Tâm điểm chứng khoán: Cổ phiếu vừa và nhỏ được luân chuyển, nhà đầu tư cần lưu ý gì?

Nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ đã có sự khởi sắc khá nhanh trong vài tuần trở lại đây. Sự luân chuyển đã được ghi nhận và liệu đây có phải là những chuyển động gây ra rủi ro cho sự hồi phục?

"VN-Index cần vượt mốc 1.100 điểm"

Ông Trần Trương Mạnh Hiếu, Trưởng phòng phân tích Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam

Trong tuần qua, thị trường cho thấy nhiều tín hiệu tích cực khi có 2 phiên tăng tốt. Chỉ số VN-Index đóng cửa trên ngưỡng 1.050 điểm kèm khối lượng gia tăng. Điều này cho thấy thị trường đang bước vào 1 xu hướng tăng ngắn hạn tuy nhiên nếu không vượt được ngưỡng 1.100 điểm thì xu hướng tăng này có thể nhanh chóng kết thúc.

Nếu nhìn toàn cảnh, nhà đầu tư có thể nhận ra chỉ số VN-Index đang dao động trong biên độ hẹp từ 1.020-1.080 điểm. Mở rộng ra là vùng 1.000-1.100 điểm. Hiện chỉ số đang tiếp cận dần vùng 1.080 điểm vì thế áp lực bán có thể xuất hiện trở lại.

Nếu chỉ số có thể vượt được cận trên 1.080-1.100 điểm thì khi đó có thể bước vào một giai đoạn tăng trưởng mới. Tuy nhiên, trong ngắn hạn áp lực vẫn nằm ở quanh vùng 1.100 điểm nên dự địa tăng trưởng của chỉ số có thể không còn nhiều.

Các biến số có thể đến từ các chính sách hỗ trợ kinh tế từ Chính phủ và Ngân hàng nhà nước (NHNN). Như số liệu vĩ mô tháng 4 và 4 tháng đầu năm thì nền kinh tế Việt Nam đang gặp khó trước áp lực giảm tốc của kinh tế toàn cầu. Các số liệu vĩ mô đều yếu đi, nên các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và NHNN sẽ là những yếu tố chính hỗ trợ nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.

Bên cạnh đó, sự mở cửa của Trung Quốc với lượng khách du lịch đang tăng trở lại cũng là một yếu tố cần cân nhắc. Đây có thể là động lực giúp lĩnh vực du lịch khởi sắc trở lại trong thời gian tới.

Tuy thị trường đang cho thấy nhiều tín hiệu về giai đoạn tăng trưởng nhưng chỉ số vẫn đang biến động trong biên độ hẹp từ 1.000-1.100 điểm. Vì thế, áp lực bán vẫn có thể xuất hiện khi chỉ số tiến lên mốc 1.080-1.100 điểm.

Điều này hàm ý, trong ngắn hạn rủi ro là vẫn còn. Nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn vẫn nên thận trọng. Nếu trong giai đoạn tới áp lực bán gia tăng nhà đầu tư cần nhanh chóng giảm tỷ trọng cổ phiếu về ngưỡng an toàn.

Với nhóm nhà đầu tư dài hạn thời điểm này có thể là giai đoạn tốt để tích lũy cổ phiếu trong danh mục do định giá thị trường đang ở mức hấp dẫn. Nhóm này nên bỏ qua một số sự điều chỉnh trong ngắn hạn và nên tập trung vào những vị thế trong dài hạn nhiều hơn. Điều này có thể đem lại một mức lợi nhuận tốt cho danh mục của họ.

"Kháng cự mạnh tại vùng 1.080 - 1.110 điểm"

Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô và Chiến lược thị trường VNDIRECT

Quảng cáo

Thị trường có một tuần diễn biến tích cực hơn kỳ vọng nhờ dòng tiền của nhà đầu tư trong nước có dấu hiệu quay trở lại thị trường sau khi đã rút ra vào giai đoạn cuối tháng 4 vừa qua trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Điều này được thấy rõ khi thanh khoản của thị trường tăng 14% trong tuần giao dịch vừa qua.

Bên cạnh sự cải thiện của dòng tiền, thị trường cũng đón nhận những thông tin hỗ trợ gần đây và có tác động khá tích cực tới triển vọng thị trường. Cụ thể, số liệu lạm phát tháng 4 của Mỹ vừa được công bố trong tuần qua duy trì xu hướng giảm và thấp hơn dự báo trước đó của thị trường, điều này càng củng cố khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể ngừng tăng lãi suất điều hành trong cuộc họp sắp tới vào tháng 6.

Trong nước, NHNN cũng cho biết, đang xem xét khả năng giảm tiếp lãi suất điều hành trong thời gian tới để hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Chính phủ cũng đang đẩy nhanh quá trình soạn thảo nhằm sớm phê chuẩn Quy hoạch điện VIII cũng như chuẩn bị trình Quốc hội xem xét và phê chuẩn Nghị quyết về giảm thuế VAT 2% trong cuộc họp sắp tới.

Những thông tin này đã có tác động tích cực tới tâm lý nhà đầu tư và kích hoạt dòng tiền đang đứng ngoài thị trường quay trở lại. Với những tín hiệu tích cực đó, chúng tôi kỳ cho rằng, xu hướng tăng điểm ngắn hạn của thị trường đã được xác lập.

Do đó, nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng cổ phiếu nếu chỉ số VN-Index kiểm định lại vùng quanh 1.050 - 1.055 điểm (tương đương vùng hội tụ của 3 đường MA20, MA50 và MA100), ưu tiên những nhóm ngành có thông tin hỗ trợ và đang có sức mạnh giá trội hơn so với mặt bằng chung như ngân hàng, chứng khoán, đầu tư công (xây dựng hạ tầng, vật liệu xây dựng) và năng lượng (điện, dầu khí).

Ngược lại, kháng cự mạnh của VN-Index là vùng 1.080 - 1.110 điểm. Nhà đầu tư lưu ý không nên mua đuổi giá cao nếu chỉ số VN-Index tiến sát đến vùng kháng cự kể trên.

"Dòng tiền luân chuyển không gây nguy hiểm"

Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP.HCM, Công ty Chứng khoán DSC

Trong thời gian qua, dòng tiền tập trung vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ có cơ bản tốt. Nhóm này tăng rất tốt nhưng không phải là kiểu luân chuyển nguy hiểm ở vùng đỉnh thị trường. Đây là cách luân chuyển khi thị trường sidewave và không bứt phá được nhiều về mặt chỉ số do nhóm cổ phiếu lớn chưa hút tiền.

Có thể kỳ vọng thêm điều gì trong thời gian tới? Cá nhân tôi nghĩ đó là các chính sách hỗ trợ nền kinh tế tiếp theo cả về tiền tệ và tài khóa. Tôi đánh giá cao việc nới lỏng tiền tệ bằng việc có thể giảm lãi suất điều hành thêm 1 đợt nữa. Có ý kiến về giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tôi nghĩ cũng khả thi, nhưng đánh giá cao khả năng giảm lãi suất hơn.

Với những kỳ vọng chính sách, tôi cho rằng dòng tiền sẽ luân chuyển qua các mã chu kỳ và nếu VN-Index bứt khỏi vùng sideway (kháng cự quanh 1.080 +/-) thì khả năng dòng tiền sẽ luân chuyển sang các mã vốn hóa lớn hơn.

Thực ra thị trường vẫn nằm trong vùng đi ngang, phía dưới quanh 1.030 +/-, bên trên quanh 1.080+/-. Tuy nhiên độ rộng và thanh khoản đang cải thiện. Khối lượng và độ rộng đi trước giá nên cũng để ngỏ kịch bản thị trường break khỏi kháng cự và đi lên vùng 1.150 điểm.

Theo tôi, điều quan trọng nhất trong suy thoái để tránh "say sóng" là chọn doanh nghiệp kỹ 1 chút. Trong giai đoạn suy thoái, bất thình lình ra tin xấu là điều bình thường nên nếu không lựa kỹ doanh nghiệp, có khả năng dễ kẹp với những biến số bất ngờ (như kiểu SVB hay các ngân hàng Mỹ...)

Ngoài ra, cần gắn trạng thái kỳ vọng giao dịch với đà phục hồi của nền kinh tế/nhóm ngành/cổ phiếu... tránh trả cho sự “kỳ vọng” quá nhiều mà thực tế chưa theo kịp.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

HDBank đạt 3 giải thưởng tại cuộc bình chọn "Doanh nghiệp niêm yết 2024"

HDBank đã xuất sắc đạt ba giải thưởng danh giá tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, tiên phong trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và cam kết minh bạch thông tin, quản trị chuyên nghiệp.

Bảng xếp hạng ROE ngân hàng quý 3/2024: HDBank tiếp tục dẫn đầu, MB áp sát ACB, Techcombank đang trở lại Lãi suất ngân hàng HDBank mới nhất tháng 11/2024: Gửi online 18 tháng có lãi suất cao nhất

Bốn tác động lên ngân hàng Việt khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ

Chính sách tăng thuế thương mại của ông Trump có thể tác động lên các nền kinh tế xuất khẩu như Việt Nam, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến lĩnh vực ngân hàng qua bốn yếu tố: tăng trưởng tín dụng, lãi suất, tỷ lệ nợ xấu, và lợi nhuận trước thuế.

Đồng USD lên cao nhất 4 tháng, Bitcoin tiến sát mốc 90.000 USD: Hàng loạt tài sản thăng hoa chưa từng có sau khi ông Trump giành chiến thắng Dragon Capital đánh giá toàn diện tác động của việc ông Trump tái đắc cử đến chứng khoán Việt Nam

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Ngày 12/11/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Cổ phần Công nghệ KiotViet (KiotViet) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ ngân hàng tích hợp trên phần mềm KiotViet.

Hai cổ đông nắm gần 96% vốn BIDV BIDV đồng hành với chương trình giáo dục tài chính cá nhân đầu tiên cho sinh viên

Top 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất tính đến hết quý III/2024

Theo thống kê từ báo cáo tài chính quý III/2024 được 29 ngân hàng đã công bố (không bao gồm Agribank), tổng tài sản của các ngân hàng này đạt hơn 16,2 triệu tỷ đồng, tăng 8,6% so với cuối năm 2023. Trong đó, 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất, gồm: BID

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh: Loạt cổ phiếu tăng vọt sau "tin vui" cổ tức, một mã bứt phá 82% sau một tuần

Chính phủ yêu cầu hoàn thiện phương án xử lý đối với ngân hàng SCB ngay trong tháng 12

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng kiểm soát đặc biệt còn lại; hoàn thiện phương án xử lý đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trong tháng 12 năm 2024.

“Vụ việc SCB không thuộc phạm vi của kiểm toán nhà nước” Đình chỉ 4 cán bộ kiểm toán Deloitte Việt Nam liên quan vụ SCB

Ngân hàng Nhà nước ban hành một loạt quyết định về lãi suất tiền gửi

Nhằm đảm bảo tính thống nhất về căn cứ pháp lý với các Thông tư quy định về lãi suất tiền gửi, ngày 01/11/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành các Quyết định 2410/QĐ-NHNN và 2411/QĐ-NHNN quy định về lãi suất tiền gửi trong đó chỉnh sửa căn cứ pháp lý ban hành và không thay đổi các mức lãi suất tiền gửi.

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất? Nhân viên ngân hàng nào có thu nhập cao nhất?