Nghị định mới về trái phiếu: Ánh sáng cuối đường hầm với doanh nghiệp bất động sản?

Chuyên gia cùng chung nhận định tích cực về tác động của Nghị định 08 khi giải quyết được các nút thắt của trái phiếu doanh nghiệp gặp phải hiện nay.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ông Trương Hiền Phương (phải) và ông Hoàng Anh Tuấn
Ông Trương Hiền Phương (phải) và ông Hoàng Anh Tuấn

Nghị định 08/2023/NĐ-CP ngày 5/3/2023 sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế vừa được ban hành chiều 5/3.

Một số thay đổi ở Nghị định 08 có hóa giải nhiều khó khăn áp lực đáo hạn trái phiếu thời gian qua với doanh nghiệp phát hành, chúng tôi ghi nhận ý kiến chuyên gia, đánh giá tác động của Nghị định đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Tránh sự sụp đổ ngắn hạn

Ông Hoàng Anh Tuấn, Chuyên viên tư vấn đầu tư KHCN cao cấp, CTCK MB (MBS)

Thay đổi thứ nhất là doanh nghiệp có thể thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác.

Quy định cũ: Theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, thì doanh nghiệp phát hành trái phiếu có trách nhiệm: "Thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn và thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) cho chủ sở hữu trái phiếu theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu".

Quy định mới: Nghị định số 08/2023/NĐ-CP bổ sung quy định, đối với trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, trường hợp doanh nghiệp phát hành không thể thanh toán đầy đủ, đúng hạn nợ gốc, lãi trái phiếu bằng đồng Việt Nam theo phương án phát hành đã công bố cho nhà đầu tư theo quy định tại Điều 17 Nghị định này, doanh nghiệp có thể đàm phán với người sở hữu trái phiếu để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác theo các nguyên tắc theo quy định.

Tôi cho rằng với quy định mới này, doanh nghiệp và trái chủ đều được hưởng lợi và qua đó giảm lượng cung trái phiếu trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Do tháng 3,4,5 và 6 sẽ là 4 tháng áp lực trái phiếu lớn nhất. Việc chính phủ đã kịp thời đưa ra nghị định mới bổ sung giúp cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ kỳ vọng giảm bớt áp lực trả nợ trái phiếu, giảm bớt được xác suất thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị bán tháo.

Thứ hai, được kéo dài kỳ hạn trái phiếu tối đa không quá 2 năm.

Quy định cũ: Điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định số 65/2022/NĐ-CP ngày 16/09/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định: Doanh nghiệp không được thay đổi kỳ hạn của trái phiếu đã phát hành.

Quy định mới: Nghị định 08/2023/NĐ-CP sửa đổi theo hướng cho phép doanh nghiệp được thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu nhưng phải đảm bảo một số nguyên tắc quy định.

Tôi cho rằng việc doanh nghiệp được kéo dài kỳ hạn trả nợ trái phiếu hay nói cách khác là giãn nợ là hợp lý ở bối cảnh hiện tại. Điều này nhằm tránh áp lực phải trả nợ liên tục vào cao điểm tháng 3,4,5 và 6 như tôi đã đề cập. Ưu điểm của việc cơ cấu giãn nợ này là có thể tránh được sự sụp đổ nhất thời ở mảng trái phiếu doanh nghiệp, tuy nhiên nếu doanh nghiệp không hoạt động tốt thì khó có thể khôi phục niềm tin và trả nợ được.

Thứ ba, tạm ngưng quy định xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp.

Quy định này giúp cho các nhà đầu tư không chuyên nghiệp vẫn có thể mua vào được trái phiếu doanh nghiệp thay vì trước đó phải đáp ứng các điều kiện khá phức tạp. Đây chính là tăng lượng cầu mua vào trái phiếu doanh nghiệp, điều này có thể giúp đỡ cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp không bị mất thanh khoản và không gây ra tình trạng sụp đổ trong ngắn hạn. Hệ lụy gây ra có thể là sự mất mát cho nhà đầu tư thiếu hiểu biết vì quy định này ban đầu là để bảo vệ họ.

Kết lại, tôi cho rằng các nghị định sửa đổi và bổ sung mới sẽ tránh cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp sự sụp đổ ngắn hạn, bao gồm việc giảm lượng cung trái phiếu (1 phần đổi thành tài sản), kéo dài thời gian trả nợ và tăng lượng cầu mua trái phiếu (từ các nhà đầu tư không chuyên nghiệp). Chính phủ đã tận tâm và tận lực cứu chữa cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tôi hy vọng các doanh nghiệp có thể tận dụng chính sách và tồn tại qua giai đoạn khó khăn này.

Ánh sáng cuối đường hầm

Ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao, CTCK KIS Việt Nam

Tôi cho rằng, Nghị định 08 vừa ban hành gần như tháo gỡ hoàn toàn những nút thắt mà Nghị định 65 ban hành trước đây gây ra một số khó khăn thực tế cho doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư mua trái phiếu.

Thứ nhất các doanh nghiệp có thể gia hạn thời gian thanh toán lãi, gốc trái phiếu thêm 2 năm. Trái phiếu đến hạn trong năm 2023 vào khoảng 53.000 tỷ, trong đó 6 tháng đầu năm khoảng 30.000 tỷ. Như vậy, nếu gặp khó khăn về dòng tiền doanh nghiệp có thể thương lượng với trái chủ gia hạn thêm 2 năm, có thời gian thu xếp dần nguồn tiền trả cho trái chủ.

Chúng ta thấy, với doanh nghiệp hoạt động nghiêm túc, giai đoạn này họ gặp khó khăn do bị kẹt về dòng tiền, không phải là doanh nghiệp không có tiền hay làm điều sai trái. Cùng lúc họ bị khó khăn không xoay được tiền, nếu siết bắt doanh nghiệp trả bằng được, doanh nghiệp có thể đi đến phá sản do không đáp ứng tiêu chí thanh toán trái phiếu. Đây là yếu tố then chốt giãn nợ cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu.

Thứ hai, các doanh nghiệp được quyền thương thảo nhà đầu tư về việc dùng sản phẩm bất động sản của doanh nghiệp thanh toán thay cho lãi và gốc trái phiếu. Trước đây, doanh nghiệp không những huy động vốn qua trái phiếu mà còn vay qua ngân hàng, hầu hết giấy tờ tài sản ngân hàng nắm giữ. Những dự án đang làm chưa đủ điều kiện bán hàng, khi đủ cơ chế bán hàng thì thị trường ảm đạm, nhà đầu tư không xuống tiền mua, doanh nghiệp không có dòng tiền. Thay vì doanh nghiệp phải đi bán thì có thể thương lượng với trái chủ để cấn trừ, đây là hướng mở cho doanh nghiệp lẫn trái chủ có lối thoát, là yếu tố tích cực cho doanh nghiệp.

Thứ ba, nhà đầu tư không cần chứng minh là chuyên nghiệp với tài sản ròng luôn duy trì mức 2 tỷ vốn hạn chế đối tượng mua trái phiếu. Khi bỏ điều kiện này trả về tình hình thực tế sẽ gia tăng lượng nhà đầu tư tham gia mua trái phiếu.

Thứ tư là việc đánh giá thang điểm cho doanh nghiệp, hiện chưa tìm được tổ chức đánh giá bài bản, doanh nghiệp gặp khó trong việc tìm kiếm đơn vị độc lập. Yếu tố này tạm thời hoãn.

Bốn yếu tố trên thực sự đi sâu, trọng tâm, gỡ khó cho doanh nghiệp, nhà đầu tư có nhu cầu mua trái phiếu hoặc những nhà đầu tư đang nắm giữ trái phiếu có gặp một số khó khăn với tổ chức phát hành.

Ngoài ra, còn có yếu tố các doanh nghiệp không phải chịu điều kiện không được phát hành trái phiếu khoảng cách trong thời gian ngắn. Điều này giúp doanh nghiệp xoay sở bằng cách phát hành thêm trái phiếu huy động vốn mà không phải chờ đợi quá lâu.

Tôi cho rằng, với doanh nghiệp bất động sản, việc Nghị định 08 được ban hành giúp họ đã có ánh sáng ở cuối đường hầm, giúp họ có khả năng sống lại. Nếu không, khả năng nhiều doanh nghiệp bất động sản phá sản trong tương lai.

Với Nghị định này, các doanh nghiệp sẽ áp dụng ngay, cụ thể sẽ thương lượng với trái chủ. Những trái chủ, thay vì vướng vào tình huống không biết làm sao xử lý với doanh nghiệp, giờ có giải pháp anh sống tôi sống, win-win, trái chủ sẽ hợp tác với doanh nghiệp cùng giải quyết vấn đề, dòng tiền tới hạn đáo hạn trái phiếu không còn căng như trước.

Với nhà đầu tư, thời gian qua họ quan ngại, lo lắng, thậm chí nghe tin đồn thất thiệt, xúi giục, không mạnh dạn giải ngân nhưng có những giải pháp trên thì những tin đồn sẽ không còn, trả lại niềm tin cho nhà đầu tư. Họ mạnh dạn giải ngân vào thị trường, dòng tiền sẽ được kích hoạt quay lại thị trường. Nếu không bùng nổ thì cũng tích cực quay trở lại hơn trước, khuynh hướng tiêu cực giảm đi nhiều, nhu cầu bán tháo cổ phiếu, bán bằng mọi giá không còn như trước, thị trường sẽ ổn định hơn.

Theo Lao động Công đoàn

Đọc tiếp

Ảnh minh họa.

Vàng đồng loạt tăng giá mạnh

Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước đồng loạt tăng cao và giá bán tại SJC lại vượt lên trên 81 triệu đồng một lượng.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Giá vàng phục hồi nhẹ, tỷ giá trung tâm tăng

Giá vàng miếng SJC có thời điểm tuột mốc 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra song đã nhanh chóng lấy lại mốc này. Trong khi giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương mại cũng quay đầu tăng nhẹ.

Chat với BizLIVE