Nguyên nhân hàng loạt quỹ đầu tư lớn nhất châu Á “đau đầu” với cuộc khủng hoảng SVB

Tại châu Á, nơi cách cuộc khủng hoảng SVB nhiều nghìn kilomet, các nhà quản lý quỹ hàng đầu đang ráo riết rà soát lại những mối liên quan của họ với SVB.

Ảnh: CNN
Ảnh: CNN

Quản lý cấp cao của nhiều doanh nghiệp công nghệ châu Á, ở nơi cách xa thung lũng Silicon của Mỹ đến nửa vòng trái đất, hiện đang phải cố gắng đánh giá tác động của vụ việc ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) lên ngành vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ Mỹ cũng như các mối liên quan đến hoạt động tăng trưởng mạnh của ngành công nghệ nước này.

Trong cuộc hội thảo mới đây tại Shangri-La, các chuyên gia tài chính và doanh nhân đã tập trung rất đông đủ và tranh luận rất nhiều về ảnh hưởng từ vụ việc liên quan đến ngân hàng SVB. Tại Mumbai - Ấn Độ, nhà sáng lập nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp và nhà đầu tư cũng không quan tâm đến vấn đề nào khác ngoài câu chuyện ngân hàng SVB.

Tại Thượng Hải, các đối tác địa phương và liên doanh của SVB cũng trao đổi không ngừng trong nỗ lực cố gắng bình ổn tâm lý liên quan đến những vấn đề mà cộng đồng doanh nghiệp đối mặt.

Vài ngày qua, quản lý cấp cao của các doanh nghiệp công nghệ cũng như văn phòng các quỹ gia đình đã không ngừng theo dõi vụ việc SVB trong tâm trạng lo lắng. Vụ sụp đổ này gây ra cú sốc khắp châu Á khi mà nhiều nhà đầu tư lớn cũng như các quỹ ngoại chạy đua để phân tích kỹ càng về danh mục đầu tư mà họ đang có với những bên nào có liên quan đến ngân hàng SVB.

Quảng cáo

Từ tối ngày thứ Năm của tuần vừa rồi, tại một quỹ đầu tư liên quan chặt chẽ đến ByteDance, nhiều nhà điều hành doanh nghiệp đã buộc phải “dán mắt” vào màn hình theo dõi sát sao diễn biến cổ phiếu của SVB cũng như các thông tin liên quan đến màn hình. Và rồi ngay trong đêm, họ cũng quyết định rút tiền ra khỏi ngân hàng này.

Ngoài ra, nhà điều hành của nhiều quỹ khác tại châu Á cũng nhanh chóng công bố rút tiền ra khỏi ngân hàng và đã rút được thành công.

Nhiều quỹ khác tuy nhiên không được may mắn như vậy. Theo nhà sáng lập của một quỹ tại Ấn Độ, ông đã không thể thu hồi được tiền của công ty và giờ đây đang trong tình trạng khó khăn về tài chính. Có quỹ khác cũng đang trong tình trạng thiếu tiền trả lương cho nhân viên vì không thu hồi được tiền về. Quản lý các quỹ cho biết họ đã không ngủ được suốt từ khi vụ việc xảy ra.

Chuyên gia quản lý quỹ tại Asia Research & Capital Management có tổng tài sản ước tính khoảng 3,5 tỷ USD, ông Alp Ercil, khẳng định: “Tôi biết chắc phần đông trong các bạn đã rất lo lắng khi đọc tin về ngân hàng SVB và tính toán về ảnh hưởng của vụ việc đó với thị trường. Khi bạn đọc càng nhiều về vụ việc này, bạn sẽ càng nhận ra rằng nó thực sự là kết quả của hoạt động quản trị kém và chắc chắn nó có thể coi như ví dụ điển hình để sau này nhìn lại”.

Nhiều quỹ lớn nhất châu Á bao gồm Sequoia Capital China, Temasek Holdings Pte, ZhenFund cũng đã phải rà soát lại danh mục đầu tư của họ để xem họ có liên quan đến đâu với SVB. Đại diện quỹ Sequoia Capital China cho biết doanh nghiệp này hiện chưa thể công bố thông tin cụ thể còn đại diện các quỹ khác từ chối bình luận.

Quỹ Yunfeng cũng cho biết họ đang tiến hành điều tra nội bộ về sự liên quan của quỹ này với SVB và cảnh báo nhiều doanh nghiệp liên quan hành động nhằm ngăn rủi ro. Bản thân Yunfeng không có tiền gửi với SVB.

“Ảnh hưởng của vụ việc SVB lên ngành công nghệ không nên bị đánh giá thấp”, chuyên gia tại China International Capital Corp – ông Liu Zhengning nhấn mạnh. Tiền gửi rất quan trọng với các doanh nghiệp khởi nghiệp ngành công nghệ nhìn chung họ cần rất nhiều tiền để chi trả cho các khoản chi phí lớn ví như chi phí nhân viên, nghiên cứu và phát triển.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn