Việt Nga tăng tốc hợp tác, hướng mục tiêu 15 tỷ USD thương mại

Quan hệ Việt – Nga ngày càng phát triển mạnh mẽ, mở ra cơ hội hợp tác toàn diện về kinh tế, thương mại, năng lượng và nông sản, tạo đà bứt phá kim ngạch song phương lên 15 tỷ USD.

Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (nay là Liên bang Nga) từ năm 1950, quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia đã phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu trên nhiều lĩnh vực.

Hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2012; ban hành Tuyên bố chung về tầm nhìn chung của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện đến năm 2030 vào năm 2021. Đặc biệt, kể từ khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU) có hiệu lực, tăng trưởng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam - Nga ngày càng phát triển sâu rộng. Bởi vậy, chuyến thăm chính thức Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của Tổng Bí thư Tô Lâm hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa hai quốc gia.

Quan hệ lâu đời

Thông tin từ Bộ Công Thương cho thấy: Năm 2024, trao đổi hàng hóa giữa hai bên đạt 4,58 tỷ USD, tăng 26,1% so với năm 2023; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt 2,34 tỷ USD, tăng 34%. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu từ Nga về Việt Nam đạt 2,24 tỷ USD, tăng 18,9%.

vna-potal-dong-nam-bo-tao-luc-hut-don-dong-von-dau-tu-chat-luong-cao-7372723-20240530144814.jpg
Trong quý I năm 2025 xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt gần 0,54 tỷ USD, tăng 3%. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN

Trong quý I năm 2025 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,11 tỷ USD, tăng 0,3% so với năm 2024; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt gần 0,54 tỷ USD, tăng 3%. Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Nga đạt 0,56 tỷ USD, giảm 2,2%. Đáng lưu ý, các nhóm hàng có mức tăng trưởng cao gồm giày dép; đồ chơi, dụng cụ thể thao; cà phê; gỗ và các sản phẩm gỗ; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng…Ngoài ra, về tỷ trọng trong xuất khẩu, cà phê là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Nga. Kế đó là dệt may xếp ở vị trí thứ 2; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác xếp vị trí thứ 3 và thủy sản xếp ở vị trí thứ 4.

Ở chiều ngược lại, các mặt hàng tăng trưởng cao tập trung vào sản phẩm khác từ dầu mỏ; ô tô nguyên chiếc các loại; lúa mỳ, dược phẩm. Về tỷ trọng trong nhập khẩu, than các loại có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam từ Nga. Tiếp theo là phân bón các loại xếp ở vị trí thứ 2 và lúa mỳ xếp ở vị trí thứ 3.

Theo Bộ Công Thương, trong lĩnh vực công nghiệp, hai bên đã triển khai một số hoạt động hợp tác. Cụ thể, với xuất nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam vẫn thường xuyên nhập khẩu than từ đối tác của Nga để phục vụ nhu cầu trong nước. Ngoài ra, đã ký Nghị định thư giữa Việt Nam và Nga về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam.

Mặt khác, hai bên đang nghiên cứu để thúc đẩy hợp tác trong một số lĩnh vực tiềm năng như cơ khí, luyện kim, hóa chất, chế biến khoáng sản, cung cấp và sản xuất trang thiết bị phục vụ các dự án năng lượng tái tạo, dự án giao thông vận tải...Đặc biệt, hợp tác trên lĩnh vực năng lượng - dầu khí là trụ cột quan trọng hàng đầu trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nga. Hiện nay, hợp tác trong lĩnh vực năng lượng - dầu khí giữa Việt Nam và Nga không chỉ diễn ra trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu thô mà đã dần mở rộng sang các lĩnh vực triển vọng khác. Cụ thể như xây dựng nhà máy điện khí, cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng cho Việt Nam và xây dựng hạ tầng và phát triển năng lượng tái tạo, sản xuất nhiên liệu động cơ, cũng như hiện đại hóa các cơ sở năng lượng của Việt Nam.

Ông Dương Hoàng Minh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nga chia sẻ: Việt Nam và Nga là hai quốc gia có quan hệ hữu nghị truyền thống từ lâu đời, là Đối tác chiến lược toàn diện từ năm 2012. Năm 2015 Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á- Âu (EAEU) đã ký FTA tạo khung khổ pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp. Đến nay, khoảng gần 90% các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga có thuế nhập khẩu bằng 0% hoặc ở mức rất thấp, tạo lợi thế cho doanh nghiệp Việt Nam.

Theo ông Dương Hoàng Minh, việc tham gia hội chợ chuyên ngành sẽ mang lại nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam tại Nga. Minh chứng, Đoàn Việt Nam tham gia Hội chợ Worldfood Moscow 2024 nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu Việt và thúc đẩy mạng lưới tiêu thụ tại thị trường rộng lớn này.

Bà Meshcheryakova Elena - Trưởng phòng phát triển chiến lược, Trung tâm thương mại Food City chia sẻ: Gần đây, hàng nông sản Việt Nam gia tăng tại thị trường Nga, một số mặt hàng còn củng cố được vị trí trên thị trường chứng tỏ hàng hóa từ Việt Nam có chất lượng tốt và được người tiêu dùng Nga ưa chuộng.

“Các sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà kinh doanh bán buôn và bán lẻ tại Nga. Food City sẵn sàng hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam để đưa sản phẩm chất lượng vào phân phối tại đây”, bà Meshcheryakova Elena cam kết.

Quảng cáo

Mở ra cơ hội

Bà Trần Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ OCOP Center cho hay: Công ty OCOP Center là đơn vị ủy thác cho hơn 100 nhà sản xuất nông sản đặc sản hàng đầu Việt Nam, hiện phân phối khoảng 500 mặt hàng đạt chứng nhận OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm). Các sản phẩm này không chỉ mang bản sắc văn hóa sâu sắc mà còn đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu và được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng.

vna-potal-thuc-pham-chau-a-tao-lap-vi-the-tai-thi-truong-nga-stand-20250508074342.jpg
Khách hàng trao đổi trước quầy hàng thực phẩm Việt Nam. Ảnh: Duy Trinh-P/v TTXVN tại Liên bang Nga

Thế nhưng, bà Thủy cũng chỉ ra những thách thức về cơ chế chính sách và cơ chế liên quan đến thông quan hàng hoá tại cảng, cửa khẩu trong khi đặc thù của sản phẩm nông sản là thời gian bảo quản hạn chế. Do đó, công ty kỳ vọng cơ chế chính sách sẽ được tháo gỡ, đặc biệt chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ mở ra cơ hội nâng tầm quan hệ thương mại, tạo điều kiện để nông sản thâm nhập mạnh mẽ hơn vào Nga.

Tương tự, ông Trần Việt Cường, cố vấn cấp cao Công ty TNHH Tuấn Việt Shoes, đánh giá cao tiềm năng của thị trường Nga nhờ dân số đông, nhu cầu đa dạng và sự ưa chuộng hàng nhập khẩu giá hợp lý. Tuy nhiên, rào cản ngôn ngữ, văn hóa, tiêu chuẩn kỹ thuật khác biệt, biến động tỷ giá và thủ tục logistics, hải quan phức tạp là trở ngại lớn với doanh nghiệp.

Vì vậy, Tuấn Việt Shoes mong muốn nhận được thông tin về chính sách ưu đãi thuế quan, chương trình xúc tiến thương mại và cơ hội tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến từ Nga để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời, đề xuất hai nước đơn giản hóa thủ tục hải quan, xây dựng “luồng xanh” cho mặt hàng giày dép, đa dạng hóa tuyến vận chuyển và tăng cường minh bạch trong phối hợp hải quan.

Để tăng cường xuất khẩu sang Nga, ông Dương Hoàng Minh cho rằng: Với một thị trường lớn, đa dạng và nhiều cạnh tranh như Nga, để nhắm tới mục tiêu chiếm lĩnh thị phần tương đối, doanh nghiệp cần thiết lập chiến lược định vị thương hiệu bài bản và kế hoạch triển khai cụ thể. Ngoài việc thường xuyên tham gia xúc tiến thương mại, doanh nghiệp cần mở văn phòng đại diện hoặc thành lập công ty con, cử cán bộ sang làm việc tại Nga để cập nhật tình hình, xu hướng thị trường cũng như thói quen mua sắm phục vụ việc xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh.

Bên cạnh đó, ông Dương Hoàng Minh khuyến cáo doanh nghiệp nghiên cứu kỹ quy định của nước sở tại về chất lượng, bao bì, nhãn mác..., đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu tại Nga để bảo vệ thương hiệu tránh vướng phải rủi ro pháp lý trong quá trình kinh doanh tại thị trường. Riêng với doanh nghiệp lớn, có kinh nghiệm hợp tác với thị trường Nga nên xem xét tận dụng ưu đãi của Hiệp định VN - EAEU FTA cũng như ưu đãi đầu tư của Nga để đầu tư sản xuất tại thị trường đầy tiềm năng này.

“Thương vụ Việt Nam tại Nga luôn sẵn sàng phối hợp, tư vấn, hỗ trợ, kết nối hợp tác kinh doanh, đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam có mong muốn phát triển xuất khẩu sang thị trường Nga”, ông Dương Hoàng Minh khẳng định.

Tại buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetko, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao mối quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nga, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, năng lượng và hợp tác đầu tư.

Hai bên đã trao đổi thẳng thắn, thực chất về tình hình hợp tác song phương và các biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hơn nữa kim ngạch thương mại song phương, hướng tới mục tiêu đạt 10 - 15 tỷ USD vào năm 2030 như lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị phía Nga tiếp tục phát huy vai trò dẫn dắt trong Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU), thúc đẩy dỡ bỏ biện pháp phòng vệ ngưỡng đang áp dụng với một số mặt hàng dệt may, giày dép của Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định VN - EAEU FTA nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại giữa hai bên.

Trong lĩnh vực năng lượng, hai bên sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác dầu khí tại Việt Nam và Nga. Bộ Công Thương đang khẩn trương hoàn thiện cơ sở pháp lý các loại hình năng lượng mới. Doanh nghiệp Nga cần quan tâm, nghiên cứu kỹ lưỡng quy định đầu tư và lựa chọn dự án phù hợp để tham gia đấu thầu tại Việt Nam.

Đặc biệt, hai bên khẳng định quyết tâm, tạo chuyển biến thực chất về hợp tác kinh tế - thương mại, năng lượng, đầu tư và nông nghiệp; phối hợp chặt chẽ chuẩn bị cho các chuyến thăm và sự kiện cấp cao sắp tới góp phần củng cố và sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

SeABank bàn giao 856 căn nhà đại đoàn kết cho tỉnh Hòa Bình

Ngày 19/5/2025, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức khánh thành, bàn giao 856 căn nhà xây mới và sửa chữa tổng trị giá 30 tỷ đồng tặng cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn tại thành phố Hòa Bình, huyện Lương Sơn và huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Giá vàng rời đỉnh hai tuần sau khi Mỹ hòa hoãn thuế quan với EU PVcomBank tiên phong tích hợp với Cổng ký số từ xa tập trung trên VNeID

Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất bị dột, Bộ Xây dựng ra công điện khẩn

Bộ Xây dựng yêu cầu Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) khẩn trương rà soát, khắc phục triệt để những khiếm khuyết của công trình, trong đó đặc biệt lưu ý xử lý dứt điểm tình trạng nước mưa rò rỉ từ mái kính xuống sàn.

Cuộc đua tăng vốn của các “ông lớn” hàng không ACV, Vietnam Airlines, Vietjet Cảng hàng không (ACV) lần đầu trong lịch sử chia cổ tức bằng cổ phiếu, hơn 10.000 cổ đông xếp hàng chờ

Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng về đàm phán lần thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Sáng 24/5, Thủ tướng đã chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ nghe báo cáo, đánh giá tình hình và cho ý kiến về các định hướng, giải pháp, công việc tiếp theo sau vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng Việt Nam và Hoa Kỳ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận thêm nhiệm vụ mới Thủ tướng yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về quản lý thị trường vàng, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước trước mắt đưa chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới xuống còn khoảng 1-2%...

Phiên 22/5, giá vàng thế giới đảo chiều đi xuống Đồng pha với thế giới, giá vàng SJC quay đầu giảm

Lộ diện địa phương duy nhất có kim ngạch xuất khẩu cán mốc 16 tỷ USD trong 4 tháng năm 2025

Tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong 4 tháng/2025 đạt 140,34 tỷ USD, tăng 13% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Theo Cục Hải quan, sau 1/3 chặng đường năm, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa đã đạt mốc cao nhất từ trước tới nay.

Năm 2025, phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt trên 5.000 USD Sáng 23/5, Quốc hội bàn kế hoạch đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Logistics: Bệ phóng cho các đô thị toàn cầu

Tại Rotterdam, Thâm Quyến hay Singapore, logistics đã nâng tầm và đưa các đô thị trở thành tâm điểm sầm uất của cả thế giới. Một diện mạo tương tự đang hiện hữu tại Hải Phòng, trong đó khu vực Hải An đóng vai trò mũi nhọn.

Doanh nghiệp cảng biển và đường bộ: Kinh doanh tăng trưởng tích cực Nhóm Cảng biển tạo điểm nhấn cho thị trường trước kỳ nghỉ lễ

Sáng 23/5, Quốc hội bàn kế hoạch đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Theo Chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng thứ 6 (ngày 23/5) Quốc hội thảo luận tại tổ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có giải pháp để đạt mục tiêu GDP tăng 8% trở lên.

GDP 2024 đạt 475 tỷ USD, Việt Nam cần bao lâu để vượt mốc 1.000 tỷ USD? Việt Nam vừa lập kỷ lục tăng trưởng GDP, mục tiêu vào top 30 nền kinh tế lớn thế giới

Quỹ nhà ở quốc gia sẽ hoạt động phi lợi nhuận

Theo Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, Quỹ nhà ở quốc gia được lập, hoạt động phi lợi nhuận với nguồn lực chủ yếu từ ngân sách để hỗ trợ xây nhà ở xã hội, nhà giá rẻ cho người có nhu cầu.

Kho bạc Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ giữa lúc tỷ giá tăng cao Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất: Tân binh tạo sóng, một cổ phiếu DN Nhà nước "bốc đầu" gần 60%

Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội

Không cần vốn, không tốn nhiều thời gian, ứng dụng ngân hàng số SeAMobile của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) mở ra cơ hội gia tăng thu nhập cho người dùng mọi nơi mọi lúc khi giới thiệu thêm bạn bè đăng ký và sử dụng các tiện ích.

Fed cảnh báo áp lực giá Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm rời ghế Tổng Giám đốc Sacombank sau gần 8 năm điều hành

Thủ tướng yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 95%).

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công năm 2025 Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng ước đạt gần 130.000 tỷ đồng