Người Ấn Độ bất ngờ đổ xô đi tích trữ gạo sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận lớn: Chuyện gì đang xảy ra?

Tờ Times of India dẫn lời IMF cho biết giá thực phẩm toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh Nga rút khỏi thỏa thuận Biển Đen.

Người Ấn Độ bất ngờ đổ xô đi tích trữ gạo sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận lớn: Chuyện gì đang xảy ra?

Theo Times of India, động thái cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã gây ra một số đợt mua tích trữ trong hoảng loạn ở nhiều quốc gia khác nhau. Các video trên mạng xã hội cho thấy những túi lương thực quan trọng "bay khỏi kệ" và hàng dài người xếp hàng dài bên ngoài các cửa hàng tạp hóa.

Từ Mỹ đến Canada và Úc, các báo cáo về việc người dân Ấn Độ ở nước ngoài tích trữ lương thực đang lan truyền chóng mặt. Một số cửa hàng đã áp đặt giới hạn mua, trong khi những cửa hàng khác tăng giá để trục lợi. Các nhà hàng Ấn Độ lo thiếu nguyên liệu để chế biến.

Nhiều báo quốc tế đã tìm hiểu nguyên nhân đằng sau tình trạng mua tích trữ bất thường này trong bối cảnh giá lương thực toàn cầu tăng đột biến trong thời gian gần đây.

bn-dj447-ihoard-gr-20140623080143-2282.jpg

Tại sao người Ấn Độ ở nước ngoài lo lắng về nguồn cung cấp gạo?

Giá thực phẩm toàn cầu đã gia tăng kể từ khi Nga rút lui khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen vào tuần trước. Để kiềm chế xuất khẩu ngũ cốc trong bối cảnh lạm phát thực phẩm cao, Ấn Độ đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo không phải là gạo Basmati. Trong khi biện pháp này làm giảm giá nội địa, nó đã gây ra lo ngại về tình trạng thiếu hụt trong cộng đồng người Ấn Độ ở nước ngoài và cộng đồng người châu Á ở Mỹ và các nơi khác.

Ấn Độ là một nhà cung cấp quan trọng trong thị trường gạo toàn cầu. Khác với quyết định ngừng xuất khẩu lúa mì năm ngoái, việc cấm xuất khẩu gạo sẽ có tác động lớn hơn vì xuất khẩu gạo của Ấn Độ chiếm khoảng 40% trong thị trường gạo toàn cầu. Xuất khẩu lúa mì của Ấn Độ chỉ chiếm khoảng 1% trong thương mại lúa mì toàn cầu.

Mưa mùa lớn là nguyên nhân Ấn Độ quyết định cấm xuất khẩu gạo?

Theo Mint, đúng là mưa mùa lớn đã góp phần vào quyết định cấm xuất khẩu gạo. Mưa lớn tại các tiểu bang sản xuất gạo chủ chốt như Punjab và Haryana đã gây thiệt hại đáng kể cho vụ mùa vừa được gieo trồng.

Quảng cáo
indiaaposs-rice-export-ban-leads-to-panic-buying-and-hoarding-8750.jpg

Cơ quan Khí tượng Ấn Độ (IMD) đã phát đi cảnh báo đỏ vào đầu tháng này cho một số khu vực của Punjab và Haryana do mưa lớn. Hai tiểu bang này đóng góp khoảng 20% vào sản lượng gạo của Ấn Độ.

Các cơ quan nông nghiệp địa phương báo cáo rằng gần 250.000 ha cánh đồng lúa ở 14 huyện của Punjab và 150.000 ha ở 7 huyện của Haryana bị ngập lụt. Nếu việc này tiếp diễn, mưa lớn có thể dẫn đến giảm sản lượng gạo do thiệt hại gia tăng cho cánh đồng lúa.

Tại sao thỏa thuận lúa mì Biển Đen quan trọng?

Thỏa thuận lúa mì Biển Đen có ý nghĩa quan trọng do sự ảnh hưởng rất lớn của Nga và Ukraine đối với thị trường lúa mì toàn cầu, chiếm hơn 1/3 tổng số xuất khẩu. Giá thực phẩm toàn cầu đã tăng đáng kể đến mức chưa từng thấy kể từ khi xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine vào tháng 2 năm ngoái.

Để bảo đảm quyền của các quốc gia dễ chịu tổn hại về lương thực, Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã làm trung gian cho một thỏa thuận quan trọng, được gọi là thỏa thuận lúa mì Biển Đen, với Nga vào tháng 7/2022.

Theo thỏa thuận này, Nga cho phép xuất khẩu ngũ cốc từ 3 cảng chính của Ukraine ở Biển Đen: Odessa, Chornomorsk và Pivdennyi. Thỏa thuận đã giúp giảm bớt tình trạng tăng giá lúa mì trên toàn cầu.

Tuy nhiên, căng thẳng địa chính trị leo thang đã dẫn đến việc Nga rút lui khỏi thỏa thuận, gây ra lo ngại toàn cầu mới và đẩy giá lên cao hơn. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hứa cung cấp lúa mì miễn phí cho 6 quốc gia Châu Phi sau khi rút lui khỏi thỏa thuận.

Xu hướng của giá thực phẩm toàn cầu

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã dự báo rằng việc Nga rút lui khỏi thỏa thuận lúa mì Biển Đen có thể làm tăng giá lúa mì toàn cầu lên 10-15%.

Pierre-Olivier Gourinchas, nhà kinh tế trưởng của IMF, nhấn mạnh vai trò quan trọng của thỏa thuận lúa mì Biển Đen trong đảm bảo nguồn cung lúa mì liên tục từ Ukraine, từ đó giảm áp lực giá thực phẩm.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ khiến vấn đề trầm trọng thêm. Gourinchas đã dự đoán rằng có thể mất đến cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025 để lạm phát trở lại mục tiêu của ngân hàng trung ương, đánh dấu sự kết thúc chu kỳ hiện tại của chính sách tiền tệ thắt chặt.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Kinh tế thế giới cần chuẩn bị gì cho kịch bản Fed sắp hạ lãi suất?

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng và chi phí đi vay cao do lãi suất cao sẽ tồn tại trong một thời gian, tiếp tục kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Chứng khoán Mỹ “xanh mướt”, Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố đã đến lúc cắt giảm lãi suất FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn?

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?

Các "ông lớn" tài chính kỳ vọng BoJ tiếp tục tăng lãi suất

Công ty quản lý tài sản lớn số hai thế giới đẩy mạnh nắm giữ vị thế bán khống trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) vì vẫn thấy khả năng BoJ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 12 tới.

BOJ công bố dữ liệu, nghi vấn Nhật Bản chi tiếp 22 tỷ USD can thiệp đẩy giá đồng yên Đồng yen và chứng khoán tiếp tục phản ứng sau khi BoJ tăng lãi suất

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030

Với tiềm năng khổng lồ về năng lượng mặt trời và điện gió, đồng thời, có thể giải quyết thử thách về than đá thông qua hợp tác, cộng thêm việc các chính sách công có thể tăng quy mô cho các giải pháp tài chính mới, chuyên gia của HSBC cho rằng nguồn năng lượng tái tạo tại ASEAN có thể tăng gần gấp 3 vào cuối thập kỷ này.

HSBC: Khởi đầu hanh thông của kinh tế Việt Nam phát tín hiệu tích cực về triển vọng cả năm HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,5%

Các đồng tiền ở châu Á phục hồi lên các mức cao nhất trong 5 tháng

Đồng ringgit của Malaysia tăng mạnh nhất trong số các đồng tiền trong khu vực, nhờ triển vọng tăng trưởng kinh tế lạc quan và đồng baht Thái Lan lên giá khi những căng thẳng chính trị dịu bớt.

Mất mốc 155 yên đổi 1 USD, đồng tiền Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong 34 năm USD vẫn là đồng tiền dự trữ chính của toàn cầu trong ngắn hạn và trung hạn

Quan chức Fed: Thời điểm cân nhắc điều chỉnh lãi suất đã đến

Theo bà Mary Daly, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh San Francisco, đã đến lúc cân nhắc điều chỉnh lãi suất đang ở biên độ 5,25%-5,5%, mức cao nhất trong 23 năm.

Fed khó thay đổi quyết định cắt giảm lãi suất mặc dù lạm phát tăng nhẹ Sức ép lạm phát suy yếu mở đường cho Fed hạ lãi suất vào tháng tới

Goldman Sachs hạ mức đánh giá nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ

Theo Goldman, nếu báo cáo việc làm tháng 8/2024 dự kiến công bố vào ngày 6/9 cho kết quả tích cực, có thể hạ khả năng suy thoái của kinh tế Mỹ xuống còn 15%, mức đã duy trì trong gần một năm trước.

Thông tin tích cực về nền kinh tế Mỹ có giúp xuất khẩu tôm Việt khả quan hơn? Dữ liệu kinh tế Mỹ tích cực tạo lực đẩy trên thị trường châu Á

Kinh tế thế giới lỡ nhịp trong vòng xoáy xung đột Trung Đông

Nếu các nỗ lực ngoại giao thất bại, triển vọng kinh tế của các nước khu vực Trung Đông sẽ bị tổn hại nghiêm trọng, sẽ bị gián đoạn, gây thêm rủi ro cho đà phục hồi còn mong manh của kinh tế thế giới.

Căng thẳng Trung Đông đẩy giá vàng tăng cao, chứng khoán chật vật Cường quốc dầu mỏ Trung Đông thu hút nhà đầu tư nước ngoài