Phấn đấu 60% công nhân lao động ở các doanh nghiệp được học tập nâng cao trình độ tay nghề

Một trong những mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu 60% công nhân lao động tại các doanh nghiệp tham gia học tập nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng nghề...
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, lần thứ 28 (Khóa XII) diễn ra sáng 6/7 tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Đình Khang đề nghị các đại biểu nghiên cứu, cho ý kiến về xây dựng Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động (CNLĐ) tại các doanh nghiệp đến năm 2030” theo Quyết định số 1373/QĐ-TTg ngày 30/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ đã được xin ý kiến Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam vào tháng 10/2021. Đồng thời xin ý kiến các ban, bộ, ngành liên quan, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các LĐLĐ tỉnh, thành phố.

Tổng LĐLĐ căn cứ kết quả Đề án đã thực hiện được giai đoạn 2015 - 2020, tiếp thu, hoàn thiện các mục tiêu theo hướng: “Phấn đấu đạt” các mục tiêu; không nâng tỉ lệ mục tiêu “Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số”, “Công nhân học tập các nội dung giáo dục kĩ năng sống”, “Mô hình công nhân đạt danh hiệu Công dân học tập”; không bổ sung mục tiêu “Doanh nghiệp đạt danh hiệu Đơn vị học tập” vì thực tế hiện nay, đời sống việc làm của công nhân còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp không có điều kiện hỗ trợ CNLĐ học tập.

Đề án nêu mục tiêu cụ thể đến năm 2025, phấn đấu đạt:

Về chính trị, pháp luật: 75% CNLĐ tại các doanh nghiệp được tuyên truyền, phổ biến, học tập, quán triệt những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến CNLĐ và gắn với tuyên truyền, phổ biến những nội dung lý luận chính trị cơ bản; 60% CNLĐ tại các doanh nghiệp tham gia học tập nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng nghề; 55% CNLĐ tại các doanh nghiệp tham gia học tập các nội dung giáo dục kỹ năng sống; 50% CNLĐ tại các doanh nghiệp được phổ biến về công nghệ thông tin, công nghệ số. Về mô hình học tập: 30% CNLĐ tại các doanh nghiệp đạt danh hiệu “Công dân học tập” do cơ quan có thẩm quyền ban hành...

Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong CNLĐ tại các doanh nghiệp đến năm 2030” phấn đấu năm 2025, 60% CNLĐ tại các doanh nghiệp tham gia học tập nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng nghề. Ảnh minh họa: Công nhân Công ty TNHH Việt Khánh Phú (Khánh Hòa) đang hoàn thiện sản phẩm da.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, phấn đấu đạt: 90% CNLĐ được tuyên truyền, phổ biến, quán triệt những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến CNLĐ và gắn với tuyên truyền, phổ biến những nội dung lý luận chính trị cơ bản; 75% CNLĐ tại các doanh nghiệp tham gia học tập nâng cao trình độ tay nghề, kĩ năng nghề; 75% CNLĐ tại các doanh nghiệp tham gia học tập các nội dung giáo dục kỹ năng sống; 65% CNLĐ tại các doanh nghiệp được phổ biến về công nghệ thông tin, công nghệ số. Về mô hình học tập: 50% CNLĐ tại các doanh nghiệp đạt danh hiệu “Công dân học tập” do cơ quan có thẩm quyền ban hành”...

Để triển khai có hiệu quả, Đề án nêu các nhiệm vụ, giải pháp gồm: Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về học tập suốt đời, góp phần xây dựng xã hội học tập. Tổ chức biên soạn tài liệu, tập huấn về học tập suốt đời (lý luận chính trị cơ bản; chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người lao động; kĩ năng sống….).

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam trình bày Tờ trình Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong CNLĐ tại các doanh nghiệp đến năm 2030”. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Tuyên truyền, phổ biến tới CNLĐ và cán bộ công đoàn tiêu chí “Công dân đạt danh hiệu học tập”. Nghiên cứu, ban hành chính sách hỗ trợ của tổ chức Công đoàn cho hoạt động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng của CNLĐ. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời cho CNLĐ.

Phát động thi đua học tập, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp gắn với thi đua "Lao động giỏi, Lao động sáng tạo" trong CNLĐ… Hỗ trợ CNLĐ có điều kiện thuận lợi tham gia học tập trên môi trường công nghệ; xây dựng, phát triển và phát huy hiệu quả của “Tủ sách học tập”, “Điểm sinh hoạt, học tập” phục vụ CNLĐ. Làm tốt công tác thương lượng với người sử dụng lao động để đưa nội dung nâng cao trình độ học vấn, tay nghề cho CNLĐ vào thỏa ước lao động tập thể, quy chế, quy định của doanh nghiệp, đơn vị...

"Mục tiêu cao nhất là nâng cao trình độ, tay nghề, kĩ năng thực tế để CNLĐ có việc làm bền vững, từ đó nâng cao thu nhập và đời sống" - đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh.

Đóng góp ý kiến tại Hội nghị, Đại tá Nguyễn Đình Đức - Trưởng Ban Công đoàn Quốc phòng khẳng định, Đề án có ý nghĩa rất lớn, khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNLĐ. Đồng chí đề nghị Tổ soạn thảo rà soát các chỉ tiêu phấn đấu đạt đến năm 2025, đặc biệt lưu tâm đến đối tượng là CNLĐ làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất (làm việc tăng ca vất vả, việc tiếp cận với chương trình đào tạo kĩ năng sống, chuyển đổi số còn hạn chế..) để đảm bảo tính khả thi cao của Đề án.

Theo Lao động Công đoàn

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng tăng cao

Sự tăng trưởng của dòng vốn FDI và các chính sách thân thiện với nhà đầu tư dành cho khu công nghiệp đã tạo điều kiện cho nhu cầu tuyển dụng tăng cao trong lĩnh vực sản xuất, kỹ thuật và bất động sản công nghiệp.
Chat với BizLIVE