Tâm điểm chứng khoán: Một yếu tố quyết định thị trường theo hướng nào!

Chuyên gia đưa ra quan điểm khác nhau về xu hướng thị trường chứng khoán, tuy nhiên yếu tố cần lưu ý về đặc điểm của thị trường Việt Nam với lượng nhà đầu tư cá nhân áp đảo.

Thời gian gần đây, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng liên tiếp, được đánh giá là cứu cánh giúp thị trường chứng khoán hồi phục. Tuy nhiên, liệu khối này có duy trì xu hướng mua ròng tại thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như VN-Index có giữ được đà hồi phục thời gian qua?...

Chúng tôi ghi nhận ý kiến một số chuyên gia về các vấn đề nhà đầu tư quan tâm:

Mưa đã tạnh, khủng hoảng đã qua

Ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao, CTCK KIS Việt Nam

Tuần qua, thị trường trong nước có những đợt rung lắc đến từ việc nhà đầu tư cá nhân chốt lời. Trong giai đoạn tăng vừa rồi có một số nhà đầu tư bắt đáy kịp đã lãi 5-10%, họ chốt lời bảo toàn lợi nhuận.

Với giao dịch khối ngoại tuần rồi, lượng mua ròng của khối này ít hơn tuần trước nhưng số tiền mua vẫn là cao, đạt gần 700 tỷ tới gần 1.000 tỷ mỗi phiên, được đánh giá là tích cực so với thời điểm trước.

Việc mua ròng do định giá thị trường ở vùng thấp dù thị trường đã có đợt tăng nhưng P/E vẫn ở 10 lần. Trong khi P/E thị trường ở giai đoạn ổn định thường là 17-18 lần. Họ nhận thấy mặt bằng giá cổ phiếu thấp hơn trước rất nhiều.

Thứ hai định giá P/B vẫn có nhiều cổ phiếu có thị giá dưới giá trị sổ sách. Trong khi thời điểm thị trường tốt, định giá lúc nào cũng cao hơn giá trị sổ sách của doanh nghiệp. Theo đó vẫn còn lý do để khối ngoại mua ròng trong thời gian tới.

Ngoài ra việc mua ròng của các quỹ đầu tư vẫn còn tiếp diễn. Do một số quỹ ETF nội, ngoại hiện trở lại trạng thái hút ròng dòng tiền vào Việt Nam, đều thấy dòng tiền dương.

Đặc biệt trong thời gian qua, tỷ giá ngoại hối giảm đi nhiều. Cộng thêm Cục Dự trữ liêng bang Mỹ (Fed) cho tín hiệu sẽ giảm dần tốc độ tăng lãi suất điều hành và khả năng tăng của Fed giãn ra nhiều hơn so với trước. Điều này là thông tin tích cực với ngành tài chính, làm giảm áp lực lên tỷ giá cũng như giảm việc phải tăng lãi suất tại Việt Nam.

Vì vậy dòng vốn trú ẩn an toàn bắt đầu tìm đến khoản rủi ro cao hơn, đặc biệt là chứng khoán, trong đó những thị trường cận biên, mới nổi như Việt nam sẽ hút dòng vốn này rất lớn. Vì vậy dòng vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài tiếp tục chảy vào Việt Nam. Kể cả sang năm 2023 thì dòng vốn giải ngân ròng vào thị trường vẫn còn.

Tôi cho rằng, với kết quả kinh doanh doanh nghiệp tốt, có thể biên lợi nhuận không cao như năm trước nhưng khi về đích vẫn có lợi nhuận dương, đáp ứng các tiêu chí về mặt tài chính, kỳ vọng của nhà đầu tư. Theo đó, giúp nhà đầu tư về tài chính yên tâm, mạnh dạn giải ngân.

Quảng cáo

Thứ hai dòng vốn ngoại như đề cập ở trên đẩy mạnh vào Việt Nam cho nên lực cầu từ khối này vẫn còn khá nhiều.

Kết hợp hai yếu tố trên, tôi cho rằng từ nay tới cuối năm mở ra nhiều cơ hội. Kịch bản tích cực biên độ dao động VN-Index từ 1.100 -1.200 điểm. Cá nhân tôi thị trường sẽ vận động theo khuynh hướng tích cực, mưa đã tạnh, đã qua giai đoạn khủng hoảng.

Nhà đầu tư cá nhân quyết định xu hướng thị trường

Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư, Maybank Investment Bank

Tôi nghĩ xu hướng tăng của thị trường khó duy trì trong thời gian tới. Nhà đầu tư nước ngoài vẫn có thể tiếp tục mua ròng, tuy nhiên cần lưu ý động lực từ khối ngoại là không đủ. Tôi đã từng nhận định xu hướng thị trường mùa World Cup là tích cực, hiện đã vào giai đoạn cuối giải đấu này, xu hướng thị trường sẽ yếu đi.

Hiện nay dòng tiền khối ngoại vẫn ổn nhưng động lực tăng tiếp bắt đầu yếu đi, có thể thị trường chưa tiêu cực ngay nhưng mức độ tích cực dần giảm đi. Cuối tuần qua có thể nhìn thấy mới 1,2 phiên chưa đánh giá được.

Cần lưu ý, giai đoạn 2020-2021 nhà đầu tư nước ngoài bán ròng thì thị trường tăng mạnh. Tuy nhiên năm nay khối ngoại mua ròng thì thị trường lại xuống lại. Thành ra khối ngoại không ảnh hưởng với thị trường Việt hiện nay, khối này chủ yếu thể hiện về mặt tâm lý là nhiều. Bởi vì khác với nhiều thị trường, thị trường Việt có tới hơn 90% nhà đầu tư là cá nhân, họ mới là yếu tố quyết định thị trường đi theo hướng nào.

Hai năm trước khối ngoại bán ròng thì khối nội mua ròng, tuy nhiên năm nay tất cả bán ròng chỉ có khối ngoại mua ròng. Thực chất khối này cũng chỉ mua ròng gần đây. Tỷ trọng nhà đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm tỷ lệ nhỏ đi nên mức độ tác động ngày càng thấp lại.

Dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân tổ chức lại đang bán ròng trên thị trường. Thêm nữa, giá nhiều cổ phiếu trong vòng 3 tuần qua đã tăng bằng lần. Giả dụ một cổ phiếu tăng từ mức 5.000 đồng lên 10.000 đồng, tức tăng gấp đôi. Giờ muốn tăng từ 10.000 đồng lên vùng 15.000 đồng hay 20.000 đồng thì phải có dòng tiền nữa. Nhưng dòng tiền hiện nay so với giai đoạn trước thì tỷ lệ còn rất xa, trong bối cảnh dòng tiền đang thắt chặt không chỉ riêng Việt Nam mà toàn thế giới.

Có thông tin một số ngân hàng bắt đầu hạ lãi suất, nhưng cần lưu ý là việc hạ này có điều kiện chứ không phải trong bối cảnh bình thường, không phải ai cũng tiếp cận được mức lãi suất hạ đó. Thêm nữa lãi suất hạ thấp phục vụ những lĩnh vực ưu tiên, những lĩnh vực có tính đầu cơ nhưng chứng khoán không thuộc diện này.

Nhìn chung thị trường trong trung hạn vẫn còn nhiều áp lực. Việc thị trường hồi phục trong gần một tháng qua do đã giảm quá mạnh, nhiều cổ phiếu thậm chí chia 5 chia 10, việc hồi lại vùng đỉnh cũ là rất xa. Nhà đầu tư cứ vui nhưng đừng vui quá, cần tỉnh táo, trong bối cảnh dòng tiền trên thế giới bị thắt chặt, dù việc thắt chặt có thể giảm nhưng kỷ nguyên tiền rẻ đã kết thúc.

Khả năng phục hồi của thị trường cần dòng tiền. Nhưng để có được dòng tiền dồi dào thì ít nhất chu kỳ tiền đắt phải bắt đầu thay đổi nhưng chu kỳ này chưa có dấu hiệu thay đổi. Như chúng ta vẫn nói việc Fed trong tháng 12 này có thể giảm mức độ tăng lãi suất, cần chú ý là họ giảm chứ không phải là không tăng. Ngay cả Fed không tăng lãi suất thì lãi suất vẫn nằm ở đỉnh một thời gian chưa thể rớt xuống liền. Thị trường tăng trong thời gian qua chỉ mang tính chất phục hồi ngắn hạn chưa chưa xác lập xu hướng tăng bền.

Với nhà đầu tư, tùy chiến lược đầu tư mà đưa ra quyết định cho mình. Tôi biết một số nhà đầu tư đã thoát ra hồi thị trường ở vùng 1.500 điểm và gửi tiết kiệm, đợi qua tết mới tính. Tuy nhiên số lượng này ít, số nhiều nhất là bị kẹp hàng. Với số này, đặc biệt nhà đầu tư sử dụng margin, tôi thấy hiện là cơ hội đẹp để giảm bớt tỷ trọng xuống.

Với những nhà đầu tư cầm quá nhiều cổ cũng có thể giảm bớt tỷ trọng. Với người cầm quá nhiều tiền mà theo hướng đầu tư ngắn hạn đang muốn “đu” theo thị trường thì không nên. Họ cần lưu ý, chỉ trong thời gian ngắn rất nhiều cổ phiếu đã tăng bằng lần, thị trường đã xuất hiện hiện tượng “fomo”.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

BIDV triển khai “Nâng hạng ưu tiên – Đặc quyền đẳng cấp” dành cho khách hàng cá nhân

Từ nay đến hết ngày 31/12/2025 khách hàng khi gửi tiền tiết kiệm hoặc duy trì số dư trong tài khoản đạt đủ điều kiện có cơ hội trở thành khách hàng ưu tiên BIDV Premier và nhận quà tặng đến 1 triệu đồng, cùng nhiều đặc quyền trải nghiệm dịch vụ đẳng cấp.

Chủ tịch BIDV: Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý về xử lý nợ xấu BIDV dự kiến tăng trưởng tín dụng 15-16%

Cổ phiếu SHB bật tăng hơn 5%, khối ngoại mua ròng hơn 22 triệu cổ phiếu

Kết phiên ngày 15/5, cổ phiếu SHB có giá 13.700 đồng/cp, tăng 5,4%, lũy kế tăng 48% so với đầu năm. Khối lượng giao dịch gần 168 triệu đơn vị, cao thứ 2 từ đầu năm, trong đó, khối ngoại mua ròng kỷ lục hơn 22 triệu cổ phiếu. Trong 2 tháng gần đây, khối lượng giao dịch trung bình của SHB đạt 77 triệu cổ phiếu, hơn gấp đôi so với 3 tháng đầu năm.

ĐHĐCĐ SHB: Có thể hoàn thành chuyển nhượng SHBFC sớm hơn dự kiến Bứt phá từ nội lực - SHB viết tiếp hành trình đồng hành cùng đất nước vươn xa SHB - Nơi hơn 100.000 cổ đông đặt niềm tin, đồng hành cùng phát triển, bứt phá trong kỷ nguyên mới

PGBank chuẩn bị họp đại hội bất thường để bầu bổ sung nhân sự cấp cao

PGBank dự kiến tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào tháng 7 tới để bầu bổ sung nhân sự vào Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2025–2030, sau khi một số ứng viên rút hồ sơ.

Ba cổ đông lớn bất ngờ “xả” gần 6,5% vốn điều lệ PGBank (PGB) PGBank có nữ Chủ tịch mới ĐHĐCĐ PGBank: Mục tiêu lợi nhuận hơn 1.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

Mang G-Dragon trở lại Việt Nam sau 12 năm, cổ phiếu VPB tăng trần rực rỡ

Không chỉ gây sốt khi công bố đại nhạc hội quy tụ loạt sao Kpop đình đám như G-Dragon và CL, VPBank còn khiến nhà đầu tư sục sôi khi cổ phiếu VPB tăng hết biên độ trong phiên 14/5, thanh khoản vọt lên mức kỷ lục hơn 95 triệu đơn vị.

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 26%, tổng tài sản vượt 1,1 triệu tỷ đồng Chủ tịch VPBank: GPBank sẽ thoát lỗ, đạt lợi nhuận khoảng 500 tỷ đồng trong năm nay VPBank chuẩn bị chi gần 4.000 tỷ đồng trả cổ tức ngay trong tháng 5

Giá vàng SJC tăng nhẹ, chênh với vàng thế giới gần 17 triệu đồng/lượng

Quy đổi theo tỷ giá tại Vietcombank, giá vàng thế giới đang được giao dịch ở mức 101,9 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 16,6 triệu đồng/lượng.

Tỷ giá có thể diễn biến tích cực hơn trong quý II Kho bạc Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ giữa lúc tỷ giá tăng cao UOB: Tỷ giá USD/VND có thể lên 26.300 VND trong quý III/2025

Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn cho NCB lên hơn 19.200 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tăng vốn điều lệ thêm 7.500 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

NCB lên kế hoạch lợi nhuận 59 tỷ đồng, tiếp tục tăng vốn thêm hơn 59% NCB hé lộ quá trình xử lý 200 triệu cổ phiếu Bamboo Airways NCB “gây sốt” với thẻ Visa phiên bản giới hạn, kết nối giá trị lịch sử và tương lai

Nới room ngoại lên 49%: Ngân hàng nào sẽ “nổ phát súng” đầu tiên?

Nghị định 69 cho phép nâng room ngoại lên 49% tại các ngân hàng tham gia tái cơ cấu, mở ra cơ hội lớn cho MB, VPBank và HDBank. Tuy vậy, bài toán nới room không chỉ phụ thuộc vào chính sách, mà còn bị chi phối bởi nhu cầu tăng vốn, yếu tố sở hữu Nhà nước và dòng tiền từ nhà đầu tư ngoại.

Giáo sư Harvard: Các ngân hàng ở Việt Nam thường tương đồng về dịch vụ và định vị Con gái Chủ tịch OCB bán ra hơn 4,6% vốn ngân hàng trong hơn 1 tháng CASA giảm đồng loạt, ngân hàng đối mặt áp lực vốn giá rẻ

Techcombank lập kỷ lục mới sau khi ông Hồ Hùng Anh nói về mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD

Sau gần 2 tuần kể từ khi Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh nói về mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD tại ĐHĐCĐ thường niên 2025, vốn hoá ngân hàng đã tăng thêm gần 1 tỷ USD.

Techcombank duy trì phong độ ổn định trong quý I/2025, củng cố nền tảng tăng trưởng dài hạn Techcombank đề xuất chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%

Techcombank giành giải vàng Stevie Awards châu Á – Thái Bình Dương: Xây dựng thương hiệu từ nội lực, tạo dấu ấn khu vực và Quốc tế

Ngày nay, thương hiệu không còn là một khái niệm gắn với truyền thông đơn thuần, mà đã trở thành một tài sản chiến lược, phản ánh nội lực và năng lực cạnh tranh dài hạn của mỗi tổ chức.

Techcombank duy trì phong độ ổn định trong quý I/2025, củng cố nền tảng tăng trưởng dài hạn Techcombank đề xuất chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%

Tín dụng xanh bứt tốc, nhưng cần khung pháp lý để đi xa

Trong bối cảnh chuyển đổi xanh là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế, nguồn vốn tín dụng xanh đang đóng vai trò ngày càng quan trọng. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít vướng mắc về thể chế, nhận thức và nguồn lực.

Mở rộng đối tượng tham gia gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng Tín dụng khởi sắc, lãi suất huy động có thể tăng dần về cuối năm Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng