Nguy cơ thiếu hụt cao su toàn cầu trong năm 2025

Sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu năm 2025 dự kiến sẽ tiếp tục thấp hơn mức tiêu thụ, đánh dấu năm thứ năm liên tiếp nguồn cung không đáp ứng đủ cầu.

2-20241106095150.jpg
Công nhân ông ty CP Cao su Hòa Bình chế biến mủ cao su xuất khẩu. Ảnh: Hoàng Nhị/TTXVN

Theo các chuyên gia trong ngành, nguyên nhân là do giá cao su vẫn chưa đủ cao để khuyến khích mở rộng khai thác, đặc biệt tại các nước sản xuất chính như Indonesia và Việt Nam.

Bà Lekshmi Nair, chuyên gia kinh tế cấp cao của Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), cho biết nhu cầu cao su tại các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan đang liên tục tăng. Tuy nhiên, sản lượng lại tăng trưởng chậm do giá thấp và chỉ mới tăng nhẹ từ năm 2024.

Tình trạng thiếu hụt sản lượng này có thể đẩy giá cao su toàn cầu lên cao, sau khi đã đạt đỉnh 13 năm vào cuối năm 2024. Mặc dù có lợi cho người trồng cao su, nhưng điều này sẽ làm tăng chi phí sản xuất cho các công ty sử dụng cao su làm nguyên liệu, chẳng hạn như các công ty sản xuất lốp xe.

Quảng cáo

Theo ANRPC, sản lượng cao su toàn cầu năm 2025 dự kiến sẽ tăng 0,3% lên 14,9 triệu tấn. Ngược lại, nhu cầu cao su được dự báo sẽ tăng mạnh hơn, ở mức 1,8%, đạt 15,6 triệu tấn.

Sau hơn một thập kỷ bị các loại cây trồng khác như cọ dầu, cà phê và ca cao bỏ xa về lợi nhuận, giá cao su đã tăng vọt từ quý IV/2024. Thời tiết thất thường làm giảm sản lượng tại các nước châu Á cũng góp phần vào sự tăng giá này.

Bà Nair cho biết tình trạng thiếu hụt cao su hiện nay là do giá cao su trì trệ trong 7-8 năm qua. Điều này dẫn đến việc thu hẹp diện tích trồng, giảm tái canh và trồng mới. Nhiều nông dân đã chuyển sang trồng các loại cây có lợi nhuận cao hơn.

Theo ước tính của ANRPC, sản lượng cao su của Indonesia, nước sản xuất lớn thứ hai thế giới, dự kiến sẽ giảm 9,8% trong năm 2025, đạt 2,04 triệu tấn. Sản lượng của Việt Nam, nước sản xuất lớn thứ ba, cũng có thể giảm 1,3%, xuống còn 1,28 triệu tấn.

Trong khi đó, Thái Lan, nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới, được dự báo sẽ tăng sản lượng 1,2% trong năm 2025, sau khi giảm 0,4% vào năm 2024.

Bà Nair nhận định sản lượng cao su toàn cầu gần đây chỉ tăng tại các nước Tây Phi như Côte d'Ivoire. Tuy nhiên, mức tăng này không đủ để đáp ứng nhu cầu toàn cầu đang tăng và bù đắp sản lượng sụt giảm ở Đông Nam Á.

ANRPC dự báo nhu cầu cao su từ Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước tiêu thụ cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, sẽ lần lượt tăng 2,5% và 3,4% trong năm nay.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

Giá gạo tại Tokyo tăng vọt 90%, CPI cốt lõi tháng 3 tăng 2,4%

Dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho thấy, giá gạo tại Tokyo đã tăng vọt khoảng 90% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái, với tác động ở mức độ hạn chế từ việc chính phủ gần đây giải phóng kho gạo dự trữ.

Xuất khẩu thực phẩm của Nhật Bản tiếp tục cao kỷ lục Nhập khẩu gạo tư nhân Nhật Bản lập kỷ lục, chính phủ áp thuế bảo vệ sản lượng

Một doanh nghiệp bất động sản lấn sân sang làm nông nghiệp

Tập đoàn Danh Khôi hợp tác chiến lược với các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tiềm năng để làm tiền đề phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao sau khi công ty bất động sản này lỗ ròng hợp nhất hơn 63 tỷ đồng trong năm 2024.

Phát Đạt, Danh Khôi ảnh hưởng ra sao khi Bình Định tạm dừng chuyển nhượng các lô đất trong khu kinh tế Nhơn Hội?

Chính sách thuế quan đe dọa đẩy giá cà phê Mỹ tăng cao kỷ lục

Hiệp hội Cà phê Quốc gia Mỹ đã kêu gọi chính quyền Mỹ miễn trừ thuế đối với mặt hàng cà phê, cảnh báo rằng các mức thuế bổ sung đối với Canada và Mexico có thể đẩy giá cà phê tại Mỹ tăng tới 50%.

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 Cà phê trong cơn "bão giá"

Chính phủ Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm

Việc nối lại xuất khẩu gạo 100% tấm của Ấn Độ sẽ cho phép các nước nghèo ở châu Phi đảm bảo nguồn cung ngũ cốc với giá thấp hơn, đồng thời hỗ trợ các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Nhập khẩu gạo tư nhân Nhật Bản lập kỷ lục, chính phủ áp thuế bảo vệ sản lượng Giá gạo Ấn Độ vẫn gần mức thấp nhất 19 tháng