Ngành cao su đối mặt với hai vấn đề lớn

Kim ngạch xuất khẩu cao su trong nửa đầu năm nay tuy thuận lợi, song doanh nghiệp cao su vẫn đang đối mặt với 2 vấn đề lớn là bị nợ hoàn thuế VAT và quy định Chống phá rừng (EUDR) của Liên minh châu Âu.

Ngành cao su đối mặt với hai vấn đề lớn
Ảnh minh họa

Ngành cao su đề xuất đưa thuế VAT về 0%

Ông Võ Hoàng An, Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) cho biết, cây cao su có ba dòng sản phẩm từ hai nguồn nguyên liệu chính là mủ và gỗ cao su.

Theo Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cao su trên ba dòng sản phẩm chính đạt khoảng 5 tỷ USD, tăng khoảng 20%, so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu có nhiều yếu tố tích cực và không tích cực đan xen nhau, đối với ngành cao su nếu những tháng cuối năm thị trường không xuất hiện những đột biến lớn, và vẫn diễn ra như 6 tháng đầu năm, thì kim ngạch xuất khẩu cao su sẽ đạt khoảng trên dưới 11 tỷ USD, tăng 17,02% so với năm 2023.

“Kim ngạch xuất khẩu cao su trong nửa đầu năm nay tuy có thuận lợi, nhưng có rất nhiều doanh nghiệp còn bị nợ hoàn thuế VAT, vì vậy, doanh nghiệp mong Tổng cục Thuế - Bộ Tài Chính có hướng xử lý sớm, vì vấn đề này đã diễn ra trong nhiều năm qua khiến doanh nghiệp ngành cao su bị kẹt vốn lớn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.

Doanh nghiệp khi xuất khẩu phải đóng thuế VAT sau đó sẽ được hoàn thuế lại, để không làm tốn nhiều công sức cho cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp, hiệp hội đã có đề xuất nên đưa thuế VAT về bằng 0%”, ông An nói.

Doanh nghiệp cao su khó đáp ứng quy định EUDR

Bên cạnh đó, vấn đề nổi cộm và liên quan đến rất nhiều ngành hàng đó là khi xuất khẩu hàng hóa vào châu Âu phải chấp hành quy định EUDR, và tất cả các sản phẩm phải được truy xuất nguồn gốc từ lô đất trồng sản phẩm đó do Liên minh châu Âu quy định.

Quảng cáo

Ví dụ, khi xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp như vỏ xe, găng tay, ... có sử dụng nguyên liệu cao su phải có truy xuất nguồn gốc đất trồng cao su, xem có vi phạm quy định EUDR không. Đây là vấn đề khó đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cao su, bởi:

Thứ nhất, cao su Việt Nam tuy có thuận lợi là cây đại điền và đang được doanh nghiệp nhà nước quản lý, nên việc truy xuất nguồn gốc sẽ rất thuận lợi, vì được quản lý từ vườn cao su đến khai thác chế biến và xuất khẩu nên qua rất ít trung gian trong chuỗi giá trị.

“Dù thuận lợi nhưng để chứng minh được nguồn gốc cũng là một việc rất khó khăn, các doanh nghiệp phải làm được các hồ sơ, thủ tục để chứng minh với EU là đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của họ đưa ra đối với quy định EUDR”, Tổng thư ký VRA nói.

Thứ hai, Việt Nam đang sản xuất khoảng 1,3 tấn cao su/năm, trong đó có 60% diện tích cây cao su thuộc các tiểu điền với khoảng 265.000 hộ nông dân, và khu vực đại điền nhà nước chiếm 40%.

Hiện rất khó xác nhận truy xuất nguồn gốc ở khu vực tiểu điền, vì vậy, cần các cơ quan chức năng kết nối hỗ trợ, có thể bao gồm Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn, Hội Nông dân các cấp từ tỉnh đến huyện, xã kết nối với nông dân, giúp bà con làm hồ sơ truy xuất được nguồn gốc các lô đất trồng cao su đáp ứng theo quy định EUDR.

Theo quy định EUDR, bất cứ sản phẩm nào xuất khẩu sang EU mà có một phần trong đó không truy xuất nguồn gốc được thì xem như không đáp ứng đủ các tiêu chí của châu Âu, và vừa qua Bộ cũng đã ráo riết thực hiện vấn đề này.

Các doanh nghiệp cho biết, hiện có nhiều công ty tư vấn nói có thể thực hiện các dịch vụ đáp ứng các tiêu chí của EUDR, nhưng họ chỉ là các công ty dịch vụ. Đối với các doanh nghiệp nhà nước có thể trao đổi hay đàm phán vì chi phí này rất lớn. Trên thực tế làm như thế nào để có được chứng nhận EUDR thì đến nay EU cũng chưa xác nhận.

Theo ông An, nếu lãnh đạo Bộ NN-PTNT làm việc trực tiếp với Liên minh châu Âu về nội dung này có thể thông tin cho doanh nghiệp cao su biết họ cần những văn bản, chứng từ cụ thể gì ngoài những thông tin chung chung là phải có truy xuất nguồn gốc, phải có định vị lô đất hay với diện tích từ 1- 2 ha thì chỉ cần định vị tọa độ…

Chính vì không biết nên mỗi người sẽ làm theo cách của họ, như thế sẽ rất tốn kém mà chưa chắc được châu Âu thông qua. Trước đây Bộ từng thông báo, có thể vào tháng 7/2024 EU sẽ phổ biến về hướng dẫn kỹ thuật nhưng đến nay vẫn chưa có những thông tin cụ thể.

“Đề nghị Bộ sau khi đã trao đổi với EU có thể hỗ trợ doanh nghiệp, hướng dẫn những bước đi để khi đàm phán với châu Âu. Như vậy sẽ tiết kiệm công sức và chi phí cho các doanh nghiệp cũng như các hộ nông dân tiểu điền”, Tổng thư ký VRA nhấn mạnh.

Theo Theo Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Tin mới

Midcap và Penny vụt sáng, thị trường có sóng "ngầm"?

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa đi qua một tuần giao dịch nhiều sự kiện. Hiện tượng dòng tiền phân bổ sang các cổ phiếu Midcap và Penny đã được ghi nhận tạo ra những tín hiệu mới cần lưu ý cho nhà đầu tư.

Thị trường xuất hiện sóng Midcap và Penny Vietcap xử lý giao dịch chậm thanh toán của nhà đầu tư Hà Lan theo quy định của Thông tư 68

Giá dầu giảm do lo ngại về tăng trưởng nhu cầu năm 2025

Giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống trong phiên giao dịch sáng ngày 23/12, do lo ngại về tăng trưởng nhu cầu năm 2025, đặc biệt tại Trung Quốc – nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Giá dầu thế giới giảm trở lại trước cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Quyết định của Fed kiềm chế đà tăng của giá dầu

Ngành bất động sản cho thấy dấu hiệu thoát đáy, lựa chọn cổ phiếu nào đón đầu "làn sóng"?

Maybank dự báo ngành bất động sản có triển vọng khả quan cho năm 2025 nhờ yếu tố vĩ mô bền vững, môi trường lãi suất thuận lợi và chi tiêu hạ tầng tăng trưởng và nguồn cung cải thiện nhờ các quy định được nới lỏng.

Động lực giúp cổ phiếu Dầu khí tạo điểm nhấn trong bối cảnh thị trường ảm đạm Quỹ ngoại Singapore muốn tăng sở hữu tại REE lên gần 45% sau khi chi gần 2.000 tỷ mua cổ phiếu

Mái ấm Gia đình Việt nhận "cú đúp" danh hiệu tại Giải thưởng Quảng cáo Sáng tạo Việt Nam - Vạn Xuân Awards 2024

Cú đúp danh hiệu tại Giải thưởng Quảng cáo Sáng tạo Việt Nam - Vạn Xuân Awards 2024 một lần nữa khẳng định, chương trình "Mái ấm gia đình Việt" mang đến giá trị nhân văn sâu sắc khi không chỉ hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn, mà còn lan tỏa mạnh mẽ những điề

HSG mở văn phòng đại diện tại Trung Quốc và lập tổng kho ở Hà Nam HSG rót thêm 320 tỷ đồng vào công ty con

Bảng giá đất Hà Nội tăng cao, tiền bồi thường thu hồi đất và tiền thuế, phí về đất đai có tăng?

Theo Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội, bảng giá đất điều chỉnh cơ bản không ảnh hưởng đến việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất do giá đất làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng là giá đất cụ thể.

Hà Nội tăng tốc đấu giá đất dịp cuối năm Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu tác động của các cuộc đấu giá đất cao bất thường đến mặt bằng giá đất

6 yếu tố định hình triển vọng kinh tế Việt Nam 2025

Tiếp nối kết quả kinh tế đầy ấn tượng trong năm 2024, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng bền vững ở mọi khía cạnh trong năm 2025. Trong đó, có 6 yếu tố chính sẽ định hình triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2025.

VinaCapital dự báo GDP tăng trưởng 6,5%, khối ngoại sẽ trở lại mua ròng bởi 3 lý do Nga phạt Google 20,6 triệu tỷ tỷ tỷ USD vì Youtube, lớn hơn cả tổng GDP toàn cầu

Hà Nội đang có hơn 1.000 dự án vướng phương án bồi thường về đất

Theo Sở TN&MT Hà Nội, trên địa bàn hiện có hơn 1.000 dự án dở dang đang có vướng mắc về phương án bồi thường giải phóng mặt bằng do chuyển tiếp Luật Đất đai.

Hà Nội duyệt kế hoạch sử dụng đất dự án 148 Giảng Võ Hàng loạt dự án nhà ở xã hội "đổ bộ" có làm giảm nhiệt thị trường chung cư?