải ngân được 52,46%. Mục tiêu đề ra là phải giải ngân được 95% trong khi thời gian còn có 2 tháng.

Nhiều vướng mắc, giải ngân đầu tư công từ nguồn vốn nước ngoài đến nay mới đạt 8,58% Gói 120.000 tỷ cho nhà ở xã hội mới giải ngân được 1.234 tỷ đồng sau hơn một năm

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Với 440/440 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đại biểu Quốc hội khóa XV, giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Đại tướng Tô Lâm được bầu làm Chủ tịch nước Chủ tịch nước Tô Lâm được bầu giữ chức Tổng Bí thư

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để thảo luận, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam và triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương thực hiện bồi thường bảo hiểm nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời do bão số 3 và mưa lũ sau bão Chính phủ ban hành quy định mới “gỡ vướng” cho loạt dự án nhà ở xã hội và thương mại