Tập đoàn Evergrande công bố hai năm kinh doanh khó khăn

Kết quả kinh doanh mới nhất cho thấy Evergrande đã chật vật như thế nào trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nhà đất gây tổn hại đến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới trong 2 năm qua.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tập đoàn bất động sản China Evergrande của Trung Quốc công bố thua lỗ ước tính hơn 81 tỷ USD trong vòng 2 năm. Trước đó tập đoàn này đã trì hoãn công bố kết quả kinh doanh trong nỗ lực đưa cổ phiếu giao dịch trở lại và hoàn tất một trong những đợt tái cơ cấu các khoản nợ lớn nhất trong lịch sử doanh nghiệp Trung Quốc, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Evergrande công bố thua lỗ ước tính khoảng 105,9 tỷ nhân dân tệ tương đương 14,8 tỷ USD trong cả năm 2022, trong khi đó thua lỗ của năm trước đó là 476 tỷ nhân dân tệ, theo hồ sơ doanh nghiệp nộp lên Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore vào cuối ngày thứ Hai cho hay.

Kết quả kinh doanh mới nhất cho thấy Evergrande đã chật vật như thế nào trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nhà đất gây tổn hại đến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới trong 2 năm qua sau khi chính phủ hạn chế tín dụng với các doanh nghiệp bất động sản và người tiêu dùng. Đây là lần đầu tiên doanh nghiệp có hai năm thua lỗ liên tiếp tính từ khi niêm yết cổ phiếu vào năm 2009.

Trong năm 2021, doanh thu của Evergrande giảm một nửa xuống còn khoảng 250 tỷ nhân dân tệ và rồi đến năm ngoái tiếp tục giảm thêm xuống 230 tỷ nhân dân tệ, thấp hơn so với kỳ vọng của các chuyên gia Bloomberg. Dù rằng mức thua lỗ giảm so với năm 2021, tình trạng này trái ngược hoàn toàn với lợi nhuận 8 tỷ nhân dân tệ vào năm 2020.

Tình trạng nợ nần của doanh nghiệp bất động sản này tăng vọt, tổng nợ của tập đoàn tăng lên mức 2,58 nghìn tỷ nhân dân tệ tức khoảng gần 360 tỷ USD tính đến cuối năm 2021. Con số này giảm nhẹ xuống 2,44 nghìn tỷ nhân dân tệ tính đến cuối tháng 12/2022.

Kết quả công bố mới nhất giúp các trái chủ của Evergrande ở nước ngoài có thêm thông tin để cân nhắc khi mà họ đón nhận thông tin về quá trình tái cơ cấu nợ của tập đoàn. Evergrande cho biết sẽ có các cuộc họp vào ngày 24 và 25/7/2023 với đại diện của các trái chủ.

Vào tháng 4/2023, đại diện doanh nghiệp bất động sản này công bố khoảng 77% trái chủ nắm giữ trái phiếu hạng A của doanh nghiệp ủng hộ kế hoạch này, trong khi chỉ 30% trái chủ nắm trái phiếu loại C ủng hộ.

Cổ phiếu Evergrande nhiều khả năng sẽ sớm được giao dịch trở lại sau khi hãng này công bố kết quả mới nhất và nhiều khả năng Evergrande sẽ sớm nhận được chấp thuận với kế hoạch tái cơ cấu của doanh nghiệp. Tổng tiền mặt hiện có của Evergrande hiện ước tính khoảng 4,3 tỷ nhân dân tệ trong khi đó nợ ngắn hạn ước tính 587 tỷ nhân dân tệ.

Kết quả mới nhất cho thấy tình trạng tài chính thực tế của doanh nghiệp bất động sản này. Những gì diễn ra xung quanh Evergrande có thể coi như “đại diện” cho tình trạng suy giảm của thị trường bất động sản Trung Quốc. Số lượng nhà mới tại Trung Quốc tháng 6/2023 giảm lần đầu tiên trong năm nay, nó cho thấy việc người mua đang thiếu quan tâm đến thị trường bất động sản.

Đầu năm 2023, nhiều chuyên gia đã lạc quan về khả năng kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi nhanh nhờ vào hoạt động mua sắm trả thù, ăn uống ở ngoài và đi lại. Trong nửa đầu năm nay, khi người dân đương đầu với tình trạng thất nghiệp tăng cao, thu nhập sụt giảm cũng hạn chế chi tiêu nhiều hơn, ngoài ra còn phải xét đến hiệu ứng tài sản suy giảm từ việc thị trường bất động sản khó khăn, chính vì vậy người dân cũng ngại chi tiêu hơn.

Tần suất đi lại của người dân trong nội địa Trung Quốc vào dịp lễ hội gần nhất thấp hơn so với trước đại dịch COVID-19, doanh số bán ô tô giảm so với cùng kỳ năm trước. Một yếu tố khác kéo lùi tiêu dùng chính là thất nghiệp trong thanh niên Trung Quốc đặc biệt cao, cao đến gấp 4 lần tỷ lệ thất nghiệp nói chung tại khu vực đô thị.

Chính phủ Trung Quốc đã cố gắng siết chặt kiểm soát với các doanh nghiệp bất động sản trong năm 2022 nhằm giảm rủi ro với hệ thống tài chính. Động thái này đã kéo giá bất động sản giảm đi và nhiều doanh nghiệp yếu hơn vỡ nợ. Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản ngừng xây dựng những ngôi nhà mà họ đã bán nhưng chưa thể bàn giao, chính vì vậy người mua nhà ngừng trả tiền thế chấp.

Tình hình thị trường rối ren như vậy có thể coi như “hồi chuông cảnh tỉnh” với nhiều người Trung Quốc vốn coi bất động sản như loại hình đầu tư an toàn, công cụ trữ tài sản. Cuối năm ngoái, chính phủ Trung Quốc cũng đã đưa ra động thái cứu thị trường, thế nhưng dường như các biện pháp cũng không có nhiều tác động.

Số liệu về mục tiêu tăng trưởng GDP của Trung Quốc chính thức khoảng 5% trong năm nay. Trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo chỉ tăng trưởng 2,8% trong năm 2023, con số 5% dường như vẫn quá tốt. Tuy nhiên, cũng phải xét đến thực tế rằng Trung Quốc áp dụng biện pháp hạn chế đi lại ngăn dịch COVID-19 trong phần lớn thời gian của năm 2022, chính vì vậy hiệu ứng nền so sánh thấp.

Còn nếu loại bỏ đi yếu tố nói trên, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng khoảng gần 3%, chỉ bằng nửa so với tốc độ trước đại dịch COVID-19, theo tính toán của Bloomberg Economics. Trong tháng 6/2023, lạm phát giá cả sản xuất tại các nhà máy giảm sâu không khỏi khiến nhiều người dự báo về rủi ro giảm phát, đó là vòng xoáy tệ hại gây tổn hại nặng nề đến nền kinh tế.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE