Những diễn biến đáng chú ý tại nhóm ngân hàng yếu kém

Trong thời gian gần đây, thị trường liên tiếp ghi nhận những diễn biến mới tại nhóm ngân hàng yếu kém.

Ảnh minh họa

NHNN sắp trình phương án chuyển giao bắt buộc GPBank và Dong A Bank

Tại Nghị quyết số 233/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2024, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương trình trước ngày 20 tháng 12 năm 2024 phương án chuyển giao bắt buộc 02 ngân hàng kiểm soát đặt biệt còn lại (Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu - GPBank, Ngân hàng TMCP Đông Á – Dong A Bank).

Đồng thời, Chính phủ cũng yêu cầu NHNN sớm thực hiện theo thẩm quyền hoặc trình cấp thẩm quyền phương án xử lý đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), không để chậm trễ hơn nữa.

Trước đó, thông tin tại Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc CB và Oceanbank, Phó Thống đốc Đào Minh Tú, cho biết sau CB và Oceanbank, NHNN sẽ tiếp tục thực hiện chuyển giao một ngân hàng nữa trong thời gian tới và một ngân hàng được kiểm soát đặc biệt khác là Dong A Bank đang triển khai lộ trình, còn SCB thì duy trì ổn định.

Chia sẻ chi tiết hơn, ông Nguyễn Đức Long, Phó Chánh Thanh tra, Cơ quan Thanh tra Giám sát NHNN, cho biết hai ngân hàng là Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) dự kiến sẽ tiếp tục được chuyển giao lần lượt cho các ngân hàng khác trong tương lai.

"Mục tiêu chuyển giao bắt buộc là để các ngân hàng quay về hoạt động bình thường, khắc phục lỗ luỹ kế, đảm bảo các quy định về an toàn hoạt động, chấm dứt kiểm soát đặc biệt", ông Long nhấn mạnh và khẳng định mọi quyền lợi người gửi tiền được đảm bảo trước, trong và sau quá trình chuyển giao.

Quảng cáo

Ngoài Vietcombank (nhận chuyển giao CB) và MB (nhận chuyển giao OceanBank), hiện còn có hai ngân hàng khác là VPBank và HDBank cũng đã công bố chủ trương nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém. Cả hai ngân hàng này đều đã được cổ đông phê duyệt phương án nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng thương mại yếu kém và đang chuẩn bị nguồn lực để tiếp nhận. Do đó, nhiều khả năng việc chuyển giao GPBank và Dong A Bank sẽ sớm được thực hiện.

OceanBank đổi tên thành MBV, đồng thời có Chủ tịch và Tổng giám đốc mới

Cùng với những diễn biến tích cực tại GPBank và Dong A Bank thì OceanBank cũng vừa ghi nhận những chuyển động mới sau khi trở thành ngân hàng trực thuộc hệ thống của MB.

Mới đây, MB cho biết, từ ngày 18/12/2024, OceanBank sẽ đổi tên thành Ngân hàng TM TNHH MTV Việt Nam hiện đại, gọi tắt là MBV, hướng đến trở thành một ngân hàng hiện đại, an toàn và bền vững.

Đồng thời, ngày 10/12/2024 vừa qua, MB chính thức bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV), Tổng giám đốc cùng các nhân sự cấp cao HĐTV và Ban Kiểm soát OceanBank.

Theo đó, ông Vũ Thành Trung – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) MB sẽ đồng thời giữ chức vụ Chủ tịch HĐTV tại MBV và ông Lê Xuân Vũ – Thành viên Ban điều hành MB chính thức được bổ nhiệm là Thành viên HĐTV kiêm Tổng giám đốc MBV.

Bên cạnh đó, MB cũng bổ nhiệm các Thành viên Hội đồng thành viên MBV, bao gồm ông Hà Trọng Khiêm – Phó Tổng Giám đốc MB, ông Trần Hải Hà – Giám đốc Khối CIB MB, ông Lưu Hoài Sơn – Giám đốc Ban Kế hoạch và Marketing MB và ông Ngô Anh Tuấn – là thành viên tham gia HĐTV OceanBank nhiệm kỳ trước.

Ban Kiểm soát MBV cũng được kiện toàn gồm 5 thành viên. Trong đó, bà Hoàng Thị Thu Nguyệt giữ chức vụ Trưởng Ban Kiểm soát. Bà Nguyệt đã gắn bó với MB Group 21 năm, với nhiều năm kinh nghiệm tại mảng đầu tư, và là Phó giám đốc khối Đầu tư MB từ năm 2017.

Các thành viên khác của Ban Kiểm soát MBV gồm có bà Hoàng Thị Mỹ Linh, bà Nguyễn Thị Hải Yến, bà Nguyễn Thị Lan và bà Lê Hải Yến.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

MB phát động chương trình trồng 1 triệu cây xanh cho Trường Sa

Ngày 2/4, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) phối hợp cùng Quân chủng Hải quân phát động chương trình “HiGreen Trường Sa” với mục tiêu trồng một triệu cây xanh tại huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam.

MB có thêm 2 cổ đông nắm trên 1% vốn Định giá thương hiệu MB đạt gần 1,6 tỷ USD, tăng 59 bậc lên vị trí 168 trong Top 500 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu 2025 của Brand Finance MB tăng tốc gói vay "Dream Home" – Giúp người trẻ chạm tay vào tổ ấm

Vietbank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 55%, sẽ chuyển sàn trong năm 2025 - 2026

Năm 2025, Vietbank dự kiến lợi nhuận trước thuế đạt 1.750 tỷ đồng, tăng 55% so với kết quả 2024. Nhà băng này cũng cho biết sẽ cân nhắc lựa chọn thời điểm chuyển lên sàn HOSE vào năm 2025 hoặc 2026.

25 cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ Vietbank Vietbank mua lại hai lô trái phiếu với tổng giá trị 400 tỷ đồng

MSB lên kế hoạch thoái vốn TNEX Finance, mua lại một công ty chứng khoán

MSB sẽ trình cổ đông thông qua phương án tìm kiếm đối tác chiến lược để chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn tại TNEX Finance nhằm tối ưu nguồn lực và tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.

9 cổ đông nắm gần 34% vốn của MSB MSB phải vượt nhiều thách thức để hoàn thành mục tiêu lợi nhuận năm Rox Key Holdings đăng ký bán hơn 24 triệu cổ phiếu MSB

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tháng 4/2025: Điều chỉnh giảm nhẹ

Biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm VND thường tại quầy của các ngân hàng trong ngày đầu tháng 4/2025 cho thấy, lãi suất tiền gửi tiết kiệm được điều chỉnh giảm so với tháng trước, với mức giảm từ 0,1 - 1,05%. Theo giới phân tích, NHNN sẽ tiếp tục điều hành lãi suất ổn định để đảm bảo phù hợp với lãi suất chung của nền kinh tế cũng như phù hợp với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác.

Tránh tăng đột ngột lãi suất sau thời hạn ưu đãi Ngân hàng Nhà nước có thể nâng lãi suất điều hành ngay trong quý II Fed vẫn thận trọng điều hành lãi suất trong bối cảnh thuế quan mới

Bac A Bank đặt kế hoạch lợi nhuận khiêm tốn năm 2025, mục tiêu tăng vốn lên 12.351 tỷ đồng

Năm 2025, Bac A Bank đề ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 1.300 tỷ đồng, chỉ tăng 4,4% so với năm trước, đồng thời nhà băng này dự kiến tăng vốn điều lệ lên gần 12.351 tỷ đồng, tương ứng tăng 40%.

Bac A Bank dừng triển khai chào bán gần 90 triệu cổ phiếu Bac A Bank dự kiến tăng vốn lên hơn 10.500 tỷ đồng