Phương Tây bất đồng vì một số đồng minh hưởng lợi lớn từ cuộc khủng hoảng năng lượng

EU khiếu nại khi lợi nhuận của Mỹ, Na Uy ngày càng tăng do cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu.

Theo trang tin EURACTIV.de (Đức) ngày 6/10, khi Mỹ và Na Uy thu được lợi nhuận chưa từng có từ việc giá năng lượng tăng cao, các nước EU đang phàn nàn nhiều hơn và chuẩn bị kiến nghị Ủy ban châu Âu đàm phán một thỏa thuận tốt hơn.

Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu đã khiến giá năng lượng tăng đột biến. Trong khi Nga là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất, thì các đồng minh của EU, chủ yếu là Mỹ và Na Uy, cũng đang thu được lợi nhuận khổng lồ khi họ lấp đầy khoảng trống mà Nga để lại.

Một số nước EU, như Ba Lan, từ lâu đã yêu cầu đàm phán với Na Uy để giảm giá. Đến nay, Đức cũng đã phải lên tiếng.

Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck cho biết Mỹ và nhiều quốc gia đang cung cấp khí đốt cho châu Âu đang lợi dụng cuộc khủng hoảng năng lượng để kiếm lời.

“Một số quốc gia, kể cả những quốc gia đồng minh vẫn sẵn sàng áp giá khí đốt cao ngất ngưởng đối với các hợp đồng giao ngay cho châu Âu. Điều này đặt ra nhiều vấn đề”, ông Habeck nói trong cuộc phỏng vấn với tờ Neue Osnabruecker Zeitung.

Về phần mình, nghị sĩ nghị viện châu Âu của Đức Michael Bloss cho rằng rằng "EU đang ở cùng một con thuyền với Mỹ hoặc Na Uy trong cuộc khủng hoảng này".

“Việc đóng băng khí đốt của Nga không được làm suy yếu EU. Là đồng minh, chúng ta nên hỗ trợ lẫn nhau thay vì khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn. Do đó, Mỹ nên đưa ra một mức giá LNG dựa trên mức của năm trước”, nghị sĩ Bloss nói.

Quảng cáo

Theo dự thảo văn bản kết luận, các nhà lãnh đạo EU sẽ kêu gọi Ủy ban châu Âu đẩy nhanh “đàm phán với các đối tác” để “giảm giá nhập khẩu cho Liên minh châu Âu”.

Nghị sĩ Nghị viện châu Âu Nicolae Ștefănuță nhận xét: “Trong một cuộc khủng hoảng năng lượng ở mức độ lớn như vậy, các giải pháp phải được tìm ra cùng nhau trên tinh thần đoàn kết".

Tuy nhiên, các chuyên gia nghi ngờ sự thành công của cách tiếp cận mới này nhằm mục đích cân bằng tổn thất của cuộc khủng hoảng năng lượng giữa các đồng minh - đặc biệt là liên quan đến Mỹ, nước sẽ phải được thuyết phục để can thiệp vào thị trường của chính mình.

Thierry Bros, chuyên gia khí đốt và Giáo sư tại Đại học Sciences Po, giải thích: “Có vẻ như không thể", đồng thời lưu ý không có khả năng Na Uy cũng sẽ nhượng bộ các yêu cầu của EU.

Ông Bros giải thích: “Đối với Na Uy, hiến pháp quy định chính phủ phải tối đa hóa giá thuê hydrocacbon".

Na Uy, hiện là nhà cung cấp nhiên liệu hóa thạch lớn nhất của EU, đang thu được lợi nhuận khổng lồ từ cuộc xung đột Nga - Ukraine dẫn đến sự tăng vọt giá năng lượng. Các quan chức Na Uy nói rằng họ gặp khó khăn với lợi nhuận như vậy.

Tuy nhiên, Chính phủ Na Uy đã cực kỳ miễn cưỡng hướng tới một giải pháp công bằng vì thu được lợi nhuận khổng lồ. Chính phủ Na Uy lập luận rằng quỹ hưu trí của họ đang bị ảnh hưởng do xung đột, vì vậy nước này cần lợi nhuận.

Mặt khác, khi cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu và cuộc xung đột Nga - Ukraine kéo dài, áp lực đối với Chính phủ Na Uy trong việc viện trợ cho các đồng minh EU của họ sẽ gia tăng.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc

Quyết định của Chính phủ Mỹ về việc tăng thuế đối với xe điện và một số loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ chính các ngành công nghiệp nội địa Mỹ.

Nga tăng thuế nhập khẩu hoa và đồ uống có nồng độ cồn trên 9% từ một số nước Nguyên nhân Mỹ trì hoãn tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc

Trung Quốc chi tiêu cho các dự án hạ tầng toàn cầu cao gấp 9 lần Mỹ

Giai đoạn 2013-2021, Trung Quốc đã cho vay 679 tỷ USD dành cho các dự án hạ tầng toàn cầu như cao tốc, nhà máy điện và viễn thông, trong khi đó, Mỹ chỉ cung cấp 76 tỷ USD cho các dự án tương tự.

Các công ty tiêu dùng lớn của Mỹ lo ngại về sự suy yếu tại thị trường Trung Quốc Giá tiêu dùng tại Trung Quốc trong tháng 7/2024 tăng nhanh hơn dự kiến

Lạm phát giá nhà tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong năm 2025

Theo nghiên cứu được chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại San Francisco, lạm phát giá nhà ở tại Mỹ có thể sẽ giảm trong năm 2025, khi khoảng cách giữa cung và cầu nhà ở được thu hẹp.

Giá vàng "nín thở" chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ Sức ép lạm phát suy yếu mở đường cho Fed hạ lãi suất vào tháng tới

Thời đại tiền rẻ và lãi suất 0% có thể đã vĩnh viễn kết thúc

Một phân tích mới từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond nói rằng, nếu cứ hy vọng quay trở lại những ngày lãi suất 0%, tiền rẻ… sẽ là hy vọng vô ích.

FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn? Đồng USD chịu áp lực trước triển vọng Fed hạ lãi suất

Kinh tế thế giới cần chuẩn bị gì cho kịch bản Fed sắp hạ lãi suất?

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng và chi phí đi vay cao do lãi suất cao sẽ tồn tại trong một thời gian, tiếp tục kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Chứng khoán Mỹ “xanh mướt”, Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố đã đến lúc cắt giảm lãi suất FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn?

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?

Các "ông lớn" tài chính kỳ vọng BoJ tiếp tục tăng lãi suất

Công ty quản lý tài sản lớn số hai thế giới đẩy mạnh nắm giữ vị thế bán khống trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) vì vẫn thấy khả năng BoJ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 12 tới.

BOJ công bố dữ liệu, nghi vấn Nhật Bản chi tiếp 22 tỷ USD can thiệp đẩy giá đồng yên Đồng yen và chứng khoán tiếp tục phản ứng sau khi BoJ tăng lãi suất