Phân tích sự sụp đổ của “đế chế” SVB và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tài chính Mỹ

Liệu những vấn đề mà SVB đang đối mặt là một sự bất thường hay nó là chỉ báo cho những “đám mây đen u ám” đang bao phủ các tổ chức tài chính?

Ảnh: HinduTimes
Ảnh: HinduTimes

Sự sụp đổ diễn ra dần dần và rồi bất chợt chóng vánh, đó là cách mà ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB), ngân hàng cho vay lớn thứ 16 của Mỹ với tổng tài sản ước tính khoảng 200 tỷ USD, sụp đổ. Vị thế tài chính của ngân hàng này xấu đi nhanh chóng trong vòng vài năm.

Thế nhưng chỉ trong vòng 2 ngày gần nhất, tính từ thông báo cần huy động thêm 2,5 tỷ USD của ngân hàng để bù đắp vào bảng cân đối kế toán và tuyên bố của Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Mỹ (FDIC), SVB đã chính thức ngừng hoạt động.

Giá cổ phiếu của SVB giảm đến khoảng 60% sau khi thông tin huy động thêm vốn được công bố. CEO của SVB, ông Greg Becker, đã hối thúc khách hàng “hỗ trợ chúng tôi như chúng tôi đã hỗ trợ các bạn”. Không cảm thấy được thuyết phục, một số quỹ đầu tư mạo hiểm nói với các công ty quản lý quỹ rút tiền.

Chuyên gia quản lý quỹ đầu cơ, ông Bill Ackman, từng nói đến việc chính phủ cần phải cứu ngân hàng này. Đến sáng ngày 10/3/2023, cổ phiếu của SVB tiếp tục giảm thêm đến 70% trước giờ giao dịch và rồi sau đó cổ phiếu này bị đình chỉ giao dịch. CNBC đưa tin nỗ lực huy động vốn của SVB đã thất bại và ngân hàng đang cố gắng tìm cách để bán cho một tổ chức lớn hơn. Kết quả, giới chức quản lý ngành ngân hàng Mỹ đưa ra thông báo trên.

Chuỗi liên tiếp các sự kiện trên khiến nhiều người đặt ra hai câu hỏi. Thứ nhất, SVB đã rơi vào tình trạng này như thế nào. Thứ hai, liệu những vấn đề mà SVB đang đối mặt là một sự bất thường hay nó là chỉ báo cho những “đám mây đen u ám” đang bao phủ các tổ chức tài chính.

SVB là ngân hàng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. SVB mở tài khoản cho họ, bởi đối tượng này vốn không được các ngân hàng lớn để mắt. SVB đồng thời cho nhóm khách hàng này vay tiền bởi các ngân hàng lớn cũng không cho họ vay do không có tài sản đảm bảo. Khi mà thung lũng Silicon tăng trưởng nhảy vọt trong khoảng 5 năm gần đây, SVB cũng như vậy. Khách hàng của SVB “ngập” trong tiền.Và vì vậy các doanh nghiệp khởi nghiệp cần tìm nơi trữ tiền chứ không có nhu cầu vay.

Quảng cáo

Tổng tiền gửi của SVB tăng gần gấp 4 lần, từ 44 tỷ USD vào cuối năm 2017 lên 189 tỷ USD vào cuối năm 2021, trong khi đó, tổng giá trị các khoản vay chỉ tăng từ 23 tỷ USD lên 66 tỷ USD.

Bởi các ngân hàng thường kiếm lợi nhuận từ ăn chênh lệch giữa lãi suất họ trả cho các khoản tiền gửi (thường không có lãi) và lãi suất họ tính với các bên vay tiền, việc có dự trữ tiền gửi quá lớn so với danh mục các khoản vay chính là một vấn đề. SVB cần đến các loại tài sản có thể sinh lời khác. Đến cuối năm 2021, SVB đã đầu tư 128 tỷ USD chủ yếu vào trái phiếu thế chấp và trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ.

Thế giới thay đổi. Lãi suất tăng vọt khi mà lạm phát tăng cao dai dẳng. Thực tế này lập tức ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư mạo hiểm và khiến cho giá trái phiếu sụt giảm mạnh, SVB lập tức chịu tác động nặng nề. Tiền gửi vào SVB tăng vọt khi lãi suất ở mức thấp và khách hàng của SVB có quá nhiều tiền. Khi SVB mua trái phiếu trong thời điểm nói trên, trái phiếu được mua ở mức giá đỉnh.

Khi mà nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cạn đi, khách hàng của SVB cũng rút bớt tiền. Tổng tiền gửi ở thời điểm cuối năm 2021 giảm xuống còn 173 tỷ USD vào cuối năm 2022. SVB đã bị buộc phải bán danh mục trái phiếu có thanh khoản cao với giá thấp hơn so với giá mua vào. Thua lỗ với trái phiếu ngày càng nhiều, khiến cho SVB phải huy động thêm vốn. Tình thế ngày một khó khăn mà ngân hàng nắm ước tính 91 tỷ USD đầu tư, tính theo giá trị vào thời điểm cuối năm ngoái.

Liệu những vấn đề của SVB có phải là ngoại lệ không? Ngân hàng này dường như ở trong một vị thế khá đặc biệt. Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ, được đưa ra sau rất nhiều những sự hoảng sợ từng gây chấn động kinh tế Mỹ thập niên 1930, bảo hiểm cho khoản tiền tối đa đến 250.000USD.

Như vậy quy định này sẽ bảo vệ cho phần lớn những lượng tiền mà cá nhân giữ trong ngân hàng. Thế nhưng chắc chắn luật bảo hiểm tiền gửi liên bang không dành cho doanh nghiệp. Ước tính khoảng 93% các khoản tiền gửi không được đảm bảo. Khách hàng của ngân hàng này, khác với phần lớn các ngân hàng khác, thường có động lực rút tiền nhanh hơn và thực tế họ đã phản ứng kiểu như vậy.

Trên thực tế, gần như tất cả các ngân hàng đều có những khoản thua lỗ không hiển thị trong danh mục đầu tư trái phiếu. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết bà đang giám sát một số ngân hàng trong trường hợp phố Wall gặp khó khăn. Thật may mắn, danh mục khoản vay chủ yếu nhiều hơn tài sản tại phần lớn các tổ chức tài chính khác. Và khi lãi suất tăng lên, họ kiếm được nhiều tiền hơn.

Vấn đề nhiều người quan tâm hiện nay chính là liệu có chương trình giải cứu hay không, và nếu có thì quy mô gói giải cứu sẽ như thế nào. Nghị sỹ bang California, ông Ro Khanna, khẳng định SVB là mạch máu của hệ sinh thái công nghệ, chính vì vậy ngân hàng này không thể được sụp đổ, dù rằng nó sẽ bị thâu tóm bởi một ngân hàng khác hoặc cần phải được hỗ trợ từ Bộ Tài chính Mỹ để người gửi tiền cảm thấy yên tâm.

Việc can thiệp từ phía chính phủ không thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, cũng có thể sẽ có lựa chọn chuyển người gửi tiền sang ngân hàng khác bởi SVB không nắm đủ tiền để bù đắp cho những thua lỗ với tài sản mà người ta nắm giữ. Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers đã nói rằng chừng nào chính phủ còn can thiệp vào, không có lý do gì để lo ngại SVB sẽ gây tổn hại đến những lĩnh vực khác trong hệ thống tài chính. Có quá nhiều người đang hy vọng điều đó và thực tế này hoàn toàn đúng.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Nhìn lại 7 ngày "địa chấn" thương mại toàn cầu

Chỉ trong vòng một tuần, thế giới chứng kiến những diễn biến chóng mặt trên mặt trận thương mại toàn cầu, khởi nguồn từ quyết định áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nhà Trắng thông báo chính thức: Mỹ sẽ áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ trưa nay (9/4) Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Trung Quốc thông báo sẽ tăng mức thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 84% kể từ ngày 10/4, tăng từ mức 34% thông báo trước đó, sau khi Mỹ bắt đầu áp thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 9/4.

EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ Nóng: Thuế quan đối ứng của Mỹ với hơn 80 nền kinh tế chính thức có hiệu lực

Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết

Ngày 9/4, mức thuế đối ứng mà Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt đối với hàng chục nền kinh tế thế giới đã chính thức có hiệu lực.

Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ

Thương hiệu Mỹ lo ngại làn sóng tẩy chay

Trong bối cảnh các công ty đang nỗ lực ứng phó với loạt thuế quan trả đũa của Tổng thống Mỹ Donald Trump, tâm lý chống Mỹ hướng vào các thương hiệu Mỹ đang nổi lên như một mối lo ngại mới.

Ba kịch bản tác động từ việc Hòa Kỳ áp thuế đối ứng tới Việt Nam Nhà Trắng thông báo chính thức: Mỹ sẽ áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ trưa nay (9/4)

Thái Lan có thể "bốc hơi" khoảng 2,58 tỷ USD doanh thu vì thuế Mỹ

Thái Lan có thể chịu khoản lỗ doanh thu ước tính 900 tỷ baht (khoảng 2,58 tỷ USD) do chính quyền Mỹ áp dụng mức thuế quan có đi có lại 36% đối với hàng xuất khẩu của Thái Lan sang Mỹ.

Thu hẹp khoảng cách với gạo Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo Việt Nam trên đà phục hồi? Giá gạo Thái Lan thấp nhất trong hơn hai năm Giá gạo Thái Lan thấp nhất 3 năm

Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ

Ngày 8/4, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Sang Mok tuyên bố chính phủ nước này sẽ công bố chi tiết về ngân sách bổ sung được đề xuất trị giá 10.000 tỷ won (6,8 tỷ USD) vào tuần tới.

Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong 16 năm Chính thức áp thuế chống bán phá giá tôn mạ xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc