Nguyên nhân hàng nghìn nhân viên y tế nghỉ việc trong thời gian gần đây

Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, ngày 4/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, số nhân viên y tế (NVYT) nghỉ việc được thống kê (từ đầu năm 2021 đến giữa năm 2022), là gần 10.000 nhân viên.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tình trạng NVYT nghỉ việc số lượng lớn theo Thứ trưởng Tuyên có nhiều nguyên nhân: "Trong đó chủ yếu là do thu nhập thấp, lương và chế độ phụ cấp chưa bảo đảm nhu cầu cuộc sống, nhất là tại các cơ sở y tế dự phòng và y tế cơ sở. Ngoài ra còn do chính sách thu hút nguồn nhân lực tốt của hệ thống y tế tư nhân, nhất là đối với nhân lực có trình độ cao, chuyên môn sâu. Bên cạnh đó là áp lực công việc cao, cường độ lao động lớn, đặc biệt từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Môi trường làm việc nguy hiểm, có nguy cơ mắc bệnh cao, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, còn do các nguyên nhân khác như lý do gia đình, sức khỏe, ảnh hưởng tâm lý do tác động của các vụ việc vi phạm quy định của pháp luật trong mua sắm, đấu thầu thời gian qua".

Theo Bộ Y tế, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, viên chức, NVYT đang gặp nhiều khó khăn, vất vả, cường độ và áp lực công việc cao, môi trường làm việc căng thẳng, mệt mỏi, trong khi đó thu nhập lại bị giảm đáng kể. Trong hai năm qua, đã có nhiều NVYT xin thôi việc hoặc bỏ việc. Nhiều NVYT tuyến cơ sở phường, xã cũng đã xin nghỉ việc.

Thống kê số lượng NVYT nghỉ việc năm 2021. Nguồn: Bộ Y tế

Hà Nội là một trong những địa phương có số NVYT nghỉ việc, bỏ việc đứng thứ 2 sau TP Hồ Chí Minh. Năm 2021 khi dịch bệnh bùng phát, cường độ và thời gian lao động tăng, áp lực công việc quá lớn nhưng chế độ thu hút, hoặc đãi ngộ lại hạn chế hoặc không có.

Trong thời buổi “bão giá” hiện nay, với những y, bác sĩ xin thôi việc hoặc chuyển công tác là một điều bất đắc dĩ trong hoàn cảnh thích ứng để đảm bảo cuộc sống mưu sinh.

Mức lương của bác sĩ. Nguồn: Bộ Y tế

Tâm sự của người trong cuộc

Trao đổi với phóng viên của Tạp chí Lao động và Công đoàn, bác sĩ T. có 8 năm công tác tại khoa truyền nhiễm, của một bệnh viện đa khoa ở Hà Nội cho biết: "Hệ số lương cơ bản hiện tại vẫn là 2.67. Dù phải làm việc, chăm sóc, hằng ngày cứu chữa cho những bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm và đối diện với nguy cơ bị mắc những bệnh truyền nhiễm nhưng mức phụ cấp ưu đãi nghề vẫn chỉ được 70%, tổng tiền lương hằng tháng là gần 6 triệu đồng. Chi phí cho cuộc sống hằng tháng từ tiền điện nước, tiền ăn uống, tiền sữa, tiền gửi con nhà trẻ, đến tiết kiệm chi phí tiêu dùng cá nhân thì hầu như không tiết kiệm được đồng nào".

Cũng theo khảo sát của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội và Viện Kinh tế và Công nghệ Y tế thực hiện cho thấy mức lương bình quân của NVYT Việt Nam năm 2020 là 7,36 triệu đồng/tháng, trong khi giá sinh hoạt trung bình ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh lần lượt là 10 triệu đồng và 11 triệu đồng/tháng. 80,9% NVYT cho biết họ chỉ có thể chi trả một phần các chi phí sinh hoạt liên quan. Đặc biệt, ở hệ thống y tế cơ sở, khi mức thu nhập thấp đã không thu hút được y, bác sĩ về trạm y tế làm việc.

Thống kê số lượng NVYT xin nghỉ việc tại các tỉnh thành trên cả nước năm 2021. Nguồn: Bộ Y tế

Theo thông tin của UBND TP Hà Nội, số lượng NVYT cơ sở phải làm việc kiêm nhiệm, thực hiện nhiều nhiệm vụ, làm thêm ngoài giờ, không kể ngày hay đêm. Tuy nhiên, chế độ đãi ngộ và mức thu nhập cho NVYT còn hạn chế so với các đơn vị ngoài công lập hoặc cơ sở y tế thuộc bộ, ngành vì vậy đã dẫn tới việc NVYT nghỉ việc nhiều trong năm qua.

Ngay cả trong hoàn cảnh thích nghi với tình hình mới, những y, bác sĩ tại tuyến cơ sở công lập vẫn kiêm nhiệm thêm nhiều nhiệm vụ như: Sơ cấp cứu ban đầu; khám chữa bệnh BHYT; thực hiện công tác y tế dự phòng; tham mưu cho chính quyền địa phương về công tác y tế trên địa bàn, tham gia các hoạt động đoàn thể, thực hiện chuyên môn do trung tâm y tế quận, huyện giao...

Ngoài ra còn tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia, nên các NVYT phải đi xuống từng điểm, từng nhà trong phường, xã để thực hiện và hoàn thành. Thật đáng tiếc khi số lượng nhân lực đã có kinh nghiệm chuyên môn, thực tế liên quan nhưng vì lý do thu nhập mà phải từ bỏ để đi tìm kiếm một môi trường mới đảm bảo hơn.

Các NVYT đang chăm sóc cho bệnh nhân. Ảnh: NGỌC TIẾN

Áp lực của ngành Y

6 năm để đào tạo ra một bác sĩ đa khoa. Không phải cứ tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Y khoa xong là có thể cứu chữa bệnh nhân. Vì sau khi tốt nghiệp, các bác sĩ mới còn phải bổ xung kiến thức, học thêm các phác đồ điều trị dưới sự hướng dẫn của đội ngũ có kinh nghiệm thực tiễn.

Họ sẽ phải mất tiếp 18 tháng thực hành tại các cơ sở y tế khám chữa bệnh thì mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Thậm chí phải mất thêm 3 năm học nữa thì các bác sĩ trẻ mới được cấp bằng Bác sĩ Chuyên khoa 1, Bằng Thạc sĩ Y khoa và Bằng Bác sĩ nội trú.

Áp lực học tập lớn của ngành Y như: thời gian đào tạo lâu, tỷ lệ chọi thí sinh cao và cần phải có tầm nhìn sự nghiệp dài hạn khiến nhiều người đắn đo khi lựa chọn.

Việc ngành Y tế mất đi nguồn nhân lực có kinh nghiệm là một điều đáng tiếc, dù bệnh viện vẫn có thể tuyển được y, bác sĩ mới ra trường vào làm nhưng để họ có kinh nghiệm thì phải mất thời gian rất lâu. Các cơ sở y tế công lập sẽ phải mất nhiều năm nữa để đào tạo, huấn luyện được một lứa cán bộ có tay nghề.

Trước tình trạng NVYT nghỉ việc, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56/2011/NĐ-CP trong đó đề xuất tăng mức phụ cấp cho cán bộ y tế cơ sở, y tế dự phòng từ 40 đến 70% lên mức 100%; Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế.

Đồng thời, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nội vụ để hướng dẫn việc tổ chức các trạm y tế theo quy mô dân số theo Kết luận số 25-KL/TW của Bộ Chính trị. Chú trọng biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác y tế; huy động nguồn lực xã hội để hỗ trợ, giảm bớt khó khăn, kịp thời động viên cán bộ y tế...

Theo Lao động Công đoàn

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng tăng cao

Sự tăng trưởng của dòng vốn FDI và các chính sách thân thiện với nhà đầu tư dành cho khu công nghiệp đã tạo điều kiện cho nhu cầu tuyển dụng tăng cao trong lĩnh vực sản xuất, kỹ thuật và bất động sản công nghiệp.
Chat với BizLIVE