Nhân dân tệ bị soán ngôi đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong thanh toán thương mại quốc tế của Nga

Tỷ trọng của đồng nhân dân tệ trong giao dịch thương mại quốc tế của Nga đã giảm xuống còn khoảng 30%.

Nhân dân tệ bị soán ngôi đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong thanh toán thương mại quốc tế của Nga

Rúp đã vượt qua nhân dân tệ để trở thành đồng tiền chính được sử dụng để thanh toán các giao dịch thương mại quốc tế tại Nga, Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) cho biết vào hôm 8/4.

Tỷ trọng của đồng rúp được sử dụng để thanh toán các giao dịch thương mại quốc tế của Nga đã tăng lên hơn 40%, so với mức 1/3 vào năm ngoái. Trong khi đó, tỷ trọng của đồng nhân dân tệ đã giảm nhẹ xuống còn khoảng 30%.

Sau khi bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT chỉ vài ngày sau cuộc xung đột Nga-Ukraine vào tháng 2/2022, Nga đã ngừng sử dụng đồng đô la để thực hiện các thỏa thuận thương mại và chuyển gần sang sử dụng đồng nhân dân tệ cho các giao dịch quốc tế.

Quảng cáo

Tỷ trọng của đồng rúp trong thương mại quốc tế của Nga đã tăng đáng kể từ đầu năm nay. Giao dịch bằng đồng rúp với EU tăng lên 49% (do được miễn trừ lệnh trừng phạt), với Nam Mỹ là 35%, và với Châu Phi là 48%. Trong khi đó, tỷ trọng của đồng đô la và đồng euro trong thương mại giữa Nga với châu Á và châu Phi đã giảm hơn một nửa.

Theo số liệu mới nhất của CBR, bất chấp các lệnh trừng phạt, đồng rúp vẫn nổi lên như một loại tiền tệ chiếm ưu thế trong thanh toán ngoại thương. Theo số liệu tháng 2, đồng rúp chiếm 41,6% thanh toán cho hàng xuất khẩu của Nga và 38,1% cho hàng nhập khẩu, vượt qua các kỷ lục trước đó.

Tỷ trọng đồng rúp trong các giao dịch ngoại thương của Nga chiếm chưa đến 1/3 tổng số giao dịch thanh toán vào năm 2023. Dữ liệu cũng cho thấy việc sử dụng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trong xuất khẩu của Nga giảm. Thanh toán cho xuất khẩu bằng đồng tiền Trung Quốc giảm còn 30,2% và thanh toán nhập khẩu giảm còn 32,3% trong quý 1/2024.

Nga đã loại bỏ hoàn toàn đồng đô la và đồng euro khỏi gần 600 tỷ USD tổng dự trữ quốc tế của nước này. Trong số này, một nửa bị đóng băng trong các tài khoản ở châu Âu. Nửa còn lại bao gồm vàng, nhân dân tệ, và một số loại tiền tệ “thân thiện” khác.

Đồng đô la tiếp tục thống trị các hoạt động thanh toán thương mại toàn cầu khi chiếm khoảng 85% tổng số giao dịch, không thay đổi nhiều trong hai năm qua. Tuy nhiên, sau khi đóng băng khoản dự trữ 300 tỷ USD của CBR, tỷ trọng của đồng đô la trong dự trữ toàn cầu đã giảm đáng kể và hiện chiếm 58% dự trữ ngoại hối được trên toàn cầu tính đến tháng 12/2023.

Theo bne IntelliNews.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro