Phía sau cơn sóng "cổ phiếu vua" lớn thứ 3 lịch sử chứng khoán Việt

Cổ phiếu ngân hàng vừa có một năm ghi nhận sóng lớn thứ 3 trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, các câu chuyện đã làm nóng "cổ phiếu vua” có thể sẽ còn được kể lại trong năm tới.

Nội lực dày dặn

Những ngày cuối năm 2024, thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua chuỗi nhiều phiên giao dịch khá ảm đạm. Tuy nhiên, năm 2024 vẫn là một năm đáng nhớ với cổ phiếu ngân hàng.

Theo thống kê, toàn bộ nhóm cổ phiếu ngân hàng đã ghi nhận 134 lần phá kỷ lục trong năm 2024 (tính đến hết phiên giao dịch 24/12). Sóng ngân hàng mạnh nhất trong giai đoạn quý I/2024 với 53 lần phá kỷ lục giá đóng cửa, kế đến quý III (42 lần), quý II (30 lần) và quý IV đang là 9 lần.

Phía sau cơn sóng "cổ phiếu vua" lớn thứ 3 lịch sử chứng khoán Việt
Số lần phá kỷ lục của năm 2024 hiện chỉ xếp sau năm 2021 (532 lần) và năm 2018 (167 lần).

Những số liệu kể trên cho thấy các cổ phiếu ngân hàng luôn cho thấy nội lực trong cả năm 2024, kể cả trong giai đoạn thị trường sôi động đầu năm cũng như nguội lạnh về cuối năm.

Cổ phiếu ngân hàng mới nhất lập kỷ lục giá là HDB đã tăng 44% từ đầu năm 2024. Ngân hàng này đã vừa chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20% vào ngày giao dịch không hưởng quyền vào ngày 11/12.

Tuy nhiên, thành tích tăng giá của HDB chỉ đứng thứ 3 trong ngành. Trong khi đó, cổ phiếu LPB là gương mặt nổi bật nhất với việc giá đã tăng gấp hơn 2 lần. Còn cổ phiếu TCB cũng đã tăng gần 55,6%.

Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) mới đây đưa ra đánh giá cổ phiếu LPB có đủ điều kiện lọt vào rổ chỉ số VN30, có khả năng thay thế cổ phiếu POW trong kỳ đánh giá tháng 1/2025, nếu LPB duy trì mức vốn hóa hiện tại trong hơn 60 phiên giao dịch còn lại của quý IV/2024.

Cũng lập kỷ lục giá, các cổ phiếu NAB (+27,6%), ACB (+26,5%), MBB (+23,9%), VCB (+14,7%), CTG (+33,6%) đều đem lại mức sinh lời ấn tượng và vượt trội so với thành tích của VN-Index (+11,5%).

Tiếp nối dư âm

Quảng cáo

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 được Ngân hàng Nhà nước giao cho hệ thống là 15%. Số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước đang cho thấy những tín hiệu về đích là khả thi. Cụ thể, tính đến 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế tăng đã 12,5%.

Theo Chứng khoán SHS, một số ngân hàng đã được nới hạn mức tín dụng trong giai đoạn cuối năm như CTG, ACB, VIB, TCB, MSB trong đó ACB, VIB, TCB có thể ghi nhận tăng trưởng tín dụng cả năm hơn 20%.

Về kết quả kinh doanh, lợi nhuận trước thuế (LNTT) toàn ngành ngân hàng trong 9 tháng năm 2024 đạt 218.206 tỷ đồng, tăng trưởng 16,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo đánh giá của Chứng khoán VPBankS, LNTT toàn ngành cả năm 2024 có thể đạt 293.649 tỷ và các ngân hàng đã hoàn thành 74,3% KHKD dự phóng.
Điểm nhấn của ngành ngân hàng giai đoạn cuối năm bên cạnh câu chuyện về tín dụng còn đến từ việc chuyển giao bắt buộc các ngân hàng yếu kém và nỗ lực tăng vốn của các ông lớn thuộc nhóm Big 4.

Vào giữa tháng 10/2024, Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam (CB) đã được chuyển giao cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) và Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) đã về với Ngân hàng Quân đội (MBB).

Việc chuyển giao các ngân hàng yếu sẽ giúp VCB, MBB mở rộng mạng lưới chi nhánh, tệp khách hàng, thị phần và khai thác được các tài sản khả dụng. Đồng thời nhận được các ưu đãi như vốn giá rẻ (được NHNN cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi 0% trong thời gian thực hiện chuyển giao), cơ chế hỗ trợ thanh khoản, hoặc chính sách đặc biệt từ NHNN khi đạt các chỉ tiêu đúng theo quy định của NHNN đặt ra.

Đặc biệt, các ngân hàng này có thể được nới tỷ lệ sở hữu (room) của nhà đầu tư ngoại từ 30% lên 49%, và room tín dụng cao hơn các ngân hàng khác khi đạt các chỉ tiêu đúng theo quy định của NHNN đặt ra.

Câu chuyện này có thể vẫn còn tiếp tục được kể tiếp trong năm 2025 khi 2 ngân hàng khác là VPBank (VPB) và HDBank (HDB) đã có sẵn chủ trương nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém.

Với câu chuyện tăng vốn, 3 ông lớn nhà nước là VCB, BID, CTG đều đã được Quốc hội thông qua chủ trương giữ lại lợi nhuận để bổ sung vào vốn điều lệ. Đáng chú ý, VCB có thể sẽ nâng mức vốn điều lệ lên 130.000 tỷ đồng, quay trở lại vị thế số 1 về vốn điều lệ trong ngành, tương đương quy mô của các ngân hàng lớn trong Đông Nam Á.

Trong khi đó, BIDV cũng rục rịch chuẩn bị phát hành riêng lẻ đợt 1 tỷ lệ 2,9% trong quý I/2025 cho nhà đầu tư ngoại và còn thêm đợt 2 tỷ lệ 6,1% tùy thuộc vào điều kiện thị trường.

Những động thái của các ngân hàng lớn có thể khuấy động cuộc đua tăng vốn mới của ngành ngân hàng. Tuy nhiên, đây là những diễn biến cần thiết để chuẩn bị cho việc đáp ứng Basel III và việc Ngân hàng Nhà nước sẽ sớm bỏ cơ chế room tín dụng.

Theo Ấn phẩm đặc biệt Xuân Ất Tỵ Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

CEO Bách Hóa Xanh bán cổ phiếu MWG, Dragon Capital rời ghế cổ đông lớn tại PNJ, PVS

Trong vòng 2-3 tháng qua, quỹ ngoại Dragon Capital đã bán ròng hàng triệu cổ phiếu PVS, PNJ, giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 5% và rút khỏi danh sách cổ đông lớn của các doanh nghiệp này.

Cổ phiếu họ Bamboo Capital kịch trần, tăng 44,4% trong 4 ngày sau giai đoạn lao dốc vì loạt lãnh đạo cấp cao bị khởi tố Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm

Nhóm phân tích Chứng khoán Maybank điều chỉnh tăng 5%-10% dự báo lợi nhuận toàn thị trường và điều chỉnh tăng mục tiêu VN-Index cuối năm lên 1.300 điểm (kịch bản cơ sở), 1.500 điểm (kịch bản tốt nhất).

Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất: Tân binh tạo sóng, một cổ phiếu DN Nhà nước "bốc đầu" gần 60% Giá vàng có tuần giảm sâu nhất trong 6 tháng

Cảnh báo thủ đoạn dụ dỗ tham gia đầu tư tài chính, sàn chứng khoán, tiền ảo

Nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi nhằm thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân được tội phạm tiếp tục sử dụng trong thời gian vừa qua. Trong đó nổi lên thủ đoạn: tội phạm tiếp cận người dân đã tham gia, đăng tin, bài trên các hội nhóm, website mua bán, cho thuê bất động sản sau đó dụ dỗ tham gia đầu tư tài chính, sàn chứng khoán, tiền ảo trên không gian mạng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Giá nông sản xuất khẩu tăng, thủ đoạn lừa đảo mới trong buôn bán quốc tế càng tinh vi Thái Lan thiệt hại hơn 20 triệu USD do lừa đảo trực tuyến Tăng cường phòng ngừa, xử lý lừa đảo công nghệ cao trên không gian mạng

Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4

Thị trường vẫn duy trì được sắc xanh dù xuất hiện rung lắc trong phiên giao dịch 15/5. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mua ròng khá ấn tượng với quy mô đạt trên 900 tỷ đồng, tập trung vào các mã Bluechips.

Thị trường chuẩn bị thế nào trước kháng cự 1.300 điểm? Khối ngoại đổ hơn 2.200 tỷ đồng vào thị trường, VN-Index vượt 1.300 điểm

Khối ngoại đổ hơn 2.200 tỷ đồng vào thị trường, VN-Index vượt 1.300 điểm

Sự xuất hiện của tiền ngoại còn ấn tượng hơn so với phiên giải ngân hôm qua. Trong đó, các mã Ngân hàng đã hưởng lợi tích cực nhờ lực mua tốt của các nhà đầu tư nước ngoài giúp cho VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.

TCB lập đỉnh thời đại, thị trường tăng điểm ngay đầu tuần mới Rổ chỉ số thị trường cận biên lớn nhất của MSCI thêm mới TPBank và Gemadept, loại Petrolimex

Rổ chỉ số thị trường cận biên lớn nhất của MSCI thêm mới TPBank và Gemadept, loại Petrolimex

Tại ngày 30/4, Việt Nam vẫn là quốc gia chiếm tỷ trọng cao nhất trong rổ chỉ số của MSCI Frontier Market Index với tỷ lệ 23,23%. Trong top 10 cổ phiếu chiếm tỷ trọng cao nhất, Việt Nam cũng góp mặt tới 3 đại diện là HPG, VIC và VHM.

MSCI đánh giá cao các giải pháp của UBCK trong thúc đẩy nâng hạng thị trường

Cổ phiếu Bất động sản, Chứng khoán giao dịch hứng khởi ngày Vinpearl chào sàn

Thị trường chứng khoán đã duy trì được sắc xanh và còn ghi nhận động thái mua ròng gần 1.000 tỷ đồng. Hiện VN-Index chỉ còn cách mốc 1.300 điểm chưa đến 7 điểm.

Thị trường chuẩn bị thế nào trước kháng cự 1.300 điểm? Vinpearl tăng kịch biên độ, vốn hóa lọt top 10 doanh nghiệp giá trị nhất sàn chứng khoán