Nguyên nhân nhiều doanh nghiệp vận tải toàn cầu bi quan về tương lai

Tình hình của ngành vận tải toàn cầu hiện đang bi quan như thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2009, chuyên gia tại ngân hàng đầu tư Stephens khẳng định.

Ảnh: WSJ
Ảnh: WSJ

Các doanh nghiệp vận tải trên toàn cầu hiện đã buộc phải thay đổi những dự báo về khả năng nhu cầu sẽ hồi phục mạnh mẽ trong nửa sau của năm 2023 trong bối cảnh bất ổn kinh tế tăng cao và có nhiều dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp bán lẻ đang thận trọng hơn trong việc đặt những đơn hàng lớn, theo nội dung bài báo được Wall Street Journal đăng tải.

Giám đốc điều hành doanh nghiệp vận tải STG Logistics, ông Paul Svindland, lo ngại: “Tâm lý tiêu dùng vài tháng trước còn lạc quan hơn bây giờ”.

Theo nhà điều hành các doanh nghiệp vận tải, khối lượng hàng hóa vận tải qua các chuỗi cung ứng hiện giảm sâu hơn so với thời điểm đầu năm nay, các chỉ số nói chung như doanh số bán lẻ đang khiến nhiều người lo lắng về hướng diễn biến của nền kinh tế.

“Thời gian qua đi, tôi đang trở nên kém lạc quan hơn”, chủ tịch doanh nghiệp vận tải hàng đầu nước Mỹ - ông Shelley Simpson nói trong cuộc họp với nhà đầu tư vào ngày 14/3/2023.

Từ giữa năm 2022, nhu cầu vận tải trên toàn cầu đã bắt đầu tăng trưởng chững lại bởi người tiêu dùng chuyển hướng tiêu dùng từ hàng hóa sang dịch vụ, nhiều doanh nghiệp bán lẻ lớn bất ngờ mắc kẹt với tình trạng hàng tồn kho quá cao bởi trước đó đã tính toán sai lầm về nhu cầu.

Hàng loạt doanh nghiệp trong ngành vận tải, từ doanh nghiệp vận tải bằng xe ô tô cho đến doanh nghiệp vận hành chuỗi dịch vụ vận chuyển hàng hóa từng nói đến khả năng nhu cầu vận tải tăng trở lại trong nửa sau năm nay bởi họ tin rằng doanh nghiệp bán lẻ sẽ trở lại mô hình mua gom hàng hóa như trước đại dịch sau khi giải quyết hết hàng tồn kho cũ.

Tuy nhiên, tình hình giờ đây dường như đã sáng sủa hơn khi mà doanh số bán lẻ không ngừng giảm, nhiều doanh nghiệp bán lẻ và các nhà cung cấp thể hiện tâm lý thận trọng bởi họ vẫn còn chưa giải quyết xong lượng hàng tồn kho trước đây.

Quảng cáo

Vào ngày thứ Ba, hãng đồ thể thao nổi tiếng thế giới Nikei công bố sẽ vẫn tiếp tục giảm mua hàng từ các nhà cung cấp, tăng trưởng hàng tồn kho của Nikei hiện chỉ còn ước tính 16% so với con số 40% của 2 quý trước đó. So với quý liền trước, trong quý hiện tại Nike cũng đã giảm ước tính khoảng 400 triệu USD hàng tồn kho.

Doanh số bán lẻ tại Mỹ có nhiều biến động trong những tháng gần đây. Doanh số bán lẻ tại Mỹ tháng 2/2023 giảm 0,4% và như vậy ghi nhận tháng giảm thứ 3 trong vòng 4 tháng gần đây, các doanh nghiệp bán lẻ và nhà cung cấp vì vậy đối mặt với thêm nhiều bất ổn.

CEO của tập đoàn bán lẻ Kohl, ông Thomas Kingsbury, khẳng định: “Sẽ tốt hơn khi hiểu được khách hàng muốn cái gì và đáp ứng được nhu cầu của họ chứ không phải cứ mua gom thật nhiều hàng hóa và hy vọng sẽ bán được hàng”. Ông Kingbury cho biết hãng Kohl có kế hoạch giảm sở hữu hàng hóa trong năm nay sau khi hãng chật vật với lượng hàng tồn kho quá cao, ở thời điểm quý 2/2022 cao hơn đến 48% so với cùng kỳ năm trước.

Nhiều doanh nghiệp nhỏ hiện vẫn đang cố gắng giải quyết lượng hàng tồn kho lớn khi mà họ cố gắng điều hướng nhu cầu trong bối cảnh người tiêu dùng trở lại làm việc ở văn phòng và giảm đi việc sử dụng những quần áo tiện dụng mà họ ưa thích trước đây khi thường xuyên làm việc ở nhà trong thời kỳ đại dịch COVID-19.

Những con số của ngành vận tải toàn cầu đang cho thấy rõ ràng việc nhu cầu tiêu thụ hàng hóa đi xuống bởi ngày một nhiều doanh nghiệp tạm ngừng nhận các đơn hàng mới khi mà khối lượng vận chuyển hàng hóa toàn cầu giảm đi.

Khối lượng vận chuyển hàng hóa tại các cảng Los Angeles và Long Beach, hai khu vực cảng bận rộn nhất tại Mỹ, trong tháng 2/2023 giảm đến 38% so với cùng kỳ năm trước.

Khối lượng vận chuyển hàng hóa thông qua các tuyến đường sắt tại Mỹ trong 11 tuần đầu năm 2023 thấp hơn 5,2% so với cùng kỳ, số liệu từ Hiệp hội Đường sắt Mỹ cho hay. Hoạt động kinh doanh tại các tuyến đường sắt đồng thời cũng giảm 9,6% trong cùng khoảng thời gian trên, đặc biệt đã có thời điểm giảm đến 15,2%.

Còn theo số liệu của DAT Solutions LLC, công ty chuyên theo dõi số liệu của hoạt động vận chuyển hàng giao nguyên xe tải (FTL), số lượng FTL trong tháng 2/2023 chỉ bằng 70% so với cùng kỳ năm 2022. Đồng thời giá FTL cũng rơi xuống mức thấp nhất tính từ giữa năm 2020, dấu hiệu cho thấy số lượng xe sẵn sàng vận chuyển ngày một nhiều nhưng hàng hóa cần vận chuyển lại ít đi.

Chuyên gia phân tích về ngành vận tải tại ngân hàng đầu tư Stephens, ông Jack Atkins, trong nghiên cứu công bố ngày 17/3 từng so sánh tình hình của ngành vận tải toàn cầu hiện đang bi quan như thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2009. Dù vậy, hiện vẫn có những doanh nghiệp vận tải tin rằng nhu cầu sẽ hồi phục trong mùa thu năm nay, mùa cao điểm truyền thống của ngành trong suốt nhiều năm qua.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Dấu hiệu tích cực mới trước khi Fed ra quyết định lãi suất trong tuần tới

Số liệu lạm phát mà Fed ưu tiên theo dõi tiếp tục giảm trong tháng 6/2024, một dấu hiệu tích cực hơn đối với các nhà hoạch định chính sách trước khi đưa ra quyết định lãi suất trong tuần tới.

Hy vọng Fed cắt giảm lãi suất “níu giữ” giá vàng gần mức cao kỷ lục Phố Wall đổ dồn chú ý vào nhóm cổ phiếu được cho sẽ tăng khi Fed cắt giảm lãi suất nhưng kịch bản trái ngược có thể xảy ra

Hàn Quốc sẽ bãi bỏ thuế thu nhập đối với các khoản đầu tư tài chính

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc cho rằng cải cách thuế là điều cần thiết vì mặc dù đang trên đà phục hồi, nền kinh tế Hàn Quốc vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức.

“Ông lớn” Hàn Quốc đề xuất xây tổ hợp tỷ USD ở Hạ Long Luật tài sản ảo mới của Hàn Quốc gây ra cuộc chiến tỷ giá hối đoái tiền điện tử

Nhật Bản 5 năm liên tiếp đứng đầu về nguồn vốn FDI vào Mỹ

Nhật Bản dẫn đầu về số vốn FDI vào Mỹ năm thứ năm liên tiếp trong năm 2023, giữa lúc số vốn đầu tư từ châu Á vào nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng lên mức cao kỷ lục 988,7 tỷ USD.

Nhật Bản đầu tư hơn 1 tỷ USD xây nhà máy pin xe điện giá rẻ tại Tây Ban Nha Áp lực lên đồng yen phản ánh nỗi lo về tăng trưởng tiền lương tại Nhật Bản

Doanh thu ngành công nghiệp K-pop lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ won

Theo báo cáo của Viện Văn hóa & Du lịch Hàn Quốc (KCTI), doanh thu của ngành công nghiệp K-pop ở nước ngoài đã lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ won (khoảng 722,28 triệu USD) trong năm 2023.

Lượng khách của ngành hàng không Hàn Quốc đạt mức cao kỷ lục “Ông lớn” Hàn Quốc đề xuất xây tổ hợp tỷ USD ở Hạ Long

Luật tài sản ảo mới của Hàn Quốc gây ra cuộc chiến tỷ giá hối đoái tiền điện tử

Tính đến ngày 22/7, Korbit cung cấp lãi suất tiền gửi cao nhất trong số năm sàn giao dịch tài sản ảo lớn, với mức lãi suất là 2,5%. Bithumb đứng thứ hai với 2,2%, Upbit với 2,1%, GOPAX với 1,3%.

Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính sớm hoàn thiện khung pháp lý về tài sản ảo Rủi ro và quản lý giám sát tài sản ảo

Giải mã tác động kinh tế-thị trường sau khi Tổng thống Joe Biden rút khỏi chiến dịch tranh cử

Các nhà đầu tư đã đặt cược vào việc ông Donald Trump sẽ trở lại Nhà Trắng trong nhiều tuần qua bằng việc cắt giảm lượng nắm giữ trái phiếu dài hạn của Mỹ và mua bitcoin.

Kinh tế Mỹ sẽ ra sao nếu Fed không cắt giảm lãi suất trong năm nay? IMF điều chỉnh nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ xuống mức 2,6%

Mỹ: Lạm phát giảm sẽ giúp “trấn an” Fed

Triển vọng giảm lãi suất của Fed sẽ là chủ đề nóng trong tuần tới, giữa bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới đón nhận tín hiệu lạm phát hạ nhiệt, trong khi hoạt động kinh tế đang chững lại.

Giá vàng "dè dặt" tăng chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ Chủ tịch Powell bất ngờ tuyên bố FED sẽ hạ lãi suất mà không cần lạm phát về mốc mục tiêu 2%

Sự cố máy tính toàn cầu: Những biến động trên thị trường tiền tệ

Đồng USD lên giá ở phiên giao dịch 19/7, dứt chuỗi giảm giá kéo dài suốt hai tuần, trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại về những rủi ro có thể xảy ra do sự cố gián đoạn hệ thống máy tính toàn cầu.

Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ tốt cho doanh nghiệp cả 2 nước Hầu hết thị trường chứng khoán thế giới giảm điểm ngày 19/7 do sự cố máy tính

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản giảm một nửa trong nửa đầu năm 2024 nhờ xuất khẩu tăng mạnh

Dữ liệu của chính phủ Nhật Bản ngày 18/7 cho thấy, thâm hụt thương mại của Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2024 đã giảm hơn một nửa so với năm ngoái xuống còn 3,23 nghìn tỷ Yên (21 tỷ USD), do xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng giúp bù đắp chi phí nhập khẩu tăng

BOJ công bố dữ liệu, nghi vấn Nhật Bản chi tiếp 22 tỷ USD can thiệp đẩy giá đồng yên Nhật Bản đầu tư hơn 1 tỷ USD xây nhà máy pin xe điện giá rẻ tại Tây Ban Nha

Nghịch lý nền kinh tế lạm phát gần 72% lại có mức tăng trưởng giàu có mạnh nhất thế giới với 157%, vượt xa Mỹ, Nga

Trong bảng xếp hạng mức độ giàu có toàn cầu, quốc gia này vượt xa các nền kinh tế khác trên thế giới. Điều này gây ngạc nhiên vì mức độ lạm phát siêu cao của nước này.

Điều chỉnh nhịp nhàng giữa tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát OPEC nâng dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2024 lên 2,9%

Fed “bật đèn xanh” hạ lãi suất nếu tình trạng sa thải lao động gia tăng

Một quan chức cấp cao của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho biết trong bài phát biểu hôm 16/7 rằng ngân hàng trung ương này có thể hạ lãi suất sớm hơn nếu thị trường việc làm hạ nhiệt "quá nhiều".

CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG: Nhà đầu tư chờ đợi phiên điều trần của Chủ tịch Fed Fed tìm cách giúp các “đại gia” ngân hàng tiết kiệm hàng tỷ USD