Mối lo suy thoái và bất ổn chính trị nhấn chìm thị trường toàn cầu

Đợt giảm điểm mới nhất đã cuốn bay gần 3.000 tỷ USD giá trị thị trường của Phố Wall trong vòng vài giờ, mức tổn thất cao nhất kể từ tháng 3/2020, thời điểm bắt đầu đại dịch COVID-19.

Giao dịch viên tại Sàn Chứng khoán New York (Mỹ). (Ảnh: THX/TTXVN)

Tình trạng thị trường tài chính toàn cầu rung lắc và lao dốc những ngày qua phản ánh mối quan ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể đã giữ lãi suất chủ chốt quá cao trong thời gian dài, làm tăng nguy cơ nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Phiên giao dịch cuối tuần trước (2/8), chỉ số S&P 500 của Mỹ đã giảm 1,8% và chỉ số công nghệ Nasdaq mất 2,4%.

Theo tính toán của nhà phân tích độc lập Jakob King, đợt giảm điểm này đã cuốn bay gần 3.000 tỷ USD giá trị thị trường của Phố Wall trong vòng vài giờ, mức tổn thất cao nhất kể từ tháng 3/2020, thời điểm bắt đầu đại dịch COVID-19.

Mới đây nhất, trong phiên giao dịch 5/8, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1.033,99 điểm (2,6%), xuống 38.703,27 điểm, trong khi chỉ số tổng hợp S&P 500 để mất 160,23 điểm (3%), xuống 5.186,33 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq sụt 576,08 điểm (3,43%), xuống 16.200,08 điểm.

Trước đó trong phiên này, chỉ số Nasdaq có thời điểm giảm 5,5%, còn chỉ số S&P 500 giảm đến 4% khi chạm mức thấp nhất trong phiên là 5.119,26 điểm.

Sự biến động này còn được thể hiện qua sự bùng nổ của VIX, chỉ số biến động của thị trường Mỹ, hay còn gọi là “chỉ số sợ hãi,” với mức độ căng thẳng ở Phố Wall vào ngày 5/8 tăng lên 65 điểm, mức chỉ đạt được hai lần trong lịch sử gần đây, vào năm 2020 tại thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 và vào cuối năm 2008 thời điểm xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường châu Âu cũng giảm, nhưng ở mức độ thấp hơn. Sau khi có thời điểm giảm hơn 2% trong phiên 5/8, chỉ số CAC 40 của Pháp và DAX của Đức kết thúc phiên với các mức giảm lần lượt 1,42% và 1,82%.

Chỉ số FTSE 100 của Anh mất 2,04%. Các nhà kinh tế và nhà giao dịch ở Phố Wall hiện kỳ vọng Fed chuẩn bị cắt giảm lãi suất chủ chốt, điều tác động đến chi phí vay đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Trước đó, Chủ tịch Fed Jerome Powell thường nhấn mạnh rằng Fed có thể nhanh chóng hạ lãi suất nếu quyết định rằng điều đó là cần thiết để củng cố nền kinh tế.

Tuy nhiên, nỗi lo sợ thường trực về một cuộc suy thoái sắp xảy ra đã là một đặc điểm nổi bật của nền kinh tế hậu đại dịch, và lần nào cũng được chứng minh là sai.

Thay vào đó, trái ngược với những gì hầu hết các nhà phân tích đã dự đoán, tăng trưởng kinh tế Mỹ vẫn ổn định và tốc độ tăng trưởng việc làm vẫn vững mạnh.

Trước đây, nền kinh tế Mỹ thường đưa ra những tín hiệu báo hiệu khi nó ở trong hoặc gần với suy thoái. Nhưng những tín hiệu đó đã trở nên rắc rối kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát và làm gián đoạn hoạt động kinh doanh bình thường.

Tín hiệu mới nhất là báo cáo việc làm tháng 7/2024 của Bộ Lao động Mỹ, cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của nước này tăng từ 4,1% lên 4,3% - vẫn là mức tương đối thấp nhưng là tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong gần ba năm.

Biển hiệu tuyển người làm tại Arlington, bang Virginia (Mỹ). (Ảnh: AFP/TTXVN)
Quảng cáo

Thị trường hốt hoảng sau khi báo cáo này được công bố, một phần vì nó đặt ra cái gọi là Quy tắc Sahm.

Được đặt tên theo Claudia Sahm, cựu chuyên gia kinh tế của Fed, quy tắc này cho thấy kể từ năm 1970, một cuộc suy thoái luôn diễn ra khi tỷ lệ thất nghiệp trung bình trong ba tháng tăng 0,5 điểm phần trăm so với mức thấp của năm trước.

Logic đằng sau quy tắc này là: Khi càng có nhiều người mất việc, họ sẽ cắt giảm chi tiêu, gây tổn hại cho các công ty khác, khiến các công ty này ngừng tuyển dụng hoặc thậm chí cắt giảm nhân công.

Quy tắc này thường được kích hoạt khi các công ty bắt đầu cắt giảm việc làm, từ đó làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp đang gia tăng không phải vì các công ty cắt giảm nhân công mà vì có quá nhiều người đổ xô vào thị trường việc làm. Không phải tất cả họ đều nhanh chóng tìm được việc làm.

Ông Jay Bryson, nhà kinh tế trưởng tại Wells Fargo, cho rằng nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ đã tăng lên cùng với tỷ lệ thất nghiệp. Nhưng sau đó ông lại nhận định rằng nền kinh tế số 1 thế giới sẽ vượt qua.

Ông nói: “Tin tốt là chưa có bất kỳ cú sốc lớn nào tác động đến nền kinh tế, chẳng hạn như giá dầu tăng vọt hay khủng hoảng thị trường nhà ở. Nếu không có cú sốc, kinh tế sẽ khó rơi vào suy thoái."

Thị trường tài chính và hầu hết các nhà kinh tế hiện nay đều cho rằng Fed chuẩn bị cắt giảm lãi suất trong năm nay, một phần để bù đắp cho sự yếu kém của nền kinh tế.

Tuần trước, ông Powell nói rằng mặc dù ông nắm bắt được Quy tắc Sahm và ý nghĩa của nó, nhưng các tín hiệu suy thoái khác, chẳng hạn như những thay đổi về lợi suất trái phiếu, vẫn chưa được chứng minh trong những năm gần đây.

Ông nói trong một cuộc họp báo: “Kỷ nguyên đại dịch đã khiến nhiều quy tắc bị thay đổi. Nhiều phán đoán và nhận định đã không còn chính xác, đó là vì những tình huống thực sự bất thường hoặc đặc biệt.”

Ông Bryson kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm 0,5 điểm phần trăm lãi suất vào tháng Chín và tháng 11 tới, tiếp theo là cắt giảm thêm 0,25 điểm phần trăm vào tháng 12.

Tốc độ cắt giảm này nhanh hơn nhiều so với dự báo trước đây của Wells Fargo rằng Fed chỉ cắt giảm lãi suất hai lần, mỗi lần 0,25 điểm phần trăm trong năm nay, vào tháng Chín và tháng 12.

Các chuyên gia lo ngại rằng các nhà đầu tư sẽ phải chuẩn bị cho thua lỗ trong ngắn hạn. Ông Christian Nolting, Giám đốc đầu tư của ngân hàng khách hàng tư nhân thuộc Deutsche Bank, cho rằng: "Cuộc săn lùng kỷ lục trên thị trường đã kết thúc, ít nhất là tạm thời và những gì chúng ta đang thấy là một sự điều chỉnh lành mạnh dẫn đến trạng thái bình thường trở lại."

Chiến lược gia đầu tư Nolting cho biết các chuyên gia dự đoán sự dao động giá dữ dội sẽ không nhanh chóng kết thúc. Ông nói: “Chúng ta phải chuẩn bị cho thực tế là sự biến động giá sẽ kéo dài cho đến cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ.”

Ngoài những lo ngại về kinh tế và sự vỡ mộng với AI, còn có một rủi ro khác đối với thị trường tài chính thế giới không nên đánh giá thấp, đó là khả năng leo thang xung đột ở Trung Đông.

Sau cuộc tấn công kép của Israel vào Beirut và Tehran, một hành động trả đũa quy mô lớn của Iran có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Lực lượng Hezbollah đã tấn công bằng tên lửa từ Liban vào miền Bắc Israel cuối tuần qua. Một cuộc xung đột lan rộng có thể gây ra hậu quả đáng kể đối với giá năng lượng và tác động mạnh tới thị trường.

Theo vietnamplus.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Khởi đầu sóng gió cho TTCK châu Á sau Tết Nguyên Đán

TTCK châu Á chìm trong sắc đỏ và đồng USD tăng mạnh trong chiều 3/2, sau khi Tổng thống Mỹ ban hành mức thuế cao đối với Trung Quốc, Canada và Mexico, đồng thời cảnh báo EU sẽ sớm bị ảnh hưởng.

Chứng khoán châu Á khởi sắc khi kết thúc tuần giao dịch đầy biến động Chứng khoán châu Âu khởi sắc trong tháng đầu năm 2025

Sàn chứng khoán 2025 đợi tiền ngoại quay về

Kể từ năm 2020 đến hết năm 2024, khối ngoại bán ròng khoảng 6,7 tỷ USD trên thị trường chứng khoán. Riêng trong năm 2024, khối ngoại bán ròng khoảng 3,7 tỷ USD, vượt qua mức bán ròng kỷ lục từng ghi nhận vào năm 2021.

Vốn ngoại đổ vào bất động sản tăng gần 2,4 lần so với năm 2023 Cổ phiếu nào sẽ đón đầu dòng vốn ngoại khi thị trường được nâng hạng?

"Ba chữ cái" nào sẽ giúp nhà đầu tư mệnh Kim vượt qua năm xung khắc Ất Tỵ?

Nhà đầu tư mệnh Kim, khi xây dựng danh mục cổ phiếu đầu tư trong năm Ất Tỵ cần đặt mục tiêu an toàn lên hàng đầu, chỉ nên lựa chọn các mã hợp hành Kim là hành Thổ và có yếu tố cơ bản vững vàng.

Tồn kho của các “ông lớn” ngành thép HPG, HSG, NKG bao nhiêu? Quỹ ETF ngoại quy mô 11.000 tỷ thêm mới duy nhất SIP, dự kiến mua lượng lớn một cổ phiếu chứng khoán nhưng sẽ bán bớt HPG, VND, NVL, SHB

Chứng khoán châu Á khởi sắc khi kết thúc tuần giao dịch đầy biến động

Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng nhẹ trong phiên 31/1, kết thúc một tuần đầy biến động sau khi DeepSeek của Trung Quốc ra mắt chatbot đột phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).

Cải thiện nội tại, thị trường chứng khoán non trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển mới Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm nhờ báo cáo doanh nghiệp lạc quan

Chứng trường đua nước rút trước thềm nâng hạng

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang bước vào một giai đoạn sôi động chưa từng có, khi các công ty chứng khoán (CTCK) liên tục triển khai các chiến lược tăng vốn, giảm phí và đẩy mạnh nâng cấp hệ thống.

Quy mô dư nợ của Chứng khoán SSI cao thứ 2 trong lịch sử hoạt động Dự nợ lớn nhất ngành, Chứng khoán TCBS đã có 8 quý liên tiếp mở rộng

Cải thiện nội tại, thị trường chứng khoán non trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển mới

Dưới góc nhìn của một CEO đến từ CTCK ngoại, thị trường chứng khoán non trẻ của Việt Nam đã cải thiện được nội tại và chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển mới.

Phía sau cơn sóng "cổ phiếu vua" lớn thứ 3 lịch sử chứng khoán Việt Lợi nhuận thu hẹp quý thứ 2 liên tiếp, cuộc đua ngành Chứng khoán vẫn đang kịch tính

Sau quyết định của Fed, cổ phiếu công nghệ tiếp tục "trượt dài"

Thị trường chứng khoán Mỹ có một phiên giảm điểm trong ngày 29/1, sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thông báo giữ nguyên lãi suất và Chủ tịch Fed Jerome Powell đưa ra bình luận trấn an nhà đầu tư.

Phía sau cơn sóng "cổ phiếu vua" lớn thứ 3 lịch sử chứng khoán Việt Lợi nhuận thu hẹp quý thứ 2 liên tiếp, cuộc đua ngành Chứng khoán vẫn đang kịch tính