Người lao động vẫn làm việc theo hình thức “truyền nghề bằng miệng”

Hiện nay nhiều người lao động vẫn làm việc theo hình thức "truyền nghề bằng miệng", "chăm hay không bằng tay quen", làm theo thói quen mà không hiểu rõ ngọn ngành của việc làm của mình... đây là điều hạn chế trong tình hình mới.
Để không bị thất nghiệp, người lao động cần có thái độ, ý thức, trách nhiệm với công việc cũng như các kỹ năng mềm khác. (Ảnh minh họa)
Để không bị thất nghiệp, người lao động cần có thái độ, ý thức, trách nhiệm với công việc cũng như các kỹ năng mềm khác. (Ảnh minh họa)
Lao động Việt Nam đang thiếu nhiều kỹ năng
Chia sẻ tại tọa đàm "Nguồn động viên kịp thời giúp người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19" tổ chức ngày 15/12, TS.Phạm Xuân Khánh, Phụ trách trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội cho biết hiện nay, theo đánh giá của những nhà sử dụng lao động, lao động Việt Nam hiện đang thiếu nhiều kỹ năng.
Kỹ năng nghề là nhân tố quan trọng, quyết định tăng trưởng nền kinh tế. Lực lượng lao động có kỹ năng nghề tạo nên sức cạnh tranh của nền kinh tế, tận dụng tốt làn sóng đầu tư từ doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, trong tình hình mới, bên cạnh ưu điểm, lao động nước ta có những hạn chế, yếu về chuyên môn kỹ thuật, năng suất lao động còn thấp.
TS.Phạm Xuân Khánh cho rằng để không bị thất nghiệp, người lao động cần có thái độ, ý thức, trách nhiệm với công việc cũng như các kỹ năng mềm khác.
Đơn cử như việc người lao động làm việc vẫn theo hình thức "truyền nghề bằng miệng", "chăm hay không bằng tay quen", làm theo thói quen mà không hiểu rõ ngọn ngành của việc làm của mình. Vì thế, khi có sự cố, dù là nhỏ nhất cũng không rõ sai từ đâu, lỗi chỗ nào, sửa chữa bắt đầu từ đâu… nên mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu.
"Đó gọi là làm việc theo "tay quen" chứ chưa đạt đến trình độ "kỹ năng", TS.Phạm Xuân Khánh khẳng định,
Theo TS.Phạm Xuân Khánh, về phía người sử dụng lao động, doanh nghiệp cũng cần chủ động sản xuất, kinh doanh. Để có được nguồn lao động có tay nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật, gắn bó lâu dài, giúp doanh nghiệp an toàn, vượt khó khăn, khủng hoảng, thiên tai, dịch bệnh thì doanh nghiệp cũng rất cần thiết phải có sự hợp tác chặt chẽ với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, chủ động đặt hàng đào tạo để có được những công nhân có kỹ năng tốt, phục vụ lợi ích cho chính doanh nghiệp.
Bức tranh thị trường lao động 2022 sẽ tích cực hơn
Tại tọa đàm, trả lời thắc mắc của độc giả về việc hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp mặc dù là cứu cánh nhưng lại chỉ là giải pháp tình thế, điều quan trọng là người lao động có được việc làm bền vững trong tương lai. Ông Vũ Quang Thành, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội chia sẻ qua thời gian công tác tại Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội thì thấy, với chính sách việc làm khá hoàn chỉnh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với trình độ của người lao động ít nhiều đã được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu công việc, trong những năm gần đây, số lượng việc làm (chỗ làm việc) hàng năm được tạo ra tương đối đều đặn và ngày càng phát triển.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của dịch COVID-19 quá nặng nề, khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, nhiều người phải nghỉ việc và phải nhờ cậy đến giải pháp tình thế là hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp. 
Song đúng là đây chỉ là giải pháp tình thế để hỗ trợ người lao động trong quá trình tìm việc làm mới.
Ông Thành cho biết: "Hiện nay Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội một mặt hỗ trợ giải quyết chế độ chính sách, mặt khác nỗ lực tìm kiếm, giới thiệu việc làm cho người lao động. Chúng tôi đã có nhiều chương trình hành động tích cực, đầu tiên là thu nhập thông tin về cung - cầu lao động. Trung tâm hiện có 15 điểm cầu trên địa bàn Hà Nội, tổ chức hoạt động thường xuyên, hàng ngày.
Mới đây, nhất là cuối tháng 10, Trung tâm Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thanh Hóa tổ chức phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố".
Nói về tình hình thị trường lao động thời gian tới, ông Vũ Quang Thành nhận định bức tranh năm 2022 sẽ có nét tích cực hơn. Khi các doanh nghiệp có được các gói hỗ trợ từ Chính phủ để vừa chống dịch vừa sản xuất kinh doanh, thị trường sẽ sôi động hơn so với 2021. Theo ông Thành số liệu cụ thể thì cần thu thập thêm thông tin để đánh giá, tính toán. 
"Riêng Hà Nội thời gian tới, theo đề án nâng cao chất lượng sàn giao dịch việc làm Hà Nội, chúng tôi đã xây dựng các giải pháp hỗ trợ phục hồi thị trường sau dịch. Với những giải pháp này, chúng tôi tin sẽ hỗ trợ được tốt nhất với người lao động, người sử dụng lao động trên địa bàn thành phố", ông Vũ Quang Thành nhấn mạnh.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng tăng cao

Sự tăng trưởng của dòng vốn FDI và các chính sách thân thiện với nhà đầu tư dành cho khu công nghiệp đã tạo điều kiện cho nhu cầu tuyển dụng tăng cao trong lĩnh vực sản xuất, kỹ thuật và bất động sản công nghiệp.
Chat với BizLIVE