Sun Group đề xuất xây tuyến đường sắt nhẹ từ Sài Gòn đến Tây Ninh dài gần 100km

Tuyến đường sắt nhẹ (LRT) sẽ chạy dọc theo tuyến đường ven sông Sài Gòn, kết nối thẳng tới Tây Ninh với chiều dài gần 100km, tạo hành lang phát triển du lịch xuyên suốt, thúc đẩy kinh tế, xã hội của toàn vùng Đông Nam Bộ phát triển xứng với tiềm năng.

Tập đoàn Sun Group vừa gửi tới UBND TP. Hồ Chí Minh ý kiến đóng góp cho Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.

Theo đó, TP. Hồ Chí Minh cần bổ sung vào quy hoạch trục đại lộ rộng 8-10 làn xe chạy dọc theo sông Sài Gòn, kết nối với Bình Dương, Tây Ninh. Tâm điểm là tuyến đường sắt nhẹ kết nối thẳng tới Tây Ninh, giúp giao thương giữa TP. Hồ Chí Minh với Tây Ninh nói riêng, các tỉnh ven sông Sài Gòn nói chung ngày càng thuận lợi.

song-sai-gon.jpg
Hành lang sông Sài Gòn cần là trung tâm của các quy hoạch sắp tới. Ảnh: Shutterstock

Mở không gian phát triển mới cho TP. Hồ Chí Minh - Tây Ninh

Theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040 tầm nhìn đến năm 2060, TP. Hồ Chí Minh sẽ có tuyến giao thông ven sông Sài Gòn 3-4 làn xe, tổng chiều dài 78,2km.

Tuy nhiên, để đón đầu tiềm năng phát triển trong tương lai, Tập đoàn Sun Group đề xuất cần phát triển mạng lưới giao thông đồng bộ, với đại lộ quy mô 8-10 làn xe, kết nối Sài Gòn với Bình Dương và Tây Ninh, bám theo sông Sài Gòn, tạo liên kết sâu rộng với các tỉnh Đông Nam Bộ.

Cụ thể, tuyến đường đến Tây Ninh đi theo tỉnh lộ 6 (thuộc TP Hồ Chí Minh) hướng về phía Tây Ninh sau đó kết nối vào đường tỉnh 789 (thuộc tỉnh Tây Ninh). Đây là đường Quốc lộ 22C theo định hướng phát triển mạng lưới giao thông vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đặc biệt, tuyến đường sắt hạng nhẹ (LRT) chạy dọc tuyến đường ven sông Sài Gòn không chỉ dừng tại huyện Củ Chi như dự kiến trong quy hoạch mà sẽ kéo dài toàn tuyến lên Tây Ninh, dài gần 100km.

Quảng cáo

Như vậy, tuyến đường sắt hạng nhẹ (LRT) sẽ bổ sung thêm loại hình giao thông mới (cùng với đường thủy, đường bộ), hoàn chỉnh hành lang phát triển kinh tế, du lịch vùng Đông Nam Bộ, mở rộng hoạt động giao thương giữa Sài Gòn với Bình Dương, Tây Ninh. Điều này góp phần giảm áp lực giao thông cho tuyến đường bộ hiện hữu, giảm tình trạng kẹt xe, thêm nhiều lựa chọn hơn cho người dân, du khách. Khi đi vào hoạt động, tuyến đường sắt hạng nhẹ mới sẽ kết nối Sài Gòn với các điểm đến hấp dẫn của Tây Ninh như Núi Bà Đen, thúc đẩy du lịch Tây Ninh phát triển.

dinh-nui-le-nhat-hung-phat-1.jpg
Núi Bà Đen (Tây Ninh) nhìn từ phía Hồ Dầu Tiếng. Ảnh: Lê Nhật Hưng Phát

Là phương tiện giao thông chạy bằng điện, đường sắt nhẹ (LRT) được mệnh danh là phương tiện “giao thông xanh”, bởi không xả khí thải carbon ra môi trường. Đây là phương tiện giao thông tốc hành, có khả năng thúc đẩy và kết nối với các phương tiện giao thông đường bộ khác, thuận tiện trong di chuyển.

Ông Hoàng Anh Tú - Giám đốc dự án Tập đoàn BCG Việt Nam khẳng định: “Việc đầu tư tuyến đại lộ từ 4-10 làn xe, gồm hỗn hợp đường bộ, đường sắt đô thị kết nối từ TP. Hồ Chí Minh qua Củ Chi lên núi Bà Đen, Tây Ninh là cần thiết, bắt kịp xu thế của các đại đô thị phát triển trên thế giới. Từ đó có thể mở ra hướng phát triển du lịch, đô thị, thương mại với điểm nhấn là sông nước, xóa được những điểm nghẽn, phát huy tiềm năng cho Tây Ninh và kết nối đối với TP Hồ Chí Minh tốt hơn”.

“Át chủ bài” đưa TP. Hồ Chí Minh giữ vững vị thế đầu tàu dẫn dắt kinh tế vùng Đông Nam Bộ

Theo KTS Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, việc phát triển trục hạ tầng du lịch cao cấp, hạ tầng giao thông hiện đại gồm đường sông, đường bộ, đường sắt song song kết nối từ TP. Hồ Chí Minh- Củ Chi - Núi Bà Đen - Tây Ninh trong đồ án quy hoạch TP. Hồ Chí Minh tương lai sẽ tạo ra không gian “trên bến dưới thuyền” sôi động cho hành lang sông Sài Gòn.

“Nếu triển khai được trục kinh tế này sẽ vừa giải quyết vấn đề giao thông, logistic và vấn đề tổ chức dân cư, hình thành chuỗi hệ sinh thái du lịch liên vùng, tạo điều kiện cho Tây Ninh phát triển. Trục phát triển này cũng đi qua Núi Bà Đen - nóc nhà của khu vực Đông Nam Bộ. Vì vậy, trục này không chỉ là trục liên kết chuỗi kinh tế quốc tế, mà cũng cần là trục “xương sống” về du lịch đối với TP. Hồ Chí Minh”.

Ngoài đề xuất đầu tư hạ tầng giao thông mới, Tập đoàn Sun Group cũng đóng góp thêm ý kiến về quy hoạch phát triển các khu vực giàu tiềm năng văn hóa, du lịch, đô thị của Sài Gòn như: Khu thể dục thể thao Rạch Chiếc, Công viên văn hóa lịch sử các dân tộc Việt Nam (TP Thủ Đức), Safari Củ Chi,… và các khu đô thị lấy sông Sài Gòn làm trung tâm như: Khu đô thị Thanh Đa (Bình Quới, quận Bình Thạnh), Khu đô thị Trường Thọ (TP Thủ Đức), các Khu đô thị dọc sông Sài Gòn (huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn) theo từng phân khu.

Sun Group đề xuất TP. Hồ Chí Minh xem xét và bổ sung các nội dung góp ý vào quy hoạch chung. Những ý kiến đề xuất của Sun Group được kì vọng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của TP Hồ Chí Minh, khơi dậy sức sống của sông Sài Gòn, kích hoạt các tiềm năng du lịch, xác lập vị thế đầu tàu kinh tế - xã hội cho TP Hồ Chí Minh trong tương quan Vùng Đông Nam Bộ. Dự kiến, các ý tưởng mới khi triển khai sẽ tạo ra động lực mới đưa TP. Hồ Chí Minh phát triển toàn diện.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Những doanh nghiệp có "cửa sáng" hưởng lợi theo dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Với chủ trương ưu tiên nội địa hóa, nhiều doanh nghiệp sắt thép, vật liệu xây dựng, nhà thầu thi công,... được kỳ vọng có cơ hội tham gia sâu vào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và không để vụt mất cơ hội ngay trên sân nhà.

Chủ tịch FECON: "Nhà thầu nội đủ năng lực tham gia làm đường sắt tốc độ cao" Hòa Phát đang chuẩn bị nhân lực và thép chất lượng cao để tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Cổ phiếu tăng 62% từ đầu năm, doanh nghiệp bất động sản dừng kế hoạch chào bán cho cổ đông

Lý do để thay đổi phương án chào bán cổ phiếu phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại, kế hoạch huy động và sử dụng vốn trong thời gian tới.

Pyn Elite Fund gia tăng tỷ trọng cổ phiếu ngân hàng Cổ phiếu FPT lập đỉnh, tăng lên hơn 144.000 đồng/cổ phiếu

Kinh doanh thụt lùi, vì sao giá cổ phiếu Viettel Post (VTP) vẫn tăng bất thường?

Từ đầu tháng 10/2024, giá cổ phiếu Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Mã CK: VTP) giao dịch ở ngưỡng 75 nghìn đồng/cp rồi bất ngờ tăng mạnh lên ngưỡng 130 nghìn đồng/cp mặc dù tình hình kinh doanh của doanh nghiệp này đang đi "giật lùi". Đây được coi là điều khá bất thường trên thị trường chứng khoán.

Phó Tổng giám đốc trẻ nhất của Viettel là ai? Cổ phiếu “họ Viettel” đồng loạt tăng mạnh

Quản trị công ty là kênh quan trọng để dẫn vốn cho thị trường và doanh nghiệp

Các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm ra cách thức để nâng cao chất lượng quản trị công ty, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư xanh đến từ các nhà đầu tư có trách nhiệm, đồng thời rút ngắn khoảng cách về mặt bằng quản trị công ty với khu vực Đông Nam Á.

PVCFC được vinh danh 3 hạng mục về quản trị và phát triển bền vững HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC

CEO Thuduc House từ nhiệm, Ban giám đốc hết sạch người

Chỉ sau hơn 7 tháng ở vị trí CEO Thuduc House, ông Nguyễn Hải Long bất ngờ từ nhiệm. Hiện doanh nghiệp này đang đối diện với nguy cơ không còn thành viên nào trong Ban giám đốc.

Tân Tạo và Thuduc House bị dừng làm thủ tục hải quan do nợ thuế Cổ phiếu HAGL, Thuduc House, An Phát Holdings tiếp tục bị HoSE giữ nguyên diện cảnh báo

Cổ phiếu FPT lập đỉnh, tăng lên hơn 144.000 đồng/cổ phiếu

Trong khi VN-Index vẫn chật vật trong vùng 1.200-1.300 điểm, thậm chí có thời điểm để thủng mốc 1.200 điểm, cổ phiếu FPT lại liên tục vượt đỉnh. Phiên giao dịch ngày 29/11, FPT tăng 3,5% lên 144.300 đồng/cổ phiếu, tăng 70% kể từ đầu năm.

Đặt cược vào AI, FPT có chiến lược phát triển mới bám vào 5 từ khoá FPT dự chi gần 1.500 tỷ đồng trả cổ tức