Lý do nội bộ Fed chia rẽ sâu sắc về định hướng chính sách tiền tệ

Các ngân hàng nhiều khả năng sẽ siết chặt điều kiện cho vay khi mà họ đương đầu với chi phí cao và nguồn tài chính hạn chế hơn sau những vụ sụp đổ ngân hàng gần đây.

Một quan chức thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho rằng ngân hàng trung ương cần phải chuẩn bị cho việc nâng lãi suất bởi lạm phát hiện đang ở ngưỡng quá cao và thị trường lao động thiếu nhân lực. Như vậy rõ ràng nội bộ của Fed hiện đang có những đối đầu về định hướng chính sách tiền tệ của cơ quan này, theo Wall Street Journal.

Trong hội thảo ngân hàng được tổ chức mới đây vào ngày thứ Sáu, thống đốc Fed Michelle Bowman cho biết bà không tự tin về khả năng Fed đang đưa được hoạt động kinh tế và lạm phát chững lại đúng như kỳ vọng, dù rằng bà vẫn tin rằng lãi suất giờ đây đang ở giai đoạn hạn chế hơn.

Vào ngày 3/5/2023, Fed nâng lãi suất chuẩn thêm khoảng 0,25 điểm phần trăm lên ngưỡng từ 5% đến 5,25% - cao nhất trong 16 năm. Chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng Fed có thể sẽ hãm đà điều chỉnh chính sách trong cuộc họp chính sách ngày 13 và 14/6 của NHTW.

Trong cuộc họp của Fed vào tháng 3/2023, phần lớn các quan chức thuộc Fed đã nói đến khả năng giữ lãi suất ở ngưỡng ổn định bởi xét đến những vấn đề trong hệ thống ngân hàng bộc lộ rõ nét sau khi ba ngân hàng quy mô trung bình đóng cửa.

Tuy nhiên có một tỷ lệ nhỏ các quan chức thuộc Fed vẫn cho rằng lãi suất sẽ cần phải tăng thêm 0,25% từ ngưỡng hiện tại nếu kinh tế tăng trưởng đúng với kỳ vọng.

Tuyên bố của bà Bowman cho thấy bà thuộc nhóm các nhà hoạch định chính sách kinh tế ủng hộ việc nâng lãi suất. “Nếu lãi suất duy trì ở ngưỡng cao và thị trường lao động vẫn quá thiếu nhân lực, việc tiếp tục siết chặt chính sách tiền tệ sẽ là phù hợp để có thể đạt được quan điểm thích ứng chính sách tiền tệ nhằm giảm lạm phát qua thời gian”, bà Bowman nhấn mạnh trong tuyên bố ở Đức.

Cũng theo bà Bowman, bà sẽ tìm kiếm những bằng chứng cho thấy lạm phát suy giảm nhằm quyết định việc lãi suất liệu đã ở mức phù hợp hay chưa. Diễn biến lạm phát và việc làm trong tuần qua chưa khẳng định cho việc lạm phát đang suy giảm.

Cũng theo bà Bowman, các ngân hàng nhiều khả năng sẽ siết chặt điều kiện cho vay khi mà họ đương đầu với chi phí cao và nguồn tài chính hạn chế hơn sau những vụ sụp đổ ngân hàng gần đây. Bà Bowman chỉ ra việc cổ phiếu các ngân hàng khu vực giảm sâu không khỏi khiến cho bất ổn tăng cao.

“Tôi sẽ vẫn tiếp tục theo dõi các số liệu sắp tới và thực sự cần phải tính đến diễn biến trước thềm cuộc họp vào tháng 6/2023”, bà Bowman nói.

Quảng cáo

Những ngày gần đây, giới đầu tư đang dự báo khả năng Fed tiếp tục nâng lãi suất trong tháng tới chỉ khoảng 10%.

Trong những tuyên bố gần đây trước công chúng, một số quan chức thuộc Fed đã phát đi thông điệp về việc họ đang lo ngại về các vấn đề trong hệ thống ngân hàng, thực tế này sẽ có thể khiến họ đối đầu về quan điểm liên quan đến lãi suất trong tháng tới. Nhiều quan chức khác nói rằng họ vẫn đang ám ảnh bởi các chỉ số lạm phát cao tuy nhiên chưa có kế hoạch hãm đà nâng lãi suất hoặc ngừng hẳn.

Lạm phát tại Mỹ đã hạ nhiệt từ mức đỉnh gần đây, tuy nhiên vẫn ở ngưỡng cao. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng mạnh lãi suất trong suốt hơn 1 năm nhằm kiềm chế lạm phát thông qua việc hãm bớt tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Vào tuần trước, Fed đồng thời phát đi thông điệp nhiều khả năng Fed đã hoàn thành quá trình nâng lãi suất.

Fed hiện đang tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy lạm phát giảm về ngưỡng mục tiêu 2%. Tuy nhiên, theo cập nhật gần đây, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2023 tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm trước.

Bộ Lao động Mỹ vào ngày thứ Tư công bố chỉ số CPI tại Mỹ tăng 0,4% so với tháng liền trước, mức tăng tháng của tháng 3/2023 là 0,1%. Lạm phát tại Mỹ tháng 4/2023 chịu ảnh hưởng bởi việc chi phí nhà ở và xăng dầu tăng cao. Chỉ số giá cả tại Mỹ tháng 4/2023 tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tuần trước, Fed nâng lãi suất liên bang thêm 0,25 điểm phần trăm lên ngưỡng từ 5% đến 5,25%, cao nhất trong 16 năm, đây là quyết định nâng lãi suất thứ 10 của Fed trong vòng hơn 1 năm. Những động thái này cần có thời gian để tạo ra ảnh hưởng trong nền kinh tế.

Fed đã hãm đà tăng trưởng nền kinh tế thông qua việc điều chỉnh lãi suất, điều kiện tài chính vì vậy mà thắt chặt, lãi suất cao hơn, giá cổ phiếu thấp hơn và đồng USD tăng giá. Những áp lực gần đây trong hệ thống ngân hàng dự kiến sẽ còn gây ra thêm tình trạng căng thẳng tài chính tệ hại hơn, tuy nhiên mức độ thắt chặt tín dụng khó dự báo và sẽ chưa bộc lộ rõ trong nhiều tháng.

Nếu loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng vốn có nhiều biến động, chỉ số giá cả tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng chậm hơn so với tháng 3/2023. Chỉ số giá tiêu dùng lõi hiện vẫn cao do chi phí nhà ở cao, tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế tin rằng mức tăng của chi phí nhà ở sẽ hạ nhiệt trong những tháng tới. Việc chi phí nhà ở thay đổi sẽ cần thời gian mới có thể được thể hiện rõ trong các số liệu về chỉ số giá tiêu dùng bởi xét đến độ trễ của các hợp đồng thế chấp và thuê nhà.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng chỉ số giá tiêu dùng lõi có thể coi như chỉ báo tốt hơn về lạm phát tương lai.

Chuyên gia kinh tế cao cấp tại Wells Fargo, bà Sarah House, nhận xét: “Người tiêu dùng có thể đang ngày một khó tính hơn, tuy nhiên họ vẫn chịu chi tiêu cho một số loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhất định”.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên