Giá dầu hạ hơn 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Hai. Như vậy, giá dầu tiếp nối đà suy giảm sau khi ghi nhận đến 4 tuần giảm giá, nhà đầu tư trên thị trường cân bằng tâm lý giữa yếu tố thiếu hụt nguồn cung và những nỗi lo kinh tế tại Mỹ và Trung Quốc.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai giảm 81 cent tương đương 1,1% xuống 74,17USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai giảm 83 cent tương đương 1,2% xuống 70,04USD/thùng.
Cả hai loại giá dầu đã giảm đến 1,5% trong tuần vừa qua.
Trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu tuần trước, đồng USD tăng nhẹ so với đồng euro và hướng đến tuần tăng giá mạnh nhất tính từ tháng 2/2023 bởi những bất ổn liên quan đến vấn đề trần nợ Mỹ và chính sách tiền tệ làm cho nhiều nhà đầu tư chuyển hướng sang nắm giữ các tài sản an toàn.
Đồng USD mạnh hơn khiến cho các tài sản được định giá bằng đồng USD trở nên đắt đỏ hơn đối với nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác.
“Việc thiếu niềm tin vào nền kinh tế đang dẫn đến việc vị thế của đồng USD giảm sút, và nó cũng tạo ra tâm lý bi quan về nhu cầu dầu”, chuyên gia tại Again Capital LLC – ông John Kilduff phân tích.
Hiện đang xuất hiện ngày một nhiều nỗi lo về khả năng Mỹ, nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới, sẽ rơi vào suy thoái kinh tế. Đồng thời, các cuộc đối thoại ngăn khả năng Mỹ vỡ nợ bị trì hoãn, ngày một nhiều người lo ngại về khả năng sẽ có thêm cuộc khủng hoảng khác ảnh hưởng đến các ngân hàng khu vực.
Theo thống đốc Fed - bà Michelle Bowman công bố vào ngày thứ Sáu, Fed sẽ cần phải nâng lãi suất mạnh tay hơn nữa nếu lạm phát duy trì ở ngưỡng cao. Bà Bowman đồng thời cũng nói thêm rằng dữ liệu công bố vào tháng này chưa đủ để thuyết phục bà rằng áp lực giá cả đang giảm đi.
Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2023 tăng trưởng chậm hơn so với kỳ vọng, lạm phát giá cả tại các nhà máy tồi tệ hơn làm cho nhiều người không khỏi hoài nghi về quá trình phục hồi của kinh tế Mỹ tính từ sau đại dịch COVID-19.
Trong tuần này, số lượng giàn khoan dầu và khí đốt tại Mỹ rơi xuống ngưỡng thấp nhất trong gần 1 năm. Số lượng giàn khoan khí đốt tại Mỹ trong tuần gần nhất giảm sâu nhất tính từ tháng 2/2016, theo số liệu của công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes công bố trong báo cáo vào ngày thứ Sáu.
Tuần gần nhất, số lượng giàn khoan dầu tại Mỹ giảm 2 xuống còn 586 giàn khoan, ngưỡng thấp nhất tính từ tháng 6/2022, số lượng giàn khoan khí đốt hạ 16 xuống còn 141 giàn khoan, thấp nhất tính từ tháng 4/2023.
Thị trường được hỗ trợ tâm lý từ dự báo về khả năng nguồn cung thâm hụt trong nửa sau của năm dù rằng Bộ trưởng Năng lượng Iraq Hayan Abdel-Ghani nói với Reuters rằng ông không mong OPEC+ sẽ quyết định giảm sản lượng trong cuộc họp lần tới tại Vienna vào ngày 4/6/2023.
Thị trường dầu được hỗ trợ bởi dự báo về khả năng thâm hụt nguồn cung trong nửa sau của năm dù rằng Bộ trưởng Năng lượng Iraq Hayan Abdel-Ghani nói với Reuters vào ngày thứ Sáu rằng OPEC không có ý định giảm sản lượng khi nhóm họp tại Vienna – Áo vào ngày 4/6/2023.
Báo cáo của OPEC vào ngày thứ Năm tuần vừa rồi cho thấy nhóm sản xuất này cho rằng nhu cầu đối với dầu thô do các nước này sản xuất giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 12/2023 nhiều khả năng sẽ cao hơn khoảng 90.000 thùng/ngày so với tính toán trước đây.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã giữ nguyên dự báo nhu cầu dầu toàn cầu năm 2023, OPEC dự báo các rủi ro kinh tế sẽ được bù đắp lại bằng việc tăng trưởng nhu cầu dầu tại Trung Quốc lên mạnh.