Cổng thông tin thống kê Hàn Quốc (KOSIS) cho biết chỉ số sản xuất chất bán dẫn của Hàn Quốc trong quý 3 năm nay là 320,6 (trên thang 100, dựa trên tiêu chuẩn năm 2015), giảm 11% so với quý trước.
Đây là mức giảm lớn nhất trong 14 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 (-23,6% trong quý 4).
Tính đến nay, sản lượng chất bán dẫn đã giảm trong hai quý liên tiếp bắt đầu từ quý 2 năm nay với 1,8%.
Ngoài ra, hàng tồn kho bán dẫn cũng đang có xu hướng tăng lên. Tính đến quý 3, chỉ số tồn kho chất bán dẫn đứng ở mức 237,1 (trên thang 100, dựa trên tiêu chuẩn năm 2015), tăng 17,4% so với quý trước.
Xét theo đơn vị 1 tháng, tồn kho chất bán dẫn tăng 6,1% trong tháng 6, tăng 12,4% trong tháng 7, 3,8% trong tháng 8 và 0,6% trong tháng 9, duy trì xu hướng tăng trong 4 tháng liên tiếp.
Sự suy giảm của ngành công nghiệp bán dẫn sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất, mà còn ảnh hưởng tới cả lĩnh vực đầu tư và xuất khẩu, và có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế nói chung.
Một quan chức của Cục Thống kê Quốc gia cho biết việc do nhu cầu về công nghệ thông tin (CNTT) giảm vì kinh tế toàn cầu suy thoái dường như đã ảnh hưởng đến xuất khẩu chất bán dẫn.
Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) trong báo cáo “Xu hướng kinh tế tháng 10” đã nhận định rằng lĩnh vực bán dẫn đã thu hẹp do nhu cầu bên ngoài giảm và xuất khẩu cũng chậm lại gây tác động tiêu cực đến sự phục hồi kinh tế.
Theo KDI, xuất khẩu chất bán dẫn đã giảm 5,7% trong tháng 9, tháng giảm thứ 2 liên tiếp, và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nói chung cũng chậm lại chỉ còn chưa bằng 50% so với tháng trước đó.