OCB mua lại 4.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn trong tháng 8

Chỉ trong tháng 8/2024, OCB đã tiến hành mua lại tổng cộng 3 lô trái phiếu với tổng mệnh giá 4.000 tỷ đồng.

OCB mua lại 4.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn trong tháng 8
Ảnh minh họa

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố thông tin về kết quả mua lại 2 lô trái phiếu mã OCBL2225013 và OCBL2225014.

Theo đó, ngân hàng đã mua lại 2 mã trái phiếu trên với tổng giá trị 2.000 tỷ đồng, tương ứng mỗi mã có mệnh giá 1.000 tỷ đồng.

Trong đó, lô trái phiếu OCBL2225013 được phát hành ngày 30/8/2022, kỳ hạn 3 năm, dự kiến năm 2025 mới đáo hạn, lãi suất phát hành 5,4%/năm.

Lô trái phiếu còn lại được phát hành ngày 31/8/2022, kỳ hạn tương tự với lãi suất phát hành 5,4%/năm.

Trước đó, ngày 19/8, ngân hàng đã mua lại mã trái phiếu OCBL2326006 có giá trị 2.000 tỷ đồng, lãi suất phát hành 6,5%/năm, dự kiến năm 2025 mới đáo hạn.

Quảng cáo

Như vậy, trong tháng 8/2024, OCB đã mua lại tổng cộng 3 lô trái phiếu với tổng mệnh giá 4.000 tỷ đồng.

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, từ đầu năm 2024 đến nay, OCB đã tiến hành mua lại trước hạn 14 lô trái phiếu với tổng giá trị 12.400 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, OCB cũng tích cực huy động trái phiếu trong năm 2024 khi đã có tổng cộng 13 lần tiến hành chào bán trái phiếu.

Riêng trong tháng 8, ngân hàng này đã huy động 6.600 tỷ đồng thông qua 6 lô trái phiếu. Lần gần nhất là vào ngày 28/8 vừa qua, OCB chào bán 600 tỷ đồng trái phiếu mã OCBL2427012, lô trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, tương ứng ngày đáo hạn là 28/8/2027. Lãi suất phát hành là 5,5%/năm.

Về tình hình kinh doanh, sau 6 tháng đầu năm 2024, OCB ghi nhận lợi nhuận trước thuế ở mức 2.113 tỷ đồng. Tăng trưởng tín dụng của OCB tính đến hết 30/6/2024 đạt 6,3%, mức cao hơn trung bình ngành.

Tại ĐHĐCĐ 2024, OCB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 6.885 tỷ đồng, tăng 66% so với năm ngoái. Tổng tài sản đến cuối năm dự kiến tăng 19% lên 286.562 tỷ đồng. Tổng huy động thị trường 1 tăng 17% lên 197.346 tỷ đồng. Mục tiêu dư nợ thị trường 1 tăng khoảng 20% lên 177.592 tỷ đồng và sẽ được điều chỉnh theo hạn mức do NHNN phê duyệt. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

Tài chính xanh – Xu hướng toàn cầu và cơ hội cho Việt Nam

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở thành thách thức sống còn đối với nhân loại, tài chính xanh đã nổi lên như một xu hướng tất yếu trong việc tái cấu trúc các dòng vốn đầu tư.

WEF 2023: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự đối thoại về tài chính xanh HDBank đạt 13.017 tỷ lợi nhuận, đẩy mạnh tài chính xanh và chuyển đổi số toàn diện Thúc đẩy tài chính xanh

Gia đình Chủ tịch SSI chuẩn bị được mua hơn 2 triệu cổ phiếu ESOP

Đợt phát hành ESOP 10 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần (CTCP) Chứng khoán SSI đang triển khai với thời hạn nộp tiền cho các bộ nhân viên Công ty là ngày 30/5. Tổng số sẽ có 307 nhân sự được mua cổ phiếu ESOP tại mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

ĐHĐCĐ Techcombank: Khẳng định sẽ đạt các mục tiêu đề ra nhờ nền tảng vững chắc, dự kiến IPO TCBS trong năm nay Chứng khoán MBS đã chuẩn bị xong hồ sơ cho đợt tăng vốn mới năm 2025

Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu

AI không chỉ giúp tự động hóa việc thu thập và tổng hợp dữ liệu, mà còn hỗ trợ phân tích chuyên sâu, phát hiện xu hướng, và đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng báo cáo và hiệu quả quản trị bền vững.

"ESG là cuộc chơi bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn đi dài hơi" Vì sao phần lớn doanh nghiệp tại Việt Nam mới chỉ bắt đầu hành trình ESG? Vì sao thực thi ESG vẫn khó trong ngân hàng Việt?

Cuộc đua phá kỷ lục của cổ phiếu Ngân hàng đã trở lại

Sự khuấy động của dòng tiền đã giúp cho cuộc đua phá kỷ lục giá của nhóm Ngân hàng được hâm nóng trở lại sau cú sốc thuế quan 2025. Ngoài TCB đang liên tục phá kỷ lục, đã có thêm sự trở lại của MBB, STB.

ĐHĐCĐ Techcombank: Khẳng định sẽ đạt các mục tiêu đề ra nhờ nền tảng vững chắc, dự kiến IPO TCBS trong năm nay Cổ phiếu Bất động sản, Chứng khoán giao dịch hứng khởi ngày Vinpearl chào sàn