Nước Anh đối mặt với tình trạng thiếu lao động thời kỳ hậu Brexit

Với việc nguồn cung lao động tại Anh đang bị thiếu hụt, các tập đoàn kinh doanh cho rằng chính phủ Anh cần làm nhiều hơn nữa để khuyến khích người dân trở lại làm việc.

Nhân viên y tế tham gia đình công tại London, Anh, ngày 15/12//2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo một nghiên cứu mới đây, nền kinh tế Vương quốc Anh thời kỳ hậu Brexit (Anh rời Liên minh châu Âu-EU) đang thiếu hụt 330.000 lao động do việc chấm dứt di chuyển lao động tự do với EU.

Nghiên cứu do hai tổ chức Nước Anh trong một châu Âu thay đổi và Trung tâm Cải cách châu Âu thực hiện cho thấy việc chấm dứt di chuyển tự do đang hạn chế nền kinh tế Anh và "góp phần đáng kể" vào tình trạng thiếu lao động ở nước này trong các lĩnh vực yêu cầu tay nghề thấp như hậu cần, xây dựng và khách sạn.

Giáo sư kinh tế và chính sách công tại trường King's College (London), Jonathan Portes, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết tác động lâu dài của sự thay đổi trong mô hình di cư đối với thị trường lao động của Anh sẽ rất sâu sắc.

Sau khi rời EU, Anh đã chuyển sang hệ thống nhập cư dựa trên điểm số, theo đó những lao động lành nghề có thu nhập hơn 25.600 bảng (31.424 USD)/năm hoặc 10,10 bảng/giờ sẽ được cấp thị thực làm việc.

Tuy nhiên, nghiên chỉ ra rằng cơ chế này không đủ để bù đắp cho sự thiếu hụt lao động đến từ EU.

Nghiên cứu được công bố khi Chính phủ Anh đang cố gắng giải quyết các tác động của "thời kỳ nghỉ hưu lớn" gây ra bởi đại dịch, khiến hơn 500.000 người từ bỏ các hoạt động kinh tế kể từ năm 2019.

Các doanh nghiệp đại diện cho các ngành bị ảnh hưởng, như lái xe tải, nhân viên khách sạn, và lao động trong ngành nông nghiệp và xây dựng, đã yêu cầu chính phủ nới lỏng chế độ thị thực bằng cách mở rộng danh sách những nghề thiếu hụt lao động, nhưng nỗ lực này hầu như không thành công.

Nghiên cứu đánh giá sự thiếu hụt lao động tại Anh bằng cách sử dụng dữ liệu trong cuộc khảo sát dân số hàng năm để so sánh số lượng lao động thực tế từ EU và phần còn lại của thế giới so với ước tính về lực lượng lao động nhập cư nếu Anh không chấm dứt di chuyển lao động tự do.

Tính đến tháng 6/2022, số lượng ròng các lao động thiếu hụt tương đương 1% lực lượng lao động của Anh, tức khoảng 330.000 người.

Tuy nhiên, một số lĩnh vực có mức lương thấp bị ảnh hưởng nhiều hơn, như ngành vận tải và kho bãi với lượng lao động thiếu hụt lên tới 128.000 người, tương đương 8% tổng số lao động trong ngành này.

Quảng cáo

Đối với ngành khách sạn và thực phẩm, tỷ lệ này là 4%; và ngành bán buôn và bán lẻ, 3%.

Phó giám đốc Trung tâm Cải cách châu Âu, John Springford, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết việc giảm nguồn cung lao động sẽ hạn chế nền kinh tế, chỉ ra rằng người sử dụng lao động sẽ phải ứng phó bằng cách tăng lương và tăng giá trong khi giảm sản lượng, đặc biệt là trong những ngành khó tự động hóa.

Các tập đoàn kinh doanh cho rằng trong khi chính phủ cần làm nhiều hơn nữa để khuyến khích người dân Anh trở lại làm việc, báo cáo cho thấy rõ ràng nguồn cung lao động trong nước đang có vấn đề.

Bà Jane Gratton, phụ trách về chính sách nhân lực tại Phòng Thương mại Anh, cho biết cạnh tranh về nhân công đang khiến lạm phát tăng và kêu gọi Bộ Nội vụ cải cách danh sách nghề nghiệp thiếu hụt lao động, cho rằng chính phủ cần thực tế về nhu cầu đối với lao động bên ngoài Vương quốc Anh ở một số ngành nghề.

Bà nhấn mạnh Brexit cho phép Anh có quyền kiểm soát biên giới của mình và chính phủ phải sử dụng các đòn bẩy thích hợp để giúp các doanh nghiệp đang gặp khó khăn có được nguồn lao động họ cần.

Logistics UK, tổ chức của ngành hậu cần, đã phối hợp tích cực với chính phủ kể từ cuộc khủng hoảng tài xế xe tải năm 2021 để thúc đẩy tuyển dụng lao động cho ngành, tiến hành các chương trình đào tạo kỹ năng và thực hiện các chiến dịch quảng cáo để thu hút các tài xế trẻ.

Giám đốc chính sách Kate Jennings cho biết Logistics UK đang thúc giục chính phủ đánh một loại thuế mới về kỹ năng lao động để tài trợ cho đào tạo trong các ngành thiếu hụt lao động.

CBI, tổ chức đại diện cho ngành công nghiệp Anh, đồng tình rằng danh sách các nghề nghiệp thiếu hụt lao động cần được cập nhật, song cho rằng Anh cũng cần thực hiện các biện pháp dài hạn để tăng năng suất, vốn là gốc rễ của sự thiếu hụt nhân lực.

Ông Portes và Springford cho rằng thị trường lao động Anh đang đối mặt với sự không chắc chắn trong một số lĩnh vực, như việc dòng người nhập cư đến từ Ukraine và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) sẽ tham gia vào lực lượng lao động như thế nào, và liệu những người lao động EU đã rời Anh trong thời kỳ COVID-19 nhưng có quyền định cư vĩnh viễn theo thỏa thuận Brexit giữa EU và Anh có trở lại Anh hay không.

Trong khi đó, Bộ Nội vụ Anh cho rằng cơ chế nhập cư dựa trên điểm số mang lại lợi ích cho toàn Vương quốc Anh bằng cách cân bằng giữa việc ưu tiên các kỹ năng và tài năng mà Anh có nhu cầu với việc khuyến khích đầu tư dài hạn vào lực lượng lao động trong nước.

Bộ Nội Vụ cho biết đã mở rộng lộ đối tượng công nhân lành nghề được cấp thị thực tới các công việc cần tay nghề trung bình, hiện đang chiếm 60% số lượng công việc của nền kinh tế./.

Minh Hợp (TTXVN/Vietnam+)

Theo www.vietnamplus.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giá dầu tăng nhẹ sau động thái hòa hoãn về thuế quan của Mỹ

Giá dầu thế giới chốt phiên 14/4 tăng nhẹ nhờ thông tin Mỹ miễn trừ thuế quan đối với một số mặt hàng điện tử, cùng dữ liệu cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ trong nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc.

Chiều 8/4, giá dầu tăng khoảng 1% sau khi chạm đáy gần 4 năm Giá dầu thế giới đảo chiều tăng hơn 4%

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau quyết định thuế quan của Mỹ

Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên chiều 14/4 sau khi những quan ngại về chiến tranh thương mại được xoa dịu phần nào nhờ Mỹ thông báo miễn thuế đối với hàng điện tử cuối tuần trước.

Chứng khoán châu Á xanh mướt sau tin nóng, Nikkei nhảy vọt hơn 8% Chứng khoán châu Á tăng mạnh sau tuyên bố hoãn áp thuế từ Mỹ

Trái phiếu chính phủ bị bán tháo, đồng USD thấp nhất trong 1 thập kỷ: Rủi ro Mỹ tăng lãi suất sắp xảy ra?

Đón 'cú sốc' từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, các nhà đầu tư nước ngoài đang bán trái phiếu chính phủ Mỹ - vốn từ lâu được coi là nơi trú ẩn an toàn của thế giới.

Giá trị của đồng USD song hành với sức mạnh của Mỹ? Tài sản Mỹ liên tục bị bán tháo, đồng USD chạm đáy 10 năm so với đồng franc Thụy Sĩ

Singapore nới lỏng đồng nội tệ để ứng phó với thuế quan mới của Mỹ

Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) tiếp tục giảm tốc độ tăng giá của đồng đô la Singapore (SGD) để ứng phó rủi ro gia tăng trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế quan vào thương mại toàn cầu.

Được dự báo sẽ sớm vượt Singapore, Thái Lan, Việt Nam sẽ cần bao lâu để quy mô GDP vượt mốc 1.000 tỷ USD? SK Group đăng ký bán hơn 50 triệu cổ phiếu VIC, cổ đông Singapore thoát hết vốn tại Vinasun

Tín dụng mới của Trung Quốc phục hồi mạnh hơn dự kiến

Tín dụng mới từ các ngân hàng Trung Quốc trong tháng Ba đã phục hồi mạnh hơn dự kiến, khi các nhà hoạch định chính sách cam kết tăng cường kích thích để hỗ trợ nền kinh tế.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ Việt Nam là "mỏ vàng" của AEON năm 2024: Doanh thu gần 3.000 tỷ, chỉ bằng 25% tại Trung Quốc nhưng lợi nhuận tương đương

Tổng thống Mỹ: Có thể có ngoại lệ đối với mức thuế cơ bản 10%

Trong một phát biểu mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết có thể đưa ra một số miễn trừ đối với mức thuế 10% áp dụng cho hầu hết các đối tác thương mại.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ

Các doanh nghiệp công nghệ lo ngại tác động của thuế quan Mỹ

Các nhà cung cấp cho những công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ đang phải đối mặt với mức độ bất ổn do các chính sách thuế quan khó đoán của Tổng thống Donald Trump.

Thị trường Mỹ siết thuế 46%, doanh nghiệp Việt cần tận dụng tốt thế mạnh sẵn có Thuế đối ứng có khiến doanh nghiệp xuất khẩu “việt vị” với kế hoạch kinh doanh năm 2025?

Dòng vốn đầu tư chuyển hướng tác động mạnh tới chứng khoán châu Á

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 11/4 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận rằng chiến lược thuế quan toàn cầu có thể gây ra những tác động ngoài dự kiến.

Chứng khoán châu Á ổn định trở lại sau cú sốc thuế quan Chứng khoán châu Á xanh mướt sau tin nóng, Nikkei nhảy vọt hơn 8%