Ngân hàng bắt đầu giảm lãi suất cho vay, nhưng khó mở rộng

Chuyên gia tính toán lãi suất huy động 6%/năm và lãi suất cho vay sẽ 9%/năm là phù hợp. Nhưng cân đối với tỷ giá đang là bài toán khó…


Sau định hướng giảm lãi suất cho vay gần đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), một số ngân hàng thương mại (NHTM) có tín hiệu giảm dần hoặc đưa các gói có lãi suất cho vay khởi đầu khá thấp (như từ 7,5-10,5%/năm).

Tuy nhiên, diễn biến trên chưa mở rộng và các ngân hàng chủ yếu áp dụng với những khoản vay ngắn.

Lãi suất cho vay đã có phần “dễ chịu”

Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất điện tử, ông Lại Hoàng Dương - Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông và Máy tính Thánh Gióng cho biết, hiện đang là thời điểm đáy của giá nguyên vật liệu nên doanh nghiệp quyết định tiếp tục vay vốn của ngân hàng để mua hàng phục sản xuất.

Tuy vậy, ông Dương khá bất ngờ khi có thể tiếp cận được khoản vay với mức lãi suất 9%/năm với thủ tục nhanh chóng.

“Tôi vay vốn 2,7 tỷ đồng với lãi suất 9% từ Ngân hàng Á Châu (ACB) với kỳ hạn là 3 tháng. Trước đây, với mức lãi suất này để các NHTM duyệt là khá khó khăn và thời gian thẩm định kéo dài, nhưng nay là rất nhanh, giúp doanh nghiệp cho việc thanh toán cho đối tác rất nhanh chóng”, ông Dương cho biết.

Theo ông Dương, việc giảm lãi suất cho vay xuống 9% cũng sẽ giúp giá vốn của sản phẩm giảm, từ đó thúc đẩy tiêu thụ trong bối cảnh khó khăn lượng đơn hàng xuất khẩu và trong nước bị giảm sút.

“Trước đây, chúng tôi phải vay vốn với lãi suất ở mức 11-12%/năm khiến giá của sản phẩm cao, trong khi lượng đơn hàng giảm xuống 20-30%. Việc lãi suất giảm sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất và bán được nhiều hàng hơn”, ông Dương nói.

Mới đây một số NHTM cũng đã rục rịch giảm lãi suất cho vay, kích thích tăng trưởng tín dụng thường ở mùa thấp điểm đầu năm.

Từ ngày 10/2, Ngân hàng Quân đội (MB) áp dụng giảm 1 điểm phần trăm lãi suất vay cho khách hàng doanh nghiệp có doanh thu dưới 100 tỷ đồng. Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng có mức giảm tương tự đối với tất cả khách hàng nhằm đồng hành với các cá nhân và doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng đã công bố chương trình giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay đối với tất cả các khoản vay của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp có dư nợ hiện hữu và dư nợ phát sinh mới tại Vietcombank.

Trước đó, Ngân hàng Bản Việt (VietCapitalBank) cũng đã sớm công bố chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi chỉ từ 10,5%/năm…

Đánh giá cao nỗ lực của ngành ngân hàng, ông Mạc Quốc Anh - Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ vừa Hà Nội cho biết, hiện các doanh nghiệp trong hiệp hội đã nhận được thông báo của các NHTM về việc giảm lãi suất và cũng cử bộ phận hỗ trợ tín dụng đến các doanh nghiệp có nhu cầu.

“Việc giảm lãi suất là một động thái vô cùng quan trọng giúp thị trường vốn lưu thông hơn, tạo ra mọi cơ hội cho các doanh nghiệp được tiếp cận dòng vốn rẻ hơn và phù hợp hơn so với năng lực để tăng sự cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong bối cảnh”, ông Mạc Quốc Anh đánh giá.

Vẫn chưa thực sự giảm trên diện rộng

Tuy vậy, việc giảm lãi suất cho vay chưa thực sự diễn ra trên diện rộng, mới chỉ xuất hiện ở một số ngân hàng với từng “gói” được thiết riêng dành cho một số ngành, doanh nghiệp hay hoạt động kinh doanh cụ thể và phần lớn là kỳ hạn ngắn.

Đối với các khoản vay kỳ hạn dài hơn, doanh nghiệp vẫn phải vay với lãi suất cao như 6 tháng sẽ ở mức 10-10,5%/năm, hay trên 12 tháng sẽ ở mức 11-12%/năm.

“Nhiều doanh nghiệp mong muốn sẽ được vay khoản vay 9%/năm với thời hạn kéo dài từ 6-12 tháng để ổn định sản xuất kinh doanh. Nếu vay ngắn hạn để phục vụ cho kế hoạch dài hạn thì doanh nghiệp cần phải tính toán kỹ, bởi nếu vay nhiều mà chưa bán được hàng thì có thể phải chịu lãi suất khi đáo hạn nợ”, ông Mạc Quốc Anh lưu ý.

Còn theo chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, trong thời gian qua, lạm phát của Việt Nam luôn ở mức dưới 4%. Thông thường, các ngành ngân hàng sẽ tính thêm 2% là biên độ lợi nhuận cho khách hàng gửi, nghĩa là lãi suất huy động ở mức 6%/năm, và biên độ lợi nhuận cho ngân hàng là 3% tức là lãi suất cho vay sẽ 9%/năm là phù hợp.

Tuy vậy, thực tế chỉ có mức lạm phát 4% được giữ ổn định, trong khi lãi suất huy động có lúc lên 10%/năm và lãi suất cho vay ở mức 13-14%/năm, thậm chí có mức ở 16%/năm.

“Với mức lãi suất vay 14%/năm thì doanh nghiệp phải có biên độ lợi nhuận trước thuế và trước khi trả nợ cho ngân hàng là 20%. Thử hỏi liệu có bao nhiêu doanh nghiệp đạt được lợi nhuận này? Chính vì vậy, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa bởi vì càng làm thì càng phải vay, mà càng phải vay thì chi phí lại càng cao”, ông Hiếu quan ngại.

Chuyên gia này cho rằng, Chính phủ và NHNN cần có phải có biện pháp mạnh hơn nữa để tất cả các NHTM giảm đồng loạt tất cả lãi suất phù hợp với thị trường với kỳ hạn dài để doanh nghiệp phục hồi và ổn định sản xuất kình doanh.

“Do phải cạnh tranh, các NHTM phải đẩy cao lãi suất huy động, từ đó người dân sẽ đổ vào ngân hàng có lãi suất cao. Và làm sao để hạn chế được việc này thì NHNH phải nhịp nhàng trong quá trình “bơm - hút” dòng tiền để giảm áp lực thanh khoản, gia tăng dự trữ ngoại hối nhưng không buông lỏng mục tiêu kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế”, ông Hiếu đề xuất.

Tuy vậy, từ năm 2022 đến nay, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đảo chiều nhanh chóng và mạnh mẽ chính sách tiền tệ, tăng mạnh lãi suất, thì tác động lớn đối với chính sách tiền tệ của Việt Nam đã thể hiện.

Trong năm 2022, tỷ giá USD/VND đã từng có quãng tăng đột biến trên 9%, và chỉ dần hạ nhiệt sau khi NHNN liên tiếp tăng mạnh các lãi suất điều hành sau đó. Vì vậy, cân đối lãi suất với tỷ giá trở thành vấn đề khó khăn, không chỉ riêng mục tiêu giảm lãi suất cho vay như một mong muốn đơn thuần.

Trong khi đó, sau khi thu hẹp mức độ về còn 25 điểm cơ bản, thị trường lại đang dự tính khả năng Fed trở lại mạnh tăng tăng lãi suất với mức 50 điểm cơ bản để kiềm chế lạm phát. Đây tiếp tục là tác động và thử thách nối tiếp đối với chính sách tiền tệ và lãi suất của Việt Nam.

Theo Tạp chí Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Doanh nghiệp vẫn chưa dám vay vốn

Dù đã áp dụng nhiều giải pháp và cơ chế thúc đẩy, nhưng tăng trưởng tín dụng toàn ngành vẫn chưa đạt kỳ vọng khi nhiều doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, thận trọng với rủi ro nên chưa có nhiều nhu cầu vay vốn.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngành Ngân hàng dành các gói tín dụng trị giá 405.000 tỷ đồng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị tác động bởi cơn bão số 3 Sẽ có gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho nhà xã hội ngay trong tháng 10

MB muốn huy động hơn 3.000 tỷ đồng từ trái phiếu nhằm tăng vốn cấp 2

MBBank cho biết, số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu sẽ được ngân hàng sử dụng để tăng vốn cấp 2 và cho vay đối với các khách hàng có nhu cầu hoặc phục vụ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật.

Cổ phiếu MBB vượt đỉnh thời đại MB được vinh danh ‘Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2024’

Sacombank tung gói vay 15.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất chỉ từ 4,5%

Sacombank tiếp tục triển khai gói tín dụng ngắn hạn với quy mô 15.000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, kích cầu kinh tế trong quý cuối năm 2024.

Sacombank phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn lãi suất 7,1%/năm Cơ hội thực tập và làm việc tại Sacombank dành cho sinh viên năm cuối

LPBank họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng Quản trị và Ban điều hành

Tại cuộc họp đầu tháng 10/2024, Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank, HOSE: LPB) vừa có các quyết định quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự cấp cao, hướng tới mục tiêu tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ, toàn diện, phát triển

Cựu CEO SeABank về làm cố vấn cấp cao Ban điều hành LPBank LPBank miễn nhiệm 2 Phó Tổng giám đốc, chuẩn bị họp cổ đông bất thường

Nhân viên Sacombank ủng hộ 1 ngày lương giúp đồng bào vượt thiên tai

Hơn 12,7 tỷ đồng đã được cán bộ nhân viên, công đoàn viên Sacombank đóng góp nhằm chung tay cùng đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả sau thiên tai và tái ổn định đời sống.

Tiết kiệm xanh - Đón xe sang VinFast cùng Sacombank pay Nhận hoàn tiền 600.000 đồng khi mở và trải nghiệm chi tiêu cùng thẻ tín dụng Sacombank JCB

Cơ hội thực tập và làm việc tại Sacombank dành cho sinh viên năm cuối

Sacombank chính thức khởi động chương trình Thực tập viên tiềm năng 2025 với chủ đề “Hành trình 3 tháng – Tỏa sáng tương lai” dành cho sinh viên năm cuối thuộc các khối ngành Kinh tế, Luật và Công nghệ thông tin, mang lại nhiều cơ hội trau dồi kiến thức v

Sacombank phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn lãi suất 7,1%/năm Tiết kiệm xanh - Đón xe sang VinFast cùng Sacombank pay

HDBank được vinh danh “Ngân hàng Xanh của năm” tại Better Choice Awards 2024

HDBank đã nhận giải thưởng "Ngân hàng Xanh của năm" tại Better Choice Awards 2024, trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) và Ngày hội Đổi mới Sáng tạo Việt Nam. Sự kiện diễn ra từ 01-02/10 tại Khu Công nghệ

Khẳng định vị thế "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" của ADB, HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG Proparco nâng mức tài trợ cho HDBank lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững

NCB chính thức triển khai mở tài khoản thanh toán từ ứng dụng VNeID và ra mắt website ưu đãi

Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) phối hợp với Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (RAR – thuộc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an) vừa chính thức cung cấp tính năng mở tài khoản ngay trên ứng dụng VNeID.

NCB nộp hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ lên UBCKNN Tổng Giám đốc Ngân hàng NCB: Chúng tôi chọn hướng đi phù hợp

Lợi nhuận quý III của nhiều ngân hàng dự báo tăng trưởng 40-70%

Lợi nhuận ròng các ngân hàng niêm yết trong quý III/2024 có thể tăng 16,5% so với cùng kỳ và là trụ đỡ quan trọng cho tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường, một số ngân hàng có mức tăng trưởng nổi bật như HDB (+44%), TPB (+35%) nhờ tăng trưởng tín dụng cao, EIB (+70%), CTG (+40%) nhờ mức nền thấp.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngành Ngân hàng dành các gói tín dụng trị giá 405.000 tỷ đồng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị tác động bởi cơn bão số 3 Nhiều ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt tăng lãi suất tiết kiệm lên cao hàng đầu hệ thống

Thẻ TPBank phát triển bùng nổ với chiến lược cá nhân hóa sắc nét

Lấy thấu hiểu khách hàng làm kim chỉ nam, áp dụng chiến lược cá nhân hóa tôn vinh “chất TÔI” trong từng trải nghiệm, cùng thế mạnh trong việc ứng dụng công nghệ và truyền thông sáng tạo.… Những tấm thẻ TPBank mang bản sắc riêng thu hút hàng triệu khách hàng để liên tục tạo tăng trưởng đột phá, vượt mốc doanh số tỷ đô/năm và lọt top đầu thị trường.

TPBank công bố danh sách cổ đông sở hữu 1% vốn điều lệ TPBank chốt quyền chi cổ tức 20% vào cuối tháng 9 TPBank dẫn đầu về hỗ trợ doanh nghiệp SME 3 năm liên tiếp