Tiền lương thực tế ở Nhật Bản giảm mạnh nhất trong hơn 8 năm

Ngày 6/1, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) thông báo trong tháng 11/2022, tiền lương thực tế bình quân đã được điều chỉnh theo lạm phát ở nước này giảm 3,8%, mức cao nhất trong hơn 8 năm qua, chủ yếu do giá cả lương thực và năng lượng tăng.

Điều này diễn ra ngay cả khi chính quyền của Thủ tướng Fumio Kishida đã nhiều lần kêu gọi các công ty tăng lương phù hợp với mức tăng lạm phát nhằm tạo ra chu kỳ tăng trưởng mới cho nền kinh tế Nhật Bản.

Nguyên nhân chủ yếu khiến tiền lương thực tế ở Nhật Bản giảm là do giá cả hàng hóa, nhất là điện và khí đốt, tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của tiền lương danh nghĩa.

Quảng cáo

Theo MHLW, tổng tiền lương danh nghĩa bình quân của một lao động trong tháng 11/2022, bao gồm cả tiền lương cơ bản và tiền làm thêm giờ, tăng 0,5% lên mức 283.895 yen (tương đương 2.120 USD). Đây là tháng thứ 11 liên tiếp, tiền lương danh nghĩa bình quân của lao động ở Nhật Bản tăng, nhưng là lần đầu tiên tăng thấp hơn 1% trong năm 2022.

Trong kỳ báo cáo, tiền thưởng và các khoản bồi thường đặc biệt khác giảm 19,2%, trong khi lương cơ bản bình quân và các khoản thu nhập thường xuyên khác tăng 1,5% lên 249.550 yen, còn tiền làm thêm giờ và các khoản thu nhập bất thường tăng 5,2% lên 19.566 yen.

Tính theo lĩnh vực, ngành dịch vụ thực phẩm có mức tăng lương cao nhất (5,6%) lên mức 124.340 yen, trong khi ngành giáo dục có mức giảm lương mạnh nhất (3,5%) xuống còn 295.139 yen.

Tiền lương bình quân tháng đối với các lao động toàn thời gian tăng 0,2% lên 368.358 yen và đối với lao động bán thời gian tăng 2,2% lên 101.888 yen.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc