Môi giới bất động sản ngậm “trái đắng” khi bị cắt giảm nhân sự

Thanh khoản thị trường sụt giảm, không ít văn phòng môi giới bất động sản cắt giảm nhân sự để duy trì hoạt động. Theo đó, nhiều môi giới trước đó được mời gọi với những hứa hẹn mức thu nhập khủng phải ngậm “trái đắng” khi bị cắt giảm nhân sự.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Giai đoạn 2020 - 2021, thị trường bất động sản nhiều nơi lên cơn sốt cục bộ. Các văn phòng môi giới bất động sản được mở ra khắp nơi, không chỉ ở thành thị mà các vùng nông thôn hoạt động môi giới cũng diễn ra sôi động. Theo đó, thời điểm ấy, nghề môi giới bất động sản trở thành nghề “hot” và được đánh giá kiếm được nhiều tiền. Thậm chí, nhiều người ở các ngành nghề khác dù công việc đã ổn định cũng bỏ đi làm môi giới.

Tuy nhiên, từ đầu năm tới nay, thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng, thanh khoản sụt giảm nhanh chóng. Nhiều môi giới mới vào nghề hay đã hoạt động lâu năm cũng đều khó có giao dịch. Đây chưa phải khó khăn duy nhất dành cho môi giới khi nhiều văn phòng giao dịch bất động sản buộc phải cắt giảm nhân sự để duy trì hoạt động.

Theo anh Nguyễn Văn Thành, môi giới bất động sản tại Hà Nội, cuối năm 2021, anh vẫn còn là nhân viên văn phòng, lương tháng cũng không được nhiều. Thời điểm đó, thị trường bất động sản đang nóng hầm hập, nhiều sàn giao dịch bất động sản liên tục tuyển môi giới. Dù anh Thành chưa có kinh nghiệm nhưng cũng được hứa hẹn sẽ có mức thu nhập khủng, thậm chí, nếu làm tốt chỉ khoảng 2 năm có thể mua nhà tại Hà Nội.

Liên tục được mời gọi, đến đầu năm nay, anh Thành quyết định nghỉ công việc văn phòng để đi làm môi giới bất động sản. “Thời gian đầu học việc cũng được mọi người giúp đỡ cho đi tư vấn khách hàng cùng, tôi thấy giao dịch dễ kiếm. Sau một thời gian tôi cũng có những dịch đầu tiên, nhưng cũng phải chia với người đi cùng, bởi tôi mới vào nghề nên cần có người hỗ trợ. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn, thị trường trầm lắng, đã 6 tháng nay tôi cũng không có giao dịch”, người môi giới này kể.

Sau thời gian không có giao dịch, mới đây, anh Thành nhận được thông tin văn phòng cắt giảm nhiều nhân sự, trong đó có anh. “Trước đó văn phòng tôi có khoảng 80 môi giới, đến nay tính cả người tự nghỉ và bị cắt giảm chắc còn khoảng 30 người. Tôi mới vào nghề, tích lũy cũng chưa có nhiều, bây giờ bị cắt giảm như này cũng không biết xoay sở ra sao. Tôi quyết định xin lại công việc cũ, bởi thị trường trầm lắng nếu có xin sang làm ở văn phòng khác cũng không khá hơn”, anh Thành nói.

Tương tự, anh Hào Quang, môi giới bất động sản tại vùng ven Hà Nội cho biết, công ty anh cũng cắt giảm nhiều nhân sự, anh cũng thuộc số đó. “Khoảng 30% nhân sự ở văn phòng tôi thuộc diện cắt giảm, đa phần đều là những người mới vào nghề như tôi. Những người ở lại, phần lớn đã có kinh nghiệm nhiều năm, có lượng khách hàng thân thiết nên thi thoảng vẫn có giao dịch nên được giữ lại”, anh Quang nói và cho biết, hiện tại, anh cũng đã xin công việc khác để làm.

Theo anh Vũ Thanh Tùng, Giám đốc văn phòng môi giới bất động sản tại Hà Nội, nhiều văn phòng để đảm bảo có thể duy trì được qua giai đoạn thị trường bất động sản trầm lắng đã quyết định cắt giảm nhân sự để giảm quỹ lương.

“Những trường hợp này đều là các văn phòng có trả lương cứng, còn những nơi không có lương cứng và trả mức hoa hồng cao hơn không xảy ra việc cắt giảm nhân sự. Tuy nhiên, giao dịch không có, môi giới cũng sẽ tự bỏ nghề và tìm đến công việc mới để làm”, anh Tùng nói.

Anh Tùng cho rằng, nghề môi giới bất động sản làm ăn tốt chỉ trong thời điểm nhất định khi thị trường sôi động. Sau đó, môi giới đa phần đều phải “nằm gai nếm mật”.

“Nhìn qua nhiều người nghĩ nghề này dễ kiếm tiền, nhưng thật sự rất khắc nghiệt và có tính thanh lọc cao. Ngay cả khi thị trường sôi động không phải ai cũng dễ dàng tìm khách hàng. Giai đoạn này, những môi giới bất động sản mới vào nghề sẽ bị tác động nhiều nhất, bởi chưa có tích lũy nhiều về cả tài chính và tệp khách hàng. Những người lâu năm cũng sẽ ảnh hưởng nhưng ít hơn vì đã có kinh nghiệm và khả năng xoay sở khi đã trải qua một số giai đoạn của thị trường”, vị này nói.

Theo Markettimes

Đọc tiếp

Hà Nội giảm 61 xã, phường sau sắp xếp lại

Hà Nội giảm 61 xã, phường sau sắp xếp lại

Sáng 25/4, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì phiên họp trực tuyến UBND Thành phố tháng 4/2024 để xem xét một số nội dung theo chương trình công tác năm 2024 và chỉ đạo của lãnh đạo UBND Thành phố.

Đất phân lô lại "nóng"

Đất phân lô lại "nóng"

Nhiều khu đất phân lô bán nền có giao dịch đột biến trong 3 tháng đầu năm 2024, tuy vậy diễn biến giao dịch giữa các khu vực không đồng đều.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Theo kế hoạch đấu giá năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) dự định đấu giá 4 lô đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 3.790 căn hộ chung cư trước đây được xây dựng tái định cư. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã và đang hoàn thiện các khâu trong quy trình đấu giá như: phương án đấu giá, việc tổ chức lại việc bán đấu giá, xác định giá khởi điểm.

Những tin vui của thị trường địa ốc đầu năm

Những tin vui của thị trường địa ốc đầu năm

Năm 2024, cả nước dành 657.000 tỷ đồng cho đầu tư công, chủ yếu là đầu tư hạ tầng giao thông và phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân ít nhất 95%. Đầu tư công được xem là động lực thúc đẩy phục hồi nền kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản.

Giá nhà ở riêng lẻ tại Hà Nội tăng mạnh

Giá nhà ở riêng lẻ tại Hà Nội tăng mạnh

Một đơn vị chuyên kinh doanh mảng thổ cư (Hội viên Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam) cho biết, quý I/2024 là giai đoạn ghi nhận lượng giao dịch nhà riêng lẻ trong ngõ ở Hà Nội cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Chat với BizLIVE