Nga gia hạn 6 tháng lệnh cấm xuất khẩu gạo và yến mạch

Chính phủ Nga ngày 6/7 cho biết nước này đã kéo dài lệnh cấm xuất khẩu gạo và yến mạch hiện tại thêm 6 tháng nữa cho đến ngày 31/12 năm nay.

Nga gia hạn 6 tháng lệnh cấm xuất khẩu gạo và yến mạch
Lệnh cấm xuất khẩu gạo của chính phủ Nga nhằm bảo vệ thị trường nội địa. Ảnh: TTXVN

Theo giải thích của Điện Kremlin, quyết định trên được đưa ra nhằm duy trì sự ổn định trên thị trường nội địa. Lệnh cấm sẽ không ảnh hưởng đến các nước thành viên Liên minh kinh tế Á-Âu (gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan), vùng Nam Ossetia và Abkhazia.

Theo tuyên bố, gạo và yến mạch từ Nga cũng có thể được chuyển ra nước ngoài dưới dạng viện trợ nhân đạo. Nga ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo từ ngày 29/7/2023 với thời hạn ban đầu đến ngày 31/12/2023.

Quảng cáo

Nga vốn nổi tiếng với lúa mỳ nhưng vẫn trồng gạo, chủ yếu ở các vùng phía Tây Nam nước này, gần biên giới với Azerbaijan, Gruzia và Kazakhstan. Ngoài ra, có một phần sản lượng nhỏ ở miền Đông nước Nga dọc biên giới với Trung Quốc và Triều Tiên. Khoảng 73% sản lượng gạo của Nga được trồng ở vùng Krasnodar.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của chính phủ Nga nhằm bảo vệ thị trường nội địa sau khi tổ hợp thủy điện Fedorovsky ở vùng Krasnodar gặp sự cố vào tháng 4/2022. Chính sự cố này đã khiến sản lượng gạo của Nga năm 2022 giảm xuống còn 797,6 nghìn tấn so với mức 1,076 triệu tấn được ghi nhận của năm 2021.

Đây cũng là lần đầu tiên Nga ghi nhận sản lượng gạo dưới 1 triệu tấn trong những năm gần đây.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giải mã thông điệp được gửi gắm trong bộ sưu tập Vàng 24K năm Ất Tỵ của DOJI

Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ, hệ sinh thái sản phẩm vàng 24K năm Ất Tỵ của DOJI còn chứa đựng những thông điệp tinh thần độc đáo, gợi mở hành trình chinh phục thành công và thịnh vượng trong năm mới.

Giá vàng thế giới nối dài đà tăng Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản

Giá dầu chạm mức cao nhất 4 tháng do lo ngại gián đoạn nguồn cung từ Nga

Giá dầu phiên 13/1 đạt mức cao nhất trong bốn tháng, chủ yếu do dự đoán rằng các lệnh trừng phạt mở rộng của Mỹ đối với dầu Nga sẽ buộc khách mua ở Ấn Độ và Trung Quốc tìm kiếm các nguồn cung khác.

Giá dầu đi ngang dưới tác động giằng co từ hai phía cung cầu Giá dầu thế giới tăng trước thời tiết lạnh ở Mỹ và châu Âu

Giá dầu đi ngang dưới tác động giằng co từ hai phía cung cầu

Giá dầu gần như đi ngang trong phiên giao dịch 9/1 tại châu Á giữa dự đoán nhu cầu nhiên liệu mùa Đông cao và mức tăng lớn trong lượng nhiên liệu dự trữ của Mỹ cũng như những lo ngại về kinh tế vĩ mô.

Lo ngại về nguồn cung đẩy giá dầu đi lên Giá dầu châu Á phục hồi nhờ nguồn cung hạn chế và nhu cầu tăng