Nguyên nhân khiến giá gạo Indonesia tăng cao

Theo Cơ quan Lương thực Quốc gia Indonesia (Bapanas), giá gạo tại Indonesia đã tăng vọt trong 6 tháng qua.

Giá gạo trung bình trong nước đã lên tới 15.540 Rp (0,96 USD)/kg tính đến ngày 31/7, tăng so với mức 14.550 Rp/kg vào thời điểm đầu năm nay.

2018-02-15-40649-1518665126-large-20231111070417.jpg
Giá gạo tại Indonesia đã tăng vọt trong 6 tháng qua. Ảnh: thejakartapost

 

Dữ liệu từ Trung tâm thông tin giá lương thực chiến lược quốc gia (PIHPSN) cho thấy, tính đến 31/7, giá gạo cao cấp trung bình là 16.350 Rp/kg. Con số này giảm nhẹ so với mức 16.410 Rp/kg của quý I, nhưng tăng 3,2% so với tháng trước và tăng tới 21,3% so với cùng kỳ năm trước.

Quảng cáo

Bà Yusra Egayanti, người đứng đầu bộ phận Tiêu chuẩn Chất lượng và An toàn Thực phẩm tại Bapanas, đã phân tích một số yếu tố dẫn đến giá gạo tăng. Bà cho rằng, bối cảnh hiện nay tại Indonesia là nhu cầu ngày càng tăng, trong khi sản lượng gạo trong nước giảm nghiêm trọng, đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Nhưng theo bà, nguyên nhân hàng đầu là do các vấn đề hậu cần đã khiến giá gạo tăng lên.

Giá gạo đặc biệt cao ở miền đông Indonesia. Trước đây, ngô và sago là lương thực chính ở khu vực phía Đông, nhưng hiện nay người dân đã chuyển sang sử dụng nhiều gạo. Theo dữ liệu của PIHPSN, giá gạo cao cấp tại Papua đã lên tới 18.400 Rp/kg, cao hơn hẳn các khu vực khác.

Bà Yusra cũng đưa ra cảnh báo về những thách thức như sự suy yếu kinh tế do căng thẳng địa chính trị và biến đổi khí hậu. Bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu gạo để tránh khủng hoảng lương thực.

Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Thế giới (FAO) đã dự báo về nhu cầu tăng 70% sản lượng lương thực toàn cầu vào năm 2050 để nuôi sống 9 tỷ người.

Quan chức này cũng nhận định, trong bối cảnh toàn cầu hiện nay, nhiều quốc gia vì lý do ưu tiên an ninh lương thực trong nước, đã đóng cửa xuất khẩu gạo, là một khó khăn cho Indonesia trong việc tìm kiếm nguồn cung từ bên ngoài.

Vì vậy, ưu tiên an ninh lương thực trong nước càng trở thành nhu cầu cấp thiết của Indonesia.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

Giá lúa mỳ tại Ấn Độ tăng cao kỷ lục do nhu cầu tăng mạnh

Các thương nhân Ấn Độ dự đoán giá lúa mỳ có thể còn tăng thêm vì lúa mỳ trong vụ mùa mới dự kiến sẽ không được đưa ra thị trường cho đến tháng 3 năm 2025.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của các nước khiến giá lúa, gạo tăng “thẳng đứng” Giá lúa gạo ở miền Tây tăng mạnh ngay sau Tết Nguyên Đán là “sốt ảo” hay nhu cầu thật?