Nga tuyên bố sẽ chỉ bán nông sản cho các nước thân thiện

Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Dmitry Patrushev cho biết sản lượng ngũ cốc của nước này có thể đạt 130 triệu tấn trong năm nay, đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước và đảm bảo tiềm năng xuất khẩu.

Theo đài RT ngày 16/6, phát biểu bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, ông Patrushev nói: “Các nông sản của chúng tôi sẽ có mặt trên thị trường nước ngoài, nhưng chỉ ở những quốc gia thân thiện với chúng tôi, không gây trở ngại và khó khăn cho chúng tôi”.

Cũng tại diễn đàn trên, ông Patrushev đã chỉ ra nhiều thách thức như chuỗi cung ứng bị phá vỡ và những khó khăn trong tính toán tài chính. Ông cho biết Nga phải vượt qua những trở ngại này để có thể cung cấp lương thực cho những nước cần nhất.

Tháng trước, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga dự báo một vụ mùa bội thu trong năm nay, trong đó có vụ thu hoạch lúa mì kỷ lục. Ông nói thêm rằng một số quốc gia đang phải đối mặt với nguy cơ xảy ra nạn đói, nhấn mạnh rằng nguyên nhân gây ra tình trạng này hoàn toàn thuộc về phương Tây.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 14/6 cho biết phương Tây có kế hoạch xây dựng các kho chứa ngũ cốc ở khu vực biên giới Ukraine nhằm hỗ trợ hoạt động xuất khẩu ngũ cốc, vốn bị đình trệ khi các cảng trên Biển Đen bị phong tỏa do xung đột, qua đó góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực đang gia tăng trên toàn cầu.

Quảng cáo

Trong bài phát biểu tại một hội nghị công đoàn diễn ra ở thành phố Philadelphia, Tổng thống Biden nêu rõ: "Tôi đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác châu Âu để đưa 20 triệu tấn ngũ cốc bị mắc kẹt trong các kho chứa tại Ukraine ra thị trường nhằm giúp làm hạ giá lương thực". Theo kế hoạch này, các nước phương Tây dự định xây dựng các kho tạm chứa ngũ cốc trên biên giới Ukraine, kể cả ở Ba Lan, để Ukraine có thể vận chuyển ngũ cốc bằng đường sắt tới các kho này, tiếp đó các xe chở hàng của châu Âu vận chuyển ra biển và xuất khẩu ra các thị trường thế giới. Tổng thống Biden nhấn mạnh, tiến trình này sẽ mất thời gian. Kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine bùng phát hồi tháng 2, khoảng 84 tàu nước ngoài hiện vẫn bị mắc kẹt tại các cảng của Ukraine, nhiều tàu trong số này chất hàng hóa là ngũ cốc trên tàu.

Ông Biden cho biết Mỹ đang lên kế hoạch vận chuyển ngũ cốc của Ukraine bằng đường sắt. Tuy nhiên, khổ đường ray của Ukraine khác so với khổ đường ray ở châu Âu. Do vậy, ngũ cốc của Ukraine cần phải được chuyển sang các tàu hỏa khác ở biên giới nước này.

Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Ukraine ngày 14/6 cho biết các nước châu Âu đang xem xét việc cung cấp các kho chứa tạm ngũ cốc của Ukraine nhằm bảo quản ngũ cốc thu hoạch và đảm bảo nguồn cung ngũ cốc cho các thị trường thế giới trong tương lai. Tuy nhiên, bộ trên không cung cấp thêm chi tiết.

Ukraine cho biết cách tốt nhất để xuất khẩu nhanh chóng ngũ cốc của nước này là vận chuyển qua Biển Đen. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đang nỗ lực làm môi giới về một thỏa thuận liên quan tới việc nối lại xuất khẩu của Ukraine qua biển Đen cũng như xuất khẩu lương thực và phân bón của Nga.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã gây ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu với giá ngũ cốc, dầu ăn, nhiên liệu và phân bón tăng vọt. Nga và Ukraine chiếm gần 1/3 nguồn cung lúa mì toàn cầu, trong khi Nga cũng là nước xuất khẩu phân bón chủ chốt và Ukraine là nước xuất khẩu ngô và dầu hướng dương lớn. Kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra vào ngày 24/2, các chuyến hàng ngũ cốc của Ukraine từ các cảng Biển Đen của nước này đã bị đình trệ và hơn 20 triệu tấn ngũ cốc bị mắc kẹt trong các kho chứa. Đối với Nga, Moskva cho biết các lệnh trừng phạt của phương Tây đã làm gián đoạn xuất khẩu phân bón và xuất khẩu ngũ cốc của nước này.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Lạm phát giá nhà tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong năm 2025

Theo nghiên cứu được chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại San Francisco, lạm phát giá nhà ở tại Mỹ có thể sẽ giảm trong năm 2025, khi khoảng cách giữa cung và cầu nhà ở được thu hẹp.

Giá vàng "nín thở" chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ Sức ép lạm phát suy yếu mở đường cho Fed hạ lãi suất vào tháng tới

Thời đại tiền rẻ và lãi suất 0% có thể đã vĩnh viễn kết thúc

Một phân tích mới từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond nói rằng, nếu cứ hy vọng quay trở lại những ngày lãi suất 0%, tiền rẻ… sẽ là hy vọng vô ích.

FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn? Đồng USD chịu áp lực trước triển vọng Fed hạ lãi suất

Kinh tế thế giới cần chuẩn bị gì cho kịch bản Fed sắp hạ lãi suất?

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng và chi phí đi vay cao do lãi suất cao sẽ tồn tại trong một thời gian, tiếp tục kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Chứng khoán Mỹ “xanh mướt”, Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố đã đến lúc cắt giảm lãi suất FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn?

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?

Các "ông lớn" tài chính kỳ vọng BoJ tiếp tục tăng lãi suất

Công ty quản lý tài sản lớn số hai thế giới đẩy mạnh nắm giữ vị thế bán khống trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) vì vẫn thấy khả năng BoJ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 12 tới.

BOJ công bố dữ liệu, nghi vấn Nhật Bản chi tiếp 22 tỷ USD can thiệp đẩy giá đồng yên Đồng yen và chứng khoán tiếp tục phản ứng sau khi BoJ tăng lãi suất

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030

Với tiềm năng khổng lồ về năng lượng mặt trời và điện gió, đồng thời, có thể giải quyết thử thách về than đá thông qua hợp tác, cộng thêm việc các chính sách công có thể tăng quy mô cho các giải pháp tài chính mới, chuyên gia của HSBC cho rằng nguồn năng lượng tái tạo tại ASEAN có thể tăng gần gấp 3 vào cuối thập kỷ này.

HSBC: Khởi đầu hanh thông của kinh tế Việt Nam phát tín hiệu tích cực về triển vọng cả năm HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,5%