Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Tiếp tục điều hành lãi suất ổn định và theo chiều hướng giảm

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa tổ chức Hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngành Ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế tại Khu vực 4 (gồm các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái).

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Tiếp tục điều hành lãi suất ổn định và theo chiều hướng giảm
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP.

Báo cáo tại Hội nghị, Quyền Giám đốc NHNN Chi nhánh Khu vực 4, Trương Thu Hòa cho biết các tỉnh thuộc Khu vực 4 đóng vai trò quan trọng trong việc giao thương và kết nối các khu vực miền núi phía Bắc với các tỉnh khác trong cả nước, cũng như tạo cầu nối giao thương quốc tế qua các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc.

Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, tham gia nguồn lực hoàn thiện cơ sở hạ tầng phát triển KTXH của Khu vực. Đến nay, đã có trên 30 TCTD và 98 Quỹ TDND với trên 450 điểm giao dịch (cả cố định và lưu động) bao phủ rộng khắp các huyện, thành phố, vùng sâu, vùng xa. Tổng huy động vốn toàn khu vực đến 31/1/2025 đạt gần 387 nghìn tỷ đồng, tăng 0,3% so với cuối năm 2024. Tổng dư nợ tín dụng toàn khu vực đến 31/1/2025 đạt trên 442 nghìn tỷ đồng, tăng 12,8% so với cuối 2023, tăng 0,28% so với 31/12/2024; chiếm 40,75% tổng dư nợ của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, chiếm khoảng 2,83% tổng dư nợ nền kinh tế.

Các TCTD trên địa bàn chú trọng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các chương trình tín dụng phát huy tiềm năng thế mạnh của các địa phương. Trong đó, cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn với dư nợ đạt trên 181 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 41% tổng dư nợ; Cho vay DNNVV đạt trên 78 nghìn tỷ đồng, chiếm 18% dư nợ; Cho vay xuất khẩu đạt hơn 12 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 3% dư nợ; Cho vay hỗ trợ NOXH theo Nghị quyết 33 của Chính phủ đạt 162,7 tỷ đồng. Về tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, NHCSXH trên địa bàn đang triển khai 23 chương trình tín dụng với tổng dư nợ đạt gần 32,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,2% tổng dư nợ của NHCSXH tại vùng với gần 661 nghìn khách hàng còn dư nợ.

Trong năm 2024, tại địa bàn đã tổ chức 52 buổi gặp gỡ, đối thoại giữa ngân hàng và doanh nghiệp, thông qua chương trình, các TCTD đã cho vay được khoảng 89 nghìn tỷ đồng cho 2.708 doanh nghiệp, 526 đối tượng khác; cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 33 khách hàng với dư nợ khoảng 589 tỷ đồng; ngoài ra các TCTD còn thực hiện hỗ trợ bằng các hình thức khác như giảm lãi, phí...

Phát biểu tại Hội nghị Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đồng Bùi Văn Quang khẳng định các chi nhánh NHNN các tỉnh trong khu vực triển khai thực chất các chương trình tín dụng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN để các địa phương trong khu vực hoàn thành nghĩa vụ phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể như Phú Thọ, tín dụng đóng góp vào sự phát triển kinh tế tỉnh với tăng trưởng kinh tế GRDP năm 2024 đạt 9,53%, nằm trong nhóm 10 địa phương có tốc độ tăng trưởng cao nhất của cả nước, đứng thứ 3/14 tỉnh trong Vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Hai tháng đầu năm sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng 4,73%; giá trị xuất khẩu ước đạt 2.191,2 triệu USD, tăng 8,5%; Tình hình đăng ký kinh doanh có xu hướng tích cực với số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng khá. Dư nợ tín dụng chiếm 25% tổng dư nợ khu vực 4.

“Chúng tôi cho rằng đây là tín hiệu tích cực cho thấy mục tiêu tăng trưởng GRDP 8% Chính phủ giao có thể đạt và vượt. Đặc biệt, Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn NHNN tiếp tục quan tâm hỗ trợ tạo điều kiện hơn nữa cho tỉnh Phú Thọ tiếp tục tăng trưởng kinh tế như chủ đề hội thảo với mục tiêu trở thành động lực trong vành đai Bắc Giang- Bắc Ninh - Phú Thọ, hiện mục tiêu trở thành trung tâm vùng miền núi phía bắc, cũng như hỗ trợ vốn tạo nền tảng cho sự phát triển của vùng trong thời gian tới. Tỉnh Phú Thọ cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của NHNN Chi nhánh khu vực 4 trên địa bàn để Chi nhánh cùng hệ thống các TCTD trên địa bàn thuận lợi thực hiện tốt vai trò chức năng, đóng góp tích cực và hiệu quả hơn nữa cho sự phát triển của các địa phương trong khu vực 4.

Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, Nguyễn Tuấn Anh nhìn nhận đây là một hội nghị quan trong thể hiện sự quan tâm của NHNN với các tỉnh phía Bắc, địa hình hiểm trở, kinh tế khó khăn, phát triển nhiều hạn chế. Năm 2024 là năm thành công của NHNN với lãi suất được điều tiết mạnh đảm bảo TCTD huy động vốn cho vay hỗ trợ doanh nghiệp được mức tối đa. Và hiện nay các nhiều TCTD hạ lãi suất huy động làm tiền đề hạ lãi suất cho vay. Cho biết dư nợ của các TCTD trên địa bàn tỉnh đạt 50 ngàn tỷ đồng hiện đang tạo điều kiện hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh, song ông mong muốn NHNN có những quan tâm hỗ trợ tỉnh nhiều hơn nữa trong tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ tỉnh sớm đặt mục tiêu tăng trưởng 8,2%. Đặc biệt là đáp ứng vốn trung và dài hạn cho đầu tư hạ tầng cho tỉnh để tạo tăng trưởng đột phá và có nguồn thu lâu dài.

Tại Hội nghị các doanh nghiệp cũng đã nêu nhiều vấn đề khó khăn trong tiếp cận vốn như việc định giá tài sản đảm bảo của dịch vụ định giá còn chưa sát, thiếu hỗ trợ cho doanh nghiệp, quy trình đầu tư dự án còn phức tạp kéo dài làm chậm cơ hội của doanh nghiệp cũng như việc giải ngân của các TCTD. Tài sản hình thành trong lương lại chưa được quan tâm nhiều để làm tài sản thế chấp.

Quảng cáo

Các doanh nghiệp cũng đề xuất cần linh hoạt hơn trong vấn đề lãi suất và kỳ hạn cho vay theo từng đối tượng vay và ngành nghề; tiếp tục có chính sách giãn hoãn, giảm lãi suất; hỗ trợ HTX tiếp cận vốn, đẩy mạnh chuyển đổi số để giảm thủ tục hành chính và chi phí tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nâng mức cho vay tiêu dùng trực tuyến, đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp trong chuỗi liên kết hệ sinh thái...

Chia sẻ tại Hội nghị, đại diện các TCTD như VietinBank, Agribank cho biết hiện có rất nhiều các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, Phó tổng giám đốc VietinBank Lê Duy Hải thông tin từ thực tế hoạt động của ngân hàng cho thấy hấp thụ tín dụng của doanh nghiệp đang không được như cùng kỳ năm 2024.

Báo cáo của NHNN Chi nhánh khu vực 4 cũng chỉ ra lượng doanh nghiệp trên địa bàn còn ít. Đến cuối năm 2024, số doanh nghiệp đang hoạt động và kê khai thuế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là 6,85 nghìn doanh nghiệp; Lào Cai 3,76 nghìn; Vĩnh Phúc 10,24 nghìn doanh nghiệp; Hà Giang 1,46 nghìn doanh nghiệp; Tuyên Quang 1,91 nghìn doanh nghiệp; Yên Bái 2,3 nghìn doanh nghiệp. Trong đó đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ dẫn đến việc hấp thụ vốn tín dụng còn hạn chế. Một số khách hàng có nhu cầu vay vốn tín dụng nhưng chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn/hoặc còn vướng mắc về thủ tục pháp lý, như nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, cơ sở sản xuất.

Phát biểu và chỉ đạo tại Hội nghị, Phó thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết. “Để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế tối thiểu 8% mà Chính phủ đã đặt ra, năm 2025, NHNN đã xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả nước 16% (tức là tăng 2,5 triệu tỷ đồng). Đối với khu vực 04, nếu với mức tăng trưởng chung này thì quy mô tín dụng cần tăng thêm là gần 71 nghìn tỷ đồng. Đây là một thách thức cần sự nỗ lực vào cuộc của cả ngành Ngân hàng, sự hợp tác từ khách hàng, doanh nghiệp và sự hỗ trợ tạo điều kiện của hệ thống chính trị nói chung, đặc biệt là sự quan tâm của các địa phương”.

Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đã khởi sắc nhưng vẫn chưa hết khó khăn Phó thống đốc nhấn mạnh để có thể hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tín dụng phát triển kinh tế, đầu tư, ngành Ngân hàng phải coi đây là vấn đề khó để tìm lối hóa giải. Về phía NHNN đã và đang tạo điều kiện cho các TCTD đưa vốn vào nền kinh tế như đã đặt hạn mức tín dụng 16% cho các TCTD ngay từ đầu năm và hết hạn mức có thể xem xét mở rộng nếu lạm phát ổn định và các ngân hàng vẫn đảm bảo phát triển ổn định lành mạnh. NHNN luôn đảm bảo thanh khoản cho các TCTD và sắp tới sẽ có những điều hành linh hoạt hơn trong việc sử dụng tái cấp vốn liên ngân hàng để các ngân hàng tăng vốn trên thị trường 2.

Ông cũng cho biết NHNN tiếp tục điều hành lãi suất ổn định và theo chiều hướng giảm. Để có mức lãi suất phù hợp thu hút dòng tiền hỗ trợ nền kinh tế, NHNN sẽ đặt vấn đề tiết giảm chi phí tại 4 NHTM nhà nước để từ đó giảm lãi suất cho vay. Và khi đó, các NHTMCP sẽ phải giảm theo theo xu hướng mặt bằng chung của thị trường. Đồng thời NHNN yêu cầu phải luôn luôn công khai minh bạch lãi suất cho vay doanh nghiệp lựa chọn. Quan điểm của NHNN về điều hành tỷ giá ngoại tệ là tiếp tục ổn định.

Với Khu vực 4, Phó thống đốc yêu cầu các TCTD tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2025. Hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, các đề án, dự án trọng điểm về kinh tế - xã hội, các lĩnh vực có thế mạnh của vùng góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du miền núi Bắc bộ đến 2030, tầm nhìn đến 2045. Trong đó ông nhấn mạnh NHNN Chi nhánh khu vực 4 và các TCTD cần phối hợp sở ban ngành hỗ trợ để phát triển tín dụng gắn với thế mạnh địa phương. “Phải thường xuyên nắm bắt đường lối chính sách của chính quyền địa phương. Có bám sát thì mới có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và doanh nghiệp” ông nhấn mạnh.

Đồng thời các TCTD tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng đảm bảo thực hiện lãi suất theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, NHNN; Tăng cường dịch vụ tiền tệ thanh toán để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong việc tiếp cận sản phẩm dịch vụ ngân hàng; Triển khai có hiệu quả, thiết thực Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp bằng các hình thức phù hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của người dân doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng với ngân hàng; Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách.

Phó thống đốc Đào Minh Tú mong muốn các địa phương tiếp tục quan tâm hỗ trợ cho NHNN Chi nhánh khu vực 4 hoàn thiện mô hình sớm ổn định hoạt động hiệu quả. Coi đây là một trong những tổ chức của địa phương giúp cho việc phát nguồn lực trên địa bàn, tạo điều kiện cho các Chi nhánh tham gia vào việc tham mưu và nắm bắt các chủ trương đường lối của tỉnh. Đồng thời tiếp tục quan tâm, hỗ trợ NHTM và QTDND phát triển; tạo điều kiện cho các TCTD xử lý tài sản đảm bảo.

Với các TCTD cần quyết tâm đạt được kế hoạch tín dụng, kinh doanh và để làm được điều này Phó thống đốc nhấn mạnh “Phải thực sự chia sẻ, hỗ trợ với doanh nghiệp, coi doanh nghiệp là bạn hàng đối tác, là một thành tố trong hệ sinh thái của chúng ta để đồng hành. Doanh nghiệp càng lúc khó khăn thì ngân hàng càng phải chia sẻ”.

Theo Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

VietABank báo lợi nhuận quý I đạt 353 tỷ đồng, tăng trưởng 42,5%

Ngân hàng TMCP Việt Á – VietABank vừa công bố BCTC hợp nhất quý I/2025 với lợi nhuận trước thuế đạt gần 353 tỷ đồng, tăng 42,5% so với cùng kỳ năm trước.

8 cổ đông nắm hơn 29% vốn VietABank VietABank (VAB) bị xử phạt và truy thu hơn 4,1 tỷ đồng tiền thuế VietABank tăng mạnh vốn điều lệ, chuẩn bị kế hoạch lên sàn

PGBank báo lợi nhuận quý I giảm 17%

Dù các mảng kinh doanh chính đều tăng trưởng, PGBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý I/2025 đạt 96 tỷ đồng, giảm 17,3% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chính do ngân hàng tăng mạnh trích lập dự phòng.

PGBank đạt 76% mục tiêu lợi nhuận trong năm 2024 PGBank chuẩn bị phát hành 80 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng PGBank đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 70% năm 2025

“Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế vừa là cơ hội, vừa là áp lực với ngân hàng Việt”

Việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế được xem là bước đi chiến lược để Việt Nam thu hút dòng vốn toàn cầu và nâng tầm vị thế tài chính. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam đang đối mặt không ít rào cản về khung pháp lý, năng lực hạ tầng và áp lực cạnh tranh, đòi hỏi một lộ trình bài bản, thận trọng và đột phá chính sách.

Đề xuất thí điểm thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố Đà Nẵng Phó Chủ tịch TTC Group: Cần sớm xây dựng trung tâm tài chính quốc tế để hỗ trợ thị trường vốn Ngân hàng số thế hệ mới – Cơ hội sở hữu “viên ngọc quý” cho nhà đầu tư ngoại?

Xây trung tâm tài chính quốc tế: Cần cơ chế đột phá và hành động cấp tốc

Việt Nam đang đứng trước cơ hội chiến lược để hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, để không bị tụt lại trong cuộc đua khu vực, các chuyên gia cho rằng cần khẩn trương cải thiện thể chế, hoàn thiện hạ tầng và thiết lập cơ chế kết nối xuyên biên giới, nhằm thu hút dòng vốn toàn cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đề xuất thí điểm thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố Đà Nẵng Phó Chủ tịch TTC Group: Cần sớm xây dựng trung tâm tài chính quốc tế để hỗ trợ thị trường vốn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phản hồi kiến nghị vay ngoại tệ của EVN

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phản hồi kiến nghị vay ngoại tệ của EVN

Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với Doanh nghiệp tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng ngày 15/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết đã nhận được kiến nghị của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về vấn đề cho vay ngoại tệ.

Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Khu vực 12 đạt 0,86% Ngân hàng trung ương Trung Quốc tăng dự trữ vàng tháng thứ 5 liên tiếp Loạt cổ phiếu ngân hàng có thể bị các cá mập tổng quy mô 20.000 tỷ bán ra trong kỳ cơ cấu tháng 4

Mở rộng đối tượng tham gia gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng

Ngày 15/4/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Công văn số 2756/NHNN-TD đề nghị các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản với quy mô tổng thể lên đến 100.000 tỉ đồng.

Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Khu vực 12 đạt 0,86% Tăng trưởng tín dụng khởi sắc, đạt 2,49% trong quý I Tín dụng mới của Trung Quốc phục hồi mạnh hơn dự kiến

BAC A BANK gia tăng đặc quyền cho khách hàng dùng thẻ tín dụng quốc tế

Nhằm khuyến khích khách hàng chi tiêu mua sắm qua thẻ tín dụng quốc tế, BAC A BANK thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi đặc quyền dành cho chủ thẻ góp phần giúp khách hàng dễ dàng tận hưởng tiện ích không giới hạn.

Bac A Bank dự kiến tăng vốn lên hơn 10.500 tỷ đồng Bac A Bank ra mắt ứng dụng ngân hàng điện tử phiên bản mới

Trấn Thành chia sẻ góc nhìn về tối ưu dòng tiền cùng Siêu Lợi Suất VIB

Ngày càng thu hút đông đảo người dùng, tài khoản Siêu Lợi Suất của Ngân hàng Quốc Tế (VIB) đang khẳng định vị thế là giải pháp tài chính vượt trội, mang lại giá trị cho khách hàng ở mọi phân khúc. Với lợi suất cao bậc nhất hiện nay cùng tính năng linh

ĐHĐCĐ VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 21%, kế hoạch tăng trưởng tín dụng 22% VIB ra mắt gói vay căn hộ, nhà phố lãi suất 5,9%-6,9%-7,9% cố định trong 6-12-24 tháng

VietABank tăng mạnh vốn điều lệ, chuẩn bị kế hoạch lên sàn

VietABank dự kiến tăng vốn điều lệ lên hơn 11.500 tỷ đồng và chuẩn bị kế hoạch niêm yết cổ phiếu trong năm 2025. Ngân hàng cũng đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 20,3% so với năm trước.

VietABank báo lợi nhuận trước thuế 580 tỷ đồng sau 6 tháng 8 cổ đông nắm hơn 29% vốn VietABank VietABank (VAB) bị xử phạt và truy thu hơn 4,1 tỷ đồng tiền thuế