Ngân hàng lương thực ở Nhật Bản gặp khó do suy thoái kinh tế

Nhiều năm qua, những người nghèo nhất trong xã hội Nhật Bản đã phải sống trong cảnh khốn khó, bất an khi nền kinh tế không ổn định do COVID-19 và tác động nghiêm trọng của đại dịch đến thị trường việc làm.

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, khi Nhật Bản và nhiều quốc gia khác trên thế giới đang rơi vào suy thoái do hậu quả của cuộc xung đột ở Ukraine, giới chức lại phải gánh thêm mối lo khác, đó là nhu cầu của những người nghèo nhất sẽ vượt quá mức hỗ trợ của các ngân hàng lương thực.

Các ngân hàng lương thực cho biết ngày càng có nhiều doanh nghiệp bán lẻ nhất quyết tiêu hủy thực phẩm không bán được trước hạn sử dụng, trong khi chúng có thể dùng để cứu đói cho một bộ phận người nghèo.

Ông Iruma Tanaka - thành viên Hội đồng quản trị của Liên minh các ngân hàng lương thực Nhật Bản, liên minh tập hợp 11 tổ chức cùng mục đích trên khắp đất nước - cho biết: “Về cơ bản, không có mạng lưới đảm bảo an ninh lương thực cho những người nghèo nhất ở Nhật Bản. Có quá nhiều người không thể tiếp cận thực phẩm vì có rất ít các tổ chức hay cơ quan giúp đỡ. Mặc dù có những sự trợ giúp từ chính phủ như các khoản an sinh xã hội, nhưng chẳng có tổ chức nào hỗ trợ lương thực”.

Ông Tanaka nhận định dù thị trường việc làm ở Nhật Bản trước khi đại dịch bùng phát tương đối khả quan. Ông giải thích rằng với dân số già, thiếu lao động, nhu cầu việc làm đã bùng nổ. Tuy nhiên, phần lớn các công việc tuyển dụng lại là bán thời gian với lợi ích cơ bản, dễ dàng bị mất việc khi đại dịch hay khủng hoảng bùng phát.

“Những công việc bán thời gian này thường do những người có trình độ học vấn thấp đảm nhiệm, họ cần được xã hội giúp đỡ khi họ thất nghiệp. Giờ đây, họ không biết làm thế nào để nhận phúc lợi xã hội vì họ chỉ đơn giản là thiếu kiến thức về điều đó”, ông nói.

Phần lớn những người nghèo thất nghiệp ở Nhật Bản sẽ tìm đến các ngân hàng lương thực, nhất là vào thời điểm lạm phát leo thang, tồi tệ hơn do đồng yên mất giá khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ, thực phẩm thiết yếu là một trong những loại hàng hóa có giá tăng cao.

Thông thường, các siêu thị nhỏ là nhà quyên góp lương thực nhiều nhất cho các ngân hàng cứu trợ. Đó có thể là những sản phẩm bị lỗi do liên quan đến nhãn mác, hoa quả có chút dập nát hay hàng đã gần hết hạn sử dụng hoặc khó bán. Thế nhưng hiện nay, những sản phẩm này đã bị các siêu thị tự tiêu thụ thay vì quyên góp.

1010-nhat-ban2-7478.jpg

Người đàn ông cầm túi thức ăn từ một tổ chức từ thiện ở Tokyo. Ảnh: AFP

Các nhà phân tích kinh tế tại Teikoku Databank đã thực hiện nghiên cứu trên 105 nhà sản xuất thực phẩm. Kết quả công bố vào đầu tháng 9 cho thấy 10.000 mặt hàng thực phẩm sẽ tăng giá trong ba tháng tới. Trên thực tế, giá của 10.000 sản phẩm lương thực này vốn đã tăng giá kể từ đầu năm nay do xung đột Ukraine làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và nguồn cung thực phẩm.

Quảng cáo

Ông Tanaka nói: “Giá thực phẩm tăng cao đang khiến nhiều người nghèo gặp khó khăn và mọi người đang tìm kiếm các lựa chọn rẻ hơn, mặc dù điều đó đang trở nên khó khăn hơn. Nhiều người đã tìm đến các ngân hàng lương thực để nhờ hỗ trợ”.

Ông Charles McJilton, người sáng lập Second Harvest Japan, cho biết đã có thay đổi về đối tượng đến ngân hàng lương thực. Trước đây, những người tị nạn và người nước ngoài phải vật lộn để kiếm sống ở Tokyo là đối tượng thường xuyên cần giúp đỡ, nhưng giờ đây các bà mẹ đơn thân và người già có xu hướng đến nhờ hỗ trợ nhiều hơn.

Vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi vào năm 2019, Nhật Bản đã điều chỉnh luật buộc các chuỗi siêu thị lớn phải giảm tiêu hủy thực phẩm. Thay vì quyên góp cho các ngân hàng thực phẩm, các nhà bán lẻ đã lách luật bằng cách hạ giá các mặt hàng này trong nỗ lực đảm bảo doanh số.

Ông McJilton cho biết trước đây, Walmart là nhà quyên góp nhiều nhất cho Second Harvest Japan. Thậm chí họ còn được trao giải thưởng về thành tựu quyên góp này khi các nhân viên tích cực tham gia những hoạt động cứu tế. Tuy nhiên, mọi chuyện đã chấm dứt kể từ khi Tập đoàn nội địa Seiyn GK – một phần sở hữu thuộc Rakuten – đã mua lại Walmart Nhật Bản. Cả 2 tập đoàn này đều là những thương hiệu nổi tiếng có nhiều chi nhánh ở các quốc gia khác nhau với số lượng hàng nghìn nhân viên.

1010-nhat-ban3-601.jpg

Đô vật sumo Nhật Bản đã nghỉ hưu tập luyện cùng một cụ bà ở Tokyo. Ảnh: AFP

Sau khi bị mua lại, hoạt động quyên góp đã bị dừng hoàn toàn. Nhà sáng lập McJlton tỏ ra khá thất vọng khi các siêu thị này luôn nhắc đến phát triển bền vững nhưng lại từ bỏ con đường giúp đỡ người nghèo Nhật Bản. Ông cũng cho biết cơ sở hạ tầng được thiết lập đặc biệt để hỗ trợ việc chuyển thực phẩm quyên góp tại 160 cửa hàng trên khắp đất nước đã bị “phá hủy”.

Ông nói: “Thật hoang mang khi họ cố tình phá hủy một hệ thống giúp đỡ người nghèo được thiết lập trong nhiều năm chỉ nhằm đáp ứng mục tiêu bền vững”.

Phía Rakuten tuyên bố việc chấm dứt các hoạt động hỗ trợ không phải quyết định của Rakuten hay một hành động có chủ đích nào cả. Câu chuyện đơn giản là tập đoàn đang tái cấu trúc lại hoạt động trên mọi mặt và họ đã quyết định dừng chương trình quyên góp lương thực để đánh giá xem có phù hợp với chiến lược phát triển bền vững của hãng hay không.

Trong khi đó, nhà sáng lập McJilton khẳng định sáng kiến quyên góp lương thực sắp hết hạn không tốn quá nhiều chi phí của công ty Đây cũng được coi là một cách để quảng cáo cũng như nâng cao hình ảnh thương hiệu với cả xã hội lẫn những nhân viên trong công ty.

“Vậy nhưng giờ đây chúng tôi lại phải đi tìm kiếm thêm các nguồn tài trợ khác”, ông McJilton chia sẻ. Ông bày tỏ lo ngại những rắc rối của nền kinh tế vĩ mô đang rình rập sẽ khiến ngày càng nhiều người nghèo Nhật Bản xin giúp đỡ, trong khi nguồn cung lương thực cứu tế có hạn.

“Chúng tôi đang chứng kiến nhu cầu cần cứu trợ của người nghèo ngày một cao. Theo ước tính thì chỉ 3-4 tháng nữa thôi, chúng ta sẽ chứng kiến nhiều người cần cứu trợ lương thực hơn rất rất nhiều”, ông McJilton nói thêm.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc