Phát triển kinh tế ĐBSCL: Dư địa lớn cho ngành thủy sản

Năm 2022, ngành thủy sản cả nước tăng trưởng mạnh mẽ, kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước tới nay với hơn 10 tỷ USD.

Kết quả ấy có sự đóng góp không nhỏ của ngành thủy sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Các ngành, địa phương và doanh nghiệp trong khu vực này đang tiếp tục nỗ lực phát triển ngành thủy sản theo hướng hiện đại, bền vững và phát thải thấp.

Năm thắng lợi của ngành thủy sản

Tại Đồng Tháp, năm 2022, có thể xem là năm thắng lợi của ngành thủy sản nói chung và ngành hàng cá tra nói riêng. Ước đến cuối năm 2022, tổng giá trị sản xuất ngành thủy sản của tỉnh đạt 12.831 tỷ đồng, trong đó, ngành hàng cá tra chiếm 64,1% tổng giá trị sản xuất ngành thủy sản. Đồng Tháp là tỉnh sản xuất cá tra lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm trên 33% diện tích và 34,8% sản lượng cá tra toàn vùng, với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thủy sản (cá tra) của Đồng Tháp so với cả nước chiếm khoảng gần 40%; cung cấp hàng năm khoảng 60% sản lượng cá giống cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Minh Tuấn cho hay, tính đến tháng 11/2022, diện tích lũy kế nuôi cá tra của tỉnh ước đạt 2.450 ha, tăng 17,3% so cùng kỳ năm 2021, với sản lượng thu hoạch 505.000 tấn; xuất khẩu ước đạt 270.077 tấn, kim ngạch ước đạt 847 triệu USD, tăng 31% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021 và đứng đầu trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh, hiện có 28 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản (chủ yếu là chế biến cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu), với tổng công suất thiết kế khoảng hơn 500.000 tấn/năm, thu hút hơn 25.000 lao động.

Thời gian qua, ngành thủy sản Việt Nam đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 trong các ngành kinh tế của đất nước. Cả nước hiện có trên 1 triệu ha nuôi thủy sản, thì ở Đồng bằng sông Cửu Long đã chiếm khoảng 70%. Ngành nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh, là vùng có sản lượng và giá trị lớn nhất cả nước, đóng góp khoảng 65%.

Trong số đó, có hai đối tượng chủ lực là cá tra - đóng góp khoảng 98% và tôm - đóng góp khoảng 63% tổng sản lượng trong cả nước. Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao và làm thay đổi cơ cấu kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân, hiện nay, nuôi trồng thủy sản đang nhận được sự quan tâm lớn từ Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Ngày 11/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 339/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Mục tiêu đến năm 2045, định hướng phát triển thủy sản trở thành ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học - công nghệ tiên tiến, có vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển. Theo đó, nhấn mạnh mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong chuỗi giá trị thủy sản được nghiên cứu, áp dụng và từng bước được nhân rộng.

Hiện đại, giảm phát thải

104351-dong-thap-dien-tich-luy-ke-nuoi-ca-tra-uoc-dat-2-450-ha-2580.jpg

Vùng nuôi cá tra nguyên liệu ở xã Tân Thuận Đông, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Nhựt An - TTXVN

Quảng cáo

Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân cho rằng, cũng như các ngành nông nghiệp khác, nuôi trồng thủy sản trong cả nước nói chung, Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu, gia tăng lượng phát thải và ô nhiễm môi trường. Xu thế nuôi trồng thủy sản hiện nay của thế giới và Việt Nam là tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, hiệu quả và giảm phát thải. Vì vậy, vấn đề phát triển chuỗi thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng hiện đại, bền vững, phát thải thấp là rất cần thiết; góp phần thực hiện chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo định hướng của Chính phủ và ngành nông nghiệp.

Nói về cá tra - một trong hai đối tượng chủ lực của ngành thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đánh giá, tiềm năng, lợi thế về thủy sản, nhất là nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long rất lớn nhưng chưa được khai thác hết, trong quá trình phát triển ngành hàng cá tra phải đối mặt với không ít khó khăn về chất lượng con giống, nguồn giống cá tra bố mẹ chất lượng cao…

Ông Phùng Đức Tiến cho rằng để phát triển ngành hàng cá tra cần khắc phục những hạn chế nói trên và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Một số doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long đã đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào ngành thủy sản, gia tăng giá trị sản phẩm, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường.

Điển hình như Tập đoàn Việt Úc (tỉnh An Giang) ứng dụng công nghệ để chọn tạo giống cá tra nâng cao chất lượng xuất khẩu; Tập đoàn Mỹ Lan (tỉnh Trà Vinh) đã ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong nuôi cá tra. Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (tỉnh Đồng Tháp) cũng ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi và chế biến cá tra đảm bảo xuất khẩu.

Giai đoạn cá thịt, công ty thử nghiệm quy trình nuôi cá hạn chế thay nước (IPRS, vi sinh xử lý môi trường); ưu tiên sử dụng vi sinh có lợi, kiểm soát vi sinh gây hại, hạn chế sử dụng kháng sinh. Công ty sử dụng phụ phẩm sau chế biến cá tra để sản xuất collagen, dầu cá; áp dụng công nghệ hiện đại xử lý nước thải, chế biến, làm phân bón từ bùn thải nhà máy.

Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn chia sẻ, nâng cao chất lượng cá tra thông qua giảm phát thải là một trong những phương hướng tiềm năng giúp nâng giá thành của sản phẩm. Ngành chức năng cần đào tạo kiến thức trong quản lý để ngành hàng cá tra hạn chế phát thải ra môi trường; hỗ trợ nghiên cứu những đề án về giảm phát thải và kinh tế tuần hoàn.

"Nông nghiệp xanh là xu thế, tương lai bền vững, doanh nghiệp chúng tôi cam kết đồng hành cùng Nhà nước, Chính phủ hướng đến mục tiêu giảm phát thải và tăng trưởng kinh tế", bà Trương Thị Lệ Khanh khẳng định.

Để góp phần giảm phát thải, hiện đại hóa ngành thủy sản, một số công ty đã nghiên cứu thành công, cho ra đời nhiều sản phẩm công nghệ hữu ích. Nổi bật là nền tảng số cho hệ sinh thái thủy sản bền vững với tên gọi Tomota của Công ty cổ phần Công nghệ OTANICS (tỉnh Cà Mau).

Theo Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ OTANICS Vũ Văn Vân, các sản phẩm Tomota dành cho trại nuôi tôm như quản lý thiết bị nuôi tôm; quản lý nước trong ao nuôi; kiểm soát chất lượng giống; giám sát tăng trưởng... Đặc biệt, Tomota có thể quản lý thức ăn với cân điện tử trên mặt nước, ghi nhận chính xác giúp quản lý hiệu quả, cho ăn đúng chương trình mong muốn, tránh thất thoát, lãng phí thức ăn và ô nhiễm nguồn nước.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, với tiềm lực mạnh, Đồng bằng sông Cửu Long nên phát triển ngành hàng tôm và cá tra. Ngoài ra, dư địa phát triển nghề nuôi biển còn rất lớn, cần phát huy tiềm năng này để tạo ra ngành hàng mới là sản xuất rong biển, góp phần giảm phát thải.

Ông Lê Văn Sử mong muốn các bộ, ngành liên quan hỗ trợ các địa phương triển khai thực hiện những chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo trên tất cả lĩnh vực của ngành nông nghiệp. Ưu tiên ứng dụng số, trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT) vào quản lý, vận hành và tổ chức sản xuất đối với các khu vực sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao; ứng dụng chuyển đổi số để kiểm soát chất lượng, quản lý khai thác và truy xuất nguồn gốc thủy sản.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Hà Nội chuyển mục đích sử dụng khu đất hơn 3.300 m2 của Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp số 7

Ngày 20/5, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 2523/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung ghi tại Quyết định số 4132/QĐ-UBND ngày 15/6/2005 của UBND Thành phố.

Sun Group được chấp thuận lập hãng hàng không quy mô vốn 2.500 tỷ đồng Đồng Nai mời nhà đầu tư xây Trung tâm hành chính tỉnh 6.800 tỷ đồng

Từ 1/7, vi phạm phòng cháy chữa cháy có thể bị phạt tới 100 triệu đồng

Nghị định 106/2025/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50 triệu đồng. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Tòa án giữ nguyên phán quyết: Coteccons (CTD) phải trả Ricons gần 170 tỷ đồng cùng tiền lãi chậm trả bổ sung Hà Nội giao cho huyện Mỹ Đức 554 m2 đất xây dựng khu đấu giá

Hà Nội giao cho huyện Mỹ Đức 554 m2 đất xây dựng khu đấu giá

Ông Nguyễn Trong Đông, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội vừa ký Quyết định số 2504/QĐ-UBND ngày 19/5/2025 về việc giao 554,3m2 đất tại xã Mỹ Thành (nay là xã Mỹ Xuyên), huyện Mỹ Đức cho UBND huyện Mỹ Đức để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất tại khu 2, khu ao đội 4, thôn Vĩnh Lạc.

Vì sao gói tín dụng nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng giải ngân “ì ạch”? Tòa án giữ nguyên phán quyết: Coteccons (CTD) phải trả Ricons gần 170 tỷ đồng cùng tiền lãi chậm trả bổ sung

Vì sao gói tín dụng nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng giải ngân “ì ạch”?

Báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng cho biết, từ tháng 4/2023 đến nay giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng mới ước đạt khoảng 3.400 tỷ đồng. Điều này cho thấy tốc độ giải ngân “ì ạch”, người dân và doanh nghiệp đều không mặn mà.

Sẽ có gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho nhà xã hội ngay trong tháng 10 Chuẩn bị có thêm gói tín dụng 100.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội

Thêm khu đô thị gần 9.000 tỷ đồng được duyệt quy hoạch ở Hoà Bình

Ông Bùi Đức Hinh, Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình ngày 14/5 đã ký Quyết định số 70/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Mông Hóa - Kỳ Sơn tại xã Mông Hóa và phường Kỳ Sơn, thành phố Hoà Bình.

Novaland (NVL) chuẩn bị xin ý kiến cổ đông về việc hoán đổi nợ cho cổ đông lớn Sau dự án 1,5 tỷ USD tại Hưng Yên, Tập đoàn Trump muốn xây Trump Tower tại Thủ Thiêm

Một loại hình bất động sản đang tái cấu trúc thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng

Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe (wellness resort real estate) đang ngày càng khẳng định vai trò tiên phong trong sự phục hồi và tái cấu trúc thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại Việt Nam.

Vợ Chủ tịch HĐQT một doanh nghiệp bất động sản đăng ký bán sạch 24% cổ phần công ty Việt Nam vẫn là điểm sáng thị trường bất động sản trong khu vực

Thanh Hóa phê duyệt dự án khu công nghiệp gần 1.500 tỷ đồng của Tập đoàn Thái Lan

Dự án có quy mô gần 175 ha, tổng vốn đầu tư giai đoạn đầu lên tới 1.450 tỷ đồng, tương đương khoảng 58 triệu USD tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Tỉnh ven Hà Nội tìm nhà đầu tư xây 2 khu đô thị sinh thái hơn 7.000 tỷ đồng Gói 120.000 tỷ đồng cho nhà xã hội vẫn “ế” sau 4 lần hạ lãi vay

Gói 120.000 tỷ đồng cho nhà xã hội vẫn “ế” sau 4 lần hạ lãi vay

Theo Bộ Xây dựng, sau hai năm triển khai nhưng tỷ lệ giải ngân của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội vẫn rất thấp dù lãi suất cho vay đã giảm hơn 2%.

Hà Nội tìm chủ đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 16.000 tỷ đồng Năm 2025, người dân sở hữu nhà ở xã hội trên 5 năm sẽ không phải nộp khoản phí này khi bán nhà

Vinhomes hợp tác chiến lược với VTK, chung tay kiến tạo cộng đồng Hàn Quốc chuẩn mực tại Ocean City

Ngày 16/5, Công ty CP Vinhomes và Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Khu công nghiệp VTK Hưng Yên (VTK) vừa ký thỏa thuận hợp tác toàn diện, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình xây dựng cộng đồng người Hàn Quốc tại Ocean City.

Vinhomes báo lãi tăng 193%, đạt hơn 2.650 tỷ đồng trong quý đầu tiên của năm 2025 Trái chiều lợi nhuận quý I doanh nghiệp bất động sản: Vinhomes, Nam Long, Khang Điền tăng tốc, Novaland, Đất Xanh đi lùi

Tỉnh ven Hà Nội tìm nhà đầu tư xây 2 khu đô thị sinh thái hơn 7.000 tỷ đồng

Mục tiêu của dự án là xây dựng một tổ hợp khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng, phát triển các dịch vụ du lịch – thương mại cao cấp gắn với cảnh quan tự nhiên ven sông Đà, đồng thời bổ sung hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật hiện đại, đồng bộ tại khu vực.

Khám phá thiết kế và công năng đột phá của Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc Từ nay đến cuối 2026, Novaland (NVL) chưa đủ nguồn tiền để trả các khoản nợ

BIM Group muốn xây tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ lưu trú gần 3.000 tỷ đồng tại Hạ Long

Dự án được xây dựng trên tổng diện tích hơn 13.467 m2, quy mô đầu tư gồm 3 tòa nhà chiều cao 40 tầng nổi, 2 tầng hầm, cung cấp 1.980 căn hộ lưu trú và 53 căn shophouse.

ADB tài trợ BIM Group 107 triệu USD phát triển năng lượng gió tại Ninh Thuận Chủ tịch HĐQT kiêm nhà sáng lập BIM Group Đoàn Quốc Việt qua đời

Hà Nội phê duyệt tuyến đường rộng 25m từ Chiến Thắng đến Nguyễn Xiển

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 2399/QĐ-UBND ngày 13/5/2025 về việc phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường nối từ đường Chiến Thắng kéo dài đến đường Nguyễn Xiển - Xa La, tỷ lệ 1/500 tại các xã Thanh Liệt, Tân Triều, huyện Thanh Trì.

Bứt tốc phát triển hạ tầng, đưa tăng trưởng về đích Trái phiếu bất động sản trở lại “đường đua”

Chính thức ra mắt Boutique Gate - “Cửa ngõ vàng” đón sóng cầu Tứ Liên và Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia

“Cánh cửa cơ hội” đã chính thức mở tại Vinhomes Global Gate khi Boutique Gate - dòng sản phẩm TMDV được thị trường ngóng chờ - chính thức ra mắt, ngày 13/5. Sự kiện thu hút hàng trăm nhà đầu tư đổ về Đông Bắc Thủ đô, đón đầu làn sóng tăng trưởng từ hai cú hích hạ tầng lớn - khởi công siêu dự án cầu Tứ Liên và hoàn thành Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia.

Doanh nghiệp bất động sản hút thành công 12.000 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 4 VARS: Nghị quyết 68 mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản trong trung và dài hạn