PC1 và cách vận động trước một xu hướng quan trọng

Cổ phiếu PC1 đã tăng gần 35% từ đầu năm 2023 và đang đứng trước cơ hội lấy lại xu hướng dài hạn. Bất chấp các diễn biến trái chiều của thị trường, PC1 vẫn tích lũy khá tích cực.

(Ảnh minh hoạ)
(Ảnh minh hoạ)

PC1, cổ phiếu luôn thận trọng trước xu hướng tăng dài hạn

Tuần vừa qua, PC1 gần như đi ngang cùng thị trường khi giảm 0,89%. Trong khi đó chỉ số VN-Index giảm nhẹ 0,75%.

Xét trên khung thời gian trên, PC1 không quá nổi bật tuy nhiên nhà đầu tư đã nắm giữ PC1 từ đầu năm đến nay có lẽ sẽ không mấy bận tâm tới diễn biến trong ngắn hạn.

Thực tế, PC1 tính đến trước phiên 20/3 đã tăng gần 35%, vượt xa mức tăng của chỉ số VN-Index, chỉ tăng 1,6%. Nếu như VN-Index vẫn đang chật vật đi tìm xu hướng thì PC1 có trạng thái tích cực cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn.

Kể từ giữa tháng 2/2023 cho đến nay, cổ phiếu đã vượt lên trên đường MA20 lẫn MA200 và cho đến nay vẫn đang duy trì trạng thái này.

Vận động tích lũy của PC1 có thể sẽ vẫn duy trì bởi trong quá khứ cổ phiếu thường khá "cẩn thận" với khu vực đường MA200 như giai đoạn nửa đầu năm 2019, giữa năm 2020 hay giai đoạn trước cú rơi của thị trường chung vào quý 3/2022.

Nhà đầu tư hoàn toàn có thể đặt PC1 vào tầm ngắm trong giai đoạn tới khi cổ phiếu vẫn giữ được nền giá. Sự kiên nhẫn sẽ là tố chất quan trọng nhất trong việc kiếm lợi nhuận với PC1. Một cú hích về dòng tiền thể hiện qua thanh khoản tăng đột biến trong một vài phiên sẽ là tín hiệu của đợt tăng mới.

Lợi nhuận có thể tăng hơn 90% trong năm 2023

Quảng cáo

PC1 duy trì vị thế hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp điện tại Việt Nam, top 5 khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực tổng thầu EPC dự án xây dựng lưới điện và dự án đầu tư năng lượng tái tạo (NLTT). Công ty hiện có 26 công ty con và 2 công ty liên kết giúp PC1 có năng lực triển khai nhiều dự án cùng lúc.

Quý 4/2022, doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt đạt 2.338 tỷ đồng và 187 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 8,2% và 29%. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 19% lên 21,7% so với cùng kỳ chủ yếu nhờ biên lợi nhuận gộp mảng xây lắp và thiết bị điện tăng 5%.

Trong khi đó, doanh thu hoạt động xây lắp và thiết bị điện đạt 1.454 tỷ đồng, tăng 35% còn doanh thu bán điện đạt 551 tỷ đồng, tăng 29%. Cùng với đó, doanh thu tài chính tăng 156%, do lợi nhuận từ tiền gửi ngân hàng tăng 137%.

Theo cơ chế mới của Quyết định 21/QĐ-BCT về khung giá điện cho điện mặt trời và điện gió chuyển tiếp, ghi nhận mức giảm 16-28% so với giá FIT ưu đãi trước đây. PC1 đã vận hành 3 dự án điện gió Liên Lập, Phong Huy, Phong Nguyên với tổng công suất 144 MW đúng hạn hưởng giá FIT ưu đãi ở mức 8,5 cents/kWh cao hơn 17,7% so với khung giá mới. Theo đánh giá của CTCK Mirae Asset (MAS), đây là nguyên nhân giúp doanh nghiệp sẽ có hiệu quả đầu tư tốt hơn.

Ngoài ra, theo dự thảo quy hoạch điện VIII, điện gió là nguồn ưu tiên phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng hàng năm ước đạt 29,1%/năm trong giai đoạn 2020 - 2035 và 7,5%/năm trong giai đoạn 2035 - 2050 là động lực tăng trưởng cho ngành NLTT.

Mục tiêu phát triển khoảng 16.121 MW điện gió trên bờ và gần bờ, khoảng 7.000MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Tỷ trọng điện gió chiếm khoảng 15,8% tổng công suất hệ thống, trong đó điện gió ngoài khơi là 4,8%.

PC1 đã đặt mục tiêu đến năm 2025, vận hành hiệu quả 350 MW NLTT, lũy kế điện thương phẩm đạt 7 tỷ kWh.

Đồng hành với mảng năng lượng, dự án khai thác, chế biến khoáng sản Niken - Đồng của PC1 với quy mô công suất 600.000 tấn/năm cũng đang có triển vọng khả quan. Dự báo, dự án sẽ vận hành thương mại và đóng góp doanh thu từ quý 1/2023, hưởng lợi khi giá Niken vẫn đang neo ở mức cao (30.740 USD/ tấn vào tháng 1/2023).

Về mảng bất động sản, MAS cho rằng các dự án chậm tiến độ kế hoạch 2022 (PC1 Gia Lâm, PC1 Định Công) có thể bắt đầu đóng góp doanh thu vào năm 2023, với quy mô doanh thu dự kiến trên 1.000 tỷ đồng. Ngoài ra, dự án khu công nghiệp Yên Phong 2A với tổng diện tích quy hoạch là 155 ha, có thể cho thuê trong năm 2023, với mức giá thuê trung bình đạt 130 USD/m2/chu kỳ thuê.

Năm 2023, MAS dự phóng doanh thu và lãi ròng đạt 11.179 và 864 tỷ đồng, tăng 34% và 92% so với cùng kỳ. EPS dự phóng cho năm 2023 ước đạt 3.185 đồng/cổ phiếu, tương ứng P/E ở mức 8,6 lần.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Mang G-Dragon trở lại Việt Nam sau 12 năm, cổ phiếu VPB tăng trần rực rỡ

Không chỉ gây sốt khi công bố đại nhạc hội quy tụ loạt sao Kpop đình đám như G-Dragon và CL, VPBank còn khiến nhà đầu tư sục sôi khi cổ phiếu VPB tăng hết biên độ trong phiên 14/5, thanh khoản vọt lên mức kỷ lục hơn 95 triệu đơn vị.

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 26%, tổng tài sản vượt 1,1 triệu tỷ đồng Chủ tịch VPBank: GPBank sẽ thoát lỗ, đạt lợi nhuận khoảng 500 tỷ đồng trong năm nay VPBank chuẩn bị chi gần 4.000 tỷ đồng trả cổ tức ngay trong tháng 5

Giá vàng SJC tăng nhẹ, chênh với vàng thế giới gần 17 triệu đồng/lượng

Quy đổi theo tỷ giá tại Vietcombank, giá vàng thế giới đang được giao dịch ở mức 101,9 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 16,6 triệu đồng/lượng.

Tỷ giá có thể diễn biến tích cực hơn trong quý II Kho bạc Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ giữa lúc tỷ giá tăng cao UOB: Tỷ giá USD/VND có thể lên 26.300 VND trong quý III/2025

Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn cho NCB lên hơn 19.200 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tăng vốn điều lệ thêm 7.500 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

NCB lên kế hoạch lợi nhuận 59 tỷ đồng, tiếp tục tăng vốn thêm hơn 59% NCB hé lộ quá trình xử lý 200 triệu cổ phiếu Bamboo Airways NCB “gây sốt” với thẻ Visa phiên bản giới hạn, kết nối giá trị lịch sử và tương lai

Nới room ngoại lên 49%: Ngân hàng nào sẽ “nổ phát súng” đầu tiên?

Nghị định 69 cho phép nâng room ngoại lên 49% tại các ngân hàng tham gia tái cơ cấu, mở ra cơ hội lớn cho MB, VPBank và HDBank. Tuy vậy, bài toán nới room không chỉ phụ thuộc vào chính sách, mà còn bị chi phối bởi nhu cầu tăng vốn, yếu tố sở hữu Nhà nước và dòng tiền từ nhà đầu tư ngoại.

Giáo sư Harvard: Các ngân hàng ở Việt Nam thường tương đồng về dịch vụ và định vị Con gái Chủ tịch OCB bán ra hơn 4,6% vốn ngân hàng trong hơn 1 tháng CASA giảm đồng loạt, ngân hàng đối mặt áp lực vốn giá rẻ

Techcombank lập kỷ lục mới sau khi ông Hồ Hùng Anh nói về mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD

Sau gần 2 tuần kể từ khi Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh nói về mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD tại ĐHĐCĐ thường niên 2025, vốn hoá ngân hàng đã tăng thêm gần 1 tỷ USD.

Techcombank duy trì phong độ ổn định trong quý I/2025, củng cố nền tảng tăng trưởng dài hạn Techcombank đề xuất chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%

Techcombank giành giải vàng Stevie Awards châu Á – Thái Bình Dương: Xây dựng thương hiệu từ nội lực, tạo dấu ấn khu vực và Quốc tế

Ngày nay, thương hiệu không còn là một khái niệm gắn với truyền thông đơn thuần, mà đã trở thành một tài sản chiến lược, phản ánh nội lực và năng lực cạnh tranh dài hạn của mỗi tổ chức.

Techcombank duy trì phong độ ổn định trong quý I/2025, củng cố nền tảng tăng trưởng dài hạn Techcombank đề xuất chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%

Tín dụng xanh bứt tốc, nhưng cần khung pháp lý để đi xa

Trong bối cảnh chuyển đổi xanh là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế, nguồn vốn tín dụng xanh đang đóng vai trò ngày càng quan trọng. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít vướng mắc về thể chế, nhận thức và nguồn lực.

Mở rộng đối tượng tham gia gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng Tín dụng khởi sắc, lãi suất huy động có thể tăng dần về cuối năm Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng

PVConnect OIL - “Trợ lý số” đắc lực dành riêng cho cửa hàng xăng dầu

Chuyển đổi số đã len lỏi vào từng ngóc ngách đời sống kinh tế, từ bán lẻ, vận tải đến tài chính - ngân hàng. Giờ đây, ngay cả những cửa hàng xăng dầu vốn quen với sổ sách, máy tính tiền đơn giản cũng bắt đầu ứng dụng công nghệ, quản lý tồn kho, công nợ, log bơm… chỉ bằng vài thao tác trên điện thoại. Một xu hướng mới đang âm thầm định hình: cây xăng truyền thống đang có thêm một “trợ lý số” đắc lực – và đó là lựa chọn không chỉ dành cho các ông lớn.

Vietnam Report vinh danh PVcomBank là doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam 2024 PVcomBank và những dấu ấn ĐHĐCĐ PVcomBank: Bước chuyển mạnh mẽ từ nền tảng số đến hiệu quả kinh doanh

CASA giảm đồng loạt, ngân hàng đối mặt áp lực vốn giá rẻ

Sau giai đoạn tăng trưởng ấn tượng nhờ làn sóng số hóa và dòng tiền rẻ hậu Covid-19, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại nhiều ngân hàng đang ghi nhận xu hướng sụt giảm rõ rệt. Diễn biến này khiến chi phí vốn của hệ thống ngân hàng gia tăng khiến biên lãi ròng (NIM) bị thu hẹp đáng kể.

Chuyên gia VPBankS: “Ngân hàng, công nghệ, tài nguyên, bán lẻ có triển vọng tốt ngay cả khi ảnh hưởng bởi thuế quan” Giáo sư Harvard: Các ngân hàng ở Việt Nam thường tương đồng về dịch vụ và định vị Con gái Chủ tịch OCB bán ra hơn 4,6% vốn ngân hàng trong hơn 1 tháng

Doanh nghiệp có tầm, người lao động yên tâm cùng dịch vụ chi trả lương BAC A BANK

Đáp lại sự tin tưởng và đồng hành của Quý Doanh nghiệp, đồng thời tiếp nối thành công từ các chính sách sản phẩm đã triển khai, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức gia hạn Chương trình ưu đãi dành riêng cho Khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ

BAC A BANK gia tăng đặc quyền cho khách hàng dùng thẻ tín dụng quốc tế BAC A BANK thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 12.350 tỷ đồng - thành công đến từ nền tảng vững chắc

LPBank chuẩn bị chi gần 7.500 tỷ đồng chi cổ tức ngay trong tháng 5

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam - LPBank (mã LPB) vừa có Nghị quyết về việc triển khai kế hoạch chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền theo phương án đã được Đại hội đồng thường niên năm 2025 thông qua.

LPBank lên kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 25% bằng tiền, thành lập LPBank AMC Lợi nhuận của LPBank tăng trưởng 10,2% ĐHĐCĐ LPBank: Chưa có kế hoạch bán vốn cho cổ đông ngoại