Nhân dân tệ góp phần đưa Nga quay trở lại top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Ngoài xuất khẩu năng lượng, Nga còn tìm được các cách để đối phó với trừng phạt cũng như nỗ lực cô lập của phương Tây.

Nhân dân tệ góp phần đưa Nga quay trở lại top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới và phân tích thống kê do Sputnik thực hiện, Nga đã trở lại top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới và lần đầu tiên xếp thứ 8 kể từ năm 2014, với giá trị hàng hoá và dịch vụ đạt 2,3 nghìn tỷ USD năm 2022,

Bất chấp các lệnh trừng phạt trên diện rộng từ phương Tây sau khi thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine từ tháng 2/2022, nền kinh tế Nga vẫn đang tỏ ra mạnh khỏe.

Là nước xuất khẩu năng lượng hàng đầu thế giới và bị G7 áp giá trần cùng với nhiều biện pháp gây khó, Nga vẫn duy trì được nguồn thu từ dầu mỏ bằng nhiều cách lách cấm vận. Ví dụ như duy trì đội tàu chở dầu bí mật và có cả các đồng minh giúp đỡ để vận chuyển dầu Nga đi khắp thế giới.

Ngoài xuất khẩu năng lượng, Nga còn tìm được các cách để đối phó với trừng phạt cũng như nỗ lực cô lập của phương Tây. Busines Insider chỉ ra 5 cách giúp Nga vẫn “sống khỏe”.

Nga sử dụng đồng nhân dân tệ để giao dịch

Sau khi một số ngân hàng Nga bị loại khỏi mạng lưới SWIFT, Nga đã chuyển sang sử dụng các đồng tiền khác, đặc biệt là nhân dân tệ cho những giao dịch trước đây được thực hiện bằng USD.

Nga cũng chỉ là một trong số nhiều nước đang nỗ lực phi đô la hóa, giảm sự phụ thuộc vào đồng bạc xanh. Bởi vì Nga là gã khổng lồ năng lượng, một số quốc gia mong muốn giao dịch với Nga đang rất hào hứng với các giao dịch bằng nhân dân tệ.

Theo NHTW Nga công bố ngày 10/4, trong tháng 3 Nga đã mua vào số nhân dân tệ trị giá 41,9 tỷ ruble, tương đương 538 triệu USD, cao gấp 3 so với lượng mua vào trong tháng 2.

Các giao dịch ruble – nhân dân tệ chiếm 39% tổng khối lượng giao dịch trên thị trường ngoại hối Nga. Giao dịch ruble – USD chỉ chiếm 34%.

“Những giao dịch ma” giúp Nga đảm bảo nguồn cung cho quốc phòng và hoạt động tình báo

Quảng cáo

Theo một bài viết mới đây trên tờ Financial Times, bất chấp lệnh cấm vận nghiêm ngặt hạn chế châu Âu xuất khẩu nhiều mặt hàng sang Nga, Nga vẫn nhận được số hàng hóa trị giá ít nhất 1 tỷ USD nhờ các “giao dịch ma”.

Các mặt hàng này bao gồm linh kiện máy bay quân sự, thiết bị quang học và tuabin khí. Một lượng hàng hóa trị giá 2 tỷ USD có đích đến chính thức là các nước thuộc Liên bang Xô Viết cũ gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, and Armenia. Tuy nhiên chỉ một nửa trong số này tới các địa điểm nói trên. Financial Times nhận định số còn lại đã vào Nga.

Đội tàu chở dầu bí mật vận chuyển dầu Nga đi khắp thế giới

Nhiều chuyên gia trong ngành nghi ngờ có 1 đội gồm nhiều tàu chở dầu đã cũ và không bật thiết bị theo dõi tín hiệu đang bí mật vận chuyển những thùng dầu Nga bị cấm vận tới nhiều địa điểm trên toàn cầu.

Đội “tàu ma” này giữ cho hoạt động xuất khẩu dầu – vốn rất quan trọng đối với kinh tế Nga – vẫn hùng mạnh. Tuy nhiên, chúng ngày càng gây nhiều lo ngại vì những con tàu cũ kỹ có nguy cơ tai nạn khá cao. Bảo hiểm sẽ là 1 vấn đề, bởi vì chủ tàu thường giấu mặt vì thế các cơ quan chức năng sẽ khó truy tìm người bồi thường.

Cũng theo FT đăng tin từ tháng 12 năm ngoái, Nga đã huy động được đội tàu hơn 100 chiếc để lách cấm vận. Còn theo Reuters, những chủ mới của các con tàu (phần lớn đến từ Trung Đông và châu Á) đã quay sang dùng những con tàu cũ kỹ này do giá thuê tàu chở dầu từ Nga sang Ấn Độ và Trung Quốc tăng vọt.

Quay sang nhập khẩu từ “thị trường xám” sau khi một loạt công ty phương Tây rời khỏi Nga

Nhiều tập đoàn đa quốc gia đã rút khỏi Nga sau xung đột, khiến Nga còn rất ít lựa chọn về hàng hóa nhập khẩu. Để đối phó, từ tháng 5/2022, Nga đã hợp thức hóa hình thức “nhập khẩu song song”, tức nhập khẩu lại từ một thị trường khác và không cần được chủ sở hữu thương hiệu cho phép.

Chỉ sau 3 tháng áp dụng, thị trường xám này đã đạt quy mô gần 6,5 tỷ USD. Như vậy người Nga vẫn có thể mua được những chiếc điện thoại iPhone mẫu mới nhất dù bị cấm vận.

Tháng 3/2023, Bộ Công nghiệp Nga mở rộng danh sách các thương hiệu được phép nhập khẩu song song. Có thể kể đến một số cái tên như các hãng đồ chơi Mỹ Hasbro và Mattel, đồ nội thất Ikea (Thụy Điển) và một số thương hiệu đồ xa xỉ như Giorgio Armani và Yves Saint Laurent.

Dầu Nga vẫn chảy vào các nước phương Tây nhờ nhiều kênh trung gian

Mặc dù các lệnh cấm vận của phương Tây khá nghiêm ngặt – bao gồm lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga của EU và áp giá trần 60 USD/thùng, dầu Nga vẫn tìm được đường chảy vào những nước này.

Theo 1 nghiên cứu của CREA công bố tháng trước, các nước phương Tây đã cấm dầu Nga vẫn nhập tổng cộng gần 46 tỷ USD các sản phẩm dầu của Nga. Nguyên nhân là bởi họ vẫn mua những sản phẩm từ các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ và UAE, trong khi những nước này đã mua rất nhiều dầu Nga.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chờ đợi thêm tín hiệu, các thị trường châu Á biến động “cầm chừng”

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12 của Mỹ, dự kiến công bố ngày 31/1, để đánh giá xu hướng lạm phát.

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12 Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall

FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Sau cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2025, diễn ra trong hai ngày 28-29/1, Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản, tạm dừng xu hướng nới lỏng chính sách đã duy trì trong khoảng nửa năm qua khi các quan chức xem xét b

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát Chờ tin từ Fed, giá dầu thế giới tăng từ mức thấp nhất trong nhiều tuần

Yếu tố làm nên sức bật cho nền kinh tế “ngôi sao” của châu Âu

Tây Ban Nha đang nổi lên như một điểm đến du lịch hấp dẫn, đồng thời gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, cạnh tranh với cả Mỹ.

Đường ống mới Pháp - Tây Ban Nha có giải quyết được khủng hoảng năng lượng châu Âu? Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á như thế nào?

AI có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng, nhưng các nhà hoạch định chính sách có thể chống lại điều này bằng mạng lưới an toàn xã hội hiệu quả hơn, triển khai các chương trình đào tạo lại kỹ năng và ban hành các quy định để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ

Trí tuệ nhân tạo đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế? Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025