Tăng trưởng xanh: Xu thế không thể đảo ngược

Là xu thế toàn cầu và là sự lựa chọn tất yếu, khách quan, tăng trưởng xanh được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm thúc đẩy, các bộ ngành, địa phương hết sức nỗ lực và chủ động vào cuộc. Qua đó, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển xanh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, khẳng định mạnh mẽ cam kết của Việt Nam trong hướng tới hiện thực hóa mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Tăng trưởng xanh: Xu thế không thể đảo ngược

Hiện nay, tăng trưởng xanh là xu hướng tiếp cận mới trong phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng xanh, Việt Nam đang thực hiện nhiều chiến lược quan trọng như Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050.

Thực hiện các chủ trương, định hướng tăng trưởng xanh hướng đến phát triển kinh tế xanh, Việt Nam đã và đang chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế và tiếp cận với xu hướng phát triển kinh tế xanh của thế giới. Vấn đề chuyển đổi xanh cũng đã được tích cực lồng ghép và thúc đẩy triển khai thông qua các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án của quốc gia, ngành/lĩnh vực và địa phương.

Đồng thời, chuyển đổi xanh đang được thúc đẩy thông qua chuyển đổi số tạo nên chuyển đổi kép và mở ra cơ hội to lớn, tạo động lực mạnh mẽ cho Việt Nam, cũng như cộng đồng doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi sang mô hình kinh doanh mang tính bền vững, song cũng tạo ra nhiều thách thức về thể chế, tài chính, công nghệ...

Tăng trưởng xanh là ưu tiên hàng đầu

Ông Lê Việt Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên - Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: “Tăng trưởng xanh đã trở thành những ưu tiên hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới để hướng tới phát triển bền vững trong dài hạn. Đây cũng là một định hướng hết sức quan trọng cho tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong những năm tiếp theo”.

"Tăng trưởng xanh đã trở thành những ưu tiên hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới để hướng tới phát triển bền vững trong dài hạn. Đây cũng là một định hướng hết sức quan trọng cho tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong những năm tiếp theo".

Ông Lê Việt Anh

Theo đó, kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh đã đề ra hàng loạt nhiệm vụ, giải pháp cho các bên tham gia, với tinh thần không ai bị bỏ lại phía sau.

Đối với khối doanh nghiệp, ông Lê Việt Anh cho biết kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh đã đề ra hàng loạt giải pháp, nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành cũng như các doanh nghiệp trong tiến trình tăng trưởng xanh. Cụ thể, đối với các biện pháp ưu đãi dành cho các doanh nghiệp tham gia vào tiến trình tăng trưởng xanh, Việt Nam đã xác định được ngay loại ưu đãi doanh nghiệp như ưu đãi tài chính, ưu đãi phi tài chính.

Ông Lê Việt Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên - Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Ảnh: VIR

Các ưu đãi về tài chính đã được thể hiện rất rõ trong nghị định của Chính phủ, quy định của các bộ ngành liên quan đến thuế, liên quan đến tiếp cận tài chính, liên quan đến lãi suất và liên quan đến tất cả các nội dung có thể phát sinh chi phí cho doanh nghiệp. Các cơ chế chính sách ưu đãi về tài chính đối với các doanh nghiệp rất rõ ràng, nằm trong các cơ chế, chính sách cụ thể mà các bộ, ngành đã ban hành.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng dành những chính sách phi tài chính cho doanh nghiệp. Theo đó các doanh nghiệp có cam kết về tiến trình tăng trưởng xanh sẽ được xem xét, phê duyệt để có quy trình thủ tục đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất. Doanh nghiệp muốn hưởng các ưu đãi đối với tiến trình tăng trưởng xanh cũng phải đáp ứng các tiêu chí, nguyên tắc để được hưởng ưu đãi.

Với nhận định phát triển bền vững không chỉ là xu thế mà còn là một yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp Việt Nam muốn vươn ra thị trường thế giới, ông Quách Quang Đông, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững, Bộ Công Thương cho biết, hiện nay Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Hầu hết ác hiệp định này đều có cam kết về tỷ lệ xóa bỏ những thuế quan nhập khẩu đối với những nước tham gia hiệp định có thể lên đến 100%.

Quảng cáo

Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững cho rằng, cam kết trên sẽ tạo ra thách thức đối với những nước phát triển trong việc bảo vệ nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh về giá thành sản xuất từ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, vốn có lợi thế về giá nhân công thấp hơn, về chi phí năng lượng thấp hơn cũng như những tiêu chuẩn về môi trường.

"Để có thể nắm bắt được cơ hội từ các FTA thế hệ mới, các doanh nghiệp Việt Nam phải quyết liệt đổi mới tư duy, đổi mới chiến lược để đáp ứng những yêu cầu về phát triển bền vững và tăng trưởng xanh”.

Ông Quách Quang Đông

Do đó, các nước phát triển có thể dựng lên và áp dụng nhiều hàng rào kỹ thuật hơn, trong đó đáng chú ý là những yếu tố như chất lượng hàng hóa, xuất xứ nguồn gốc hay những tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, qua đó hạn chế các sản phẩm giá rẻ từ những nước đang phát triển.

Ở chiều ngược lại, ông Quách Quang Đông đánh giá việc mức thuế nhập khẩu tại các nước tham gia hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có thể về đến 0% sẽ là cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp Việt Nam muốn vươn ra thế giới.

Ông Quách Quang Đông, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững, Bộ Công Thương- Ảnh: VGP

“Tuy nhiên, để có thể nắm bắt được cơ hội từ các FTA thế hệ mới, các doanh nghiệp Việt Nam phải quyết liệt đổi mới tư duy, đổi mới chiến lược để đáp ứng những yêu cầu về phát triển bền vững và tăng trưởng xanh”, ông Đông nói và nhấn mạnh các doanh nghiệp phải lưu ý các yếu tố liên quan đến chất lượng hàng hóa và những tiêu chuẩn về môi trường theo “luật chơi” của các nước phát triển. Đồng thời, vẫn phải tranh thủ những lợi thế quốc gia như chi phí nhân công để đảm bảo khả năng cạnh tranh.

Doanh nghiệp nỗ lực “xanh hóa” sản xuất

Ở góc độ doanh nghiệp, bà Lê Thị Hoài Thương, Quản lý đối ngoại cấp cao của Nestlé Việt Nam nhìn nhận các tiêu chuẩn phát triển bền vững luôn đem đến hai khía cạnh cả thách thức lẫn cơ hội. Đối với bất cứ doanh nghiệp nào, khi những tiêu chuẩn ngày càng cao hơn xuất hiện thì sẽ phải đối mặt với sự chuyển đổi và đầu tư mới. Những doanh nghiệp trong chuỗi như Nestle sẽ phải đối mặt với những thách thức đặc biệt là làm thế nào để có được sự phát triển đồng bộ trong chuỗi cung ứng.

Do đó, để có thể giảm phát thải trong lĩnh vực nông nghiệp và chuỗi cung ứng, Nestle đã đặt ra những nguyên tắc về thu mua có trách nhiệm, thu mua bền vững, thu mua tái sinh và làm việc với người nông dân và thuyết phục, hỗ trợ công nghệ để họ chuyển đổi xanh. Ngoài ra, công ty cũng đặt ra bộ tiêu chuẩn xanh để nhà cung cấp đáp ứng và đồng hành cùng doanh nghiệp. Những điều này giúp cả chuỗi cung ứng đồng bộ với nhau, từ đó phát triển các kế hoạch chuyển đổi xanh một cách thuận lợi.

Bà Lê Thị Hoài Thương, Quản lý đối ngoại cấp cao của Nestlé Việt Nam - Ảnh: VIR

Trong khi đó, bà Trần Ngọc Ánh, Giám đốc Ngoại vụ cấp cao tại HEINEKEN Việt Nam cho hay, hướng đến Net Zero, HEINEKEN Việt Nam theo đuổi tham vọng đạt phát thải ròng bằng 0 trong sản xuất vào năm 2030, và phát thải ròng bằng 0 trên toàn bộ chuỗi giá trị vào năm 2040.

Đến năm 2023, nhờ thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng, công ty đã đạt 99% năng lượng tái tạo trong sản xuất, đồng thời duy trì việc không rác thải chôn lấp tại tất cả nhà máy từ năm 2021 nhờ thực hành và áp dụng tốt kinh tế tuần hoàn.

Toàn bộ các phụ và phế phẩm trong quá trình sản xuất của HEINEKEN Việt Nam hiện đều được tái chế, tái sử dụng, hoặc biến thành sản phẩm có giá trị để đưa vào chuỗi giá trị khác. Chẳng hạn, bã hèm và men thừa được tận dụng cho thức ăn chăn nuôi; bùn thải sau khi qua hệ thống xử lí nước thải được tái sử dụng thành phân bón và đất sạch; khí sinh học sinh ra trong quá trình này cũng được thu hồi và sử dụng làm nhiệt năng cho quá trình nấu bia…

Trong năm 2023, HEINEKEN Việt Nam cũng đã giảm 93% phát thải CO2 trong sản xuất so với năm 2018 và đã tiến rất gần đến tham vọng Net Zero trong sản xuất.

Tuy nhiên, đối với tham vọng đạt phát thải ròng bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2040, tức sớm hơn 10 năm so với cam kết của Việt Nam, bà Trần Ngọc Ánh cho rằng công ty chưa thể chắc chắn câu trả lời. Dù vậy, với mong muốn tiếp tục song hành cùng Việt Nam trong 30 năm tiếp theo và hơn thế nữa, công ty tin rằng đây là con đường đúng đắn duy nhất để đóng góp cho mục tiêu quốc gia cũng như toàn cầu.

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Tăng trưởng xanh: Xu thế không thể đảo ngược

Là xu thế toàn cầu và là sự lựa chọn tất yếu, khách quan, tăng trưởng xanh được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm thúc đẩy, các bộ ngành, địa phương hết sức nỗ lực và chủ động vào cuộc. Qua đó, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển xanh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, khẳng định mạnh mẽ cam kết của Việt Nam trong hướng tới hiện thực hóa mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

80% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ lạc hậu: Tăng trưởng xanh tại Việt Nam gặp nhiều thách thức 9 tỷ USD từ doanh nghiệp đã đầu tư vào tăng trưởng xanh

Các mô hình “linh vật rắn” năm Ất Tỵ 2025

Năm 2025 - năm Ất Tỵ, các tỉnh thành trên khắp Việt Nam đã sáng tạo và trưng bày nhiều mô hình linh vật rắn độc đáo để chào đón Tết. Sau đây là một số linh vật rắn tiêu biểu tại một số tỉnh, thành phố.

Giá xăng giảm, dầu tăng trước kỳ nghỉ Tết Địa điểm bắn pháo hoa đêm giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên cả nước

Địa điểm bắn pháo hoa đêm giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên cả nước

Để chào đón năm mới, nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã công bố kế hoạch, thông tin chi tiết về thời gian, địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 2025. Cùng chờ đón những màn trình diễn pháo hoa rực rỡ, thắp sáng bầu trời đêm trong thời khắc chuyển giao

Tòa tháp ngắm pháo hoa đẹp nhất Đà thành “đốn tim” giới thượng lưu FLC Quy Nhơn trở lại với Lễ hội Countdown hoành tráng chưa từng có cùng màn pháo hoa rực sáng rực bờ biển

Giá xăng tại Nhật Bản tăng lần đầu tiên sau 17 tháng

Giá bán lẻ trung bình của xăng thường tại Nhật Bản đã vượt quá 185 yen (1,18 USD)/lít lần đầu tiên sau 17 tháng, phản ánh việc chính phủ giảm trợ cấp cho các nhà bán buôn xăng dầu.

BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm TSMC chính thức khởi động nhà máy sản xuất chip đầu tiên tại Nhật Bản

SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa tổ chức thành công giải golf SeAPremium Master 2024, một sự kiện kết nối đẳng cấp dành riêng cho khách hàng ưu tiên tại sân golf Legend Valley Country Club.

Dư nợ cho vay của Chứng khoán KB thu hẹp hơn 15% so với quý trước Giá vàng ổn định sau lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump