Lợi nhuận quý 3 ngành thủy sản: VHC, ANV, FMC qua đỉnh, MPC giảm so với cùng kỳ

Lợi nhuận sau thuế quý 3/2022 của các doanh nghiệp thủy sản VHC, ANV, FMC dù vẫn tăng mạnh so với mức nền thấp của cùng kỳ nhưng đã bước qua mức đỉnh của quý 2. Ngược lại, lãi sau thuế quý 3 của MPC lại sụt giảm so với cùng kỳ nhưng tăng so với quý trước.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), 9 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủy sản ước đạt 8,5 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ.

Riêng trong tháng 9, xuất khẩu thủy sản ước tính đạt hơn 850 triệu USD, dù vẫn tăng 36% so với cùng kỳ năm trước nhưng đây là lần đầu sau 7 tháng, xuất khẩu thuỷ sản rơi xuống mức dưới 900 triệu USD.

VASEP cho biết, lạm phát đang tác động giảm nhu cầu nhập khẩu của các thị trường, nên xuất khẩu sang các thị chính đều tăng trưởng chậm lại trong tháng 9.

Tình trạng chững lại trong xuất khẩu thuỷ sản, nhất là tại những thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc,... đã xuất hiện từ tháng 7, do tác động của lạm phát, biến động tỷ giá và thiếu hụt nguyên liệu.

Đặc biệt, lạm phát đã kìm hãm đà tăng của xuất khẩu thủy sản khiến tăng trưởng của một số “ông lớn” xuất khẩu cá tra và tôm chững lại trong quý 3.

LỢI NHUẬN BƯỚC QUA ĐỈNH

Cụ thể, trong quý 3 CTCP Vĩnh Hoàn (mã VHC) ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.261 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ. Khấu trừ các chi phí, VHC lãi trước thuế 546 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ và lãi sau thuế 460 tỷ đồng, tăng 79% so với cùng kỳ chủ yếu nhờ giá bán tăng. Tuy tăng trưởng mạnh so với quý 3 năm ngoái, song đây lại là mức lợi nhuận sau thuế (LNST) thấp nhất của “nữ hoàng cá tra” trong 4 quý gần đây.

Trong quý 3, doanh thu của VHC giảm 965 tỷ đồng so với quý 2/2022, trong khi chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn lớn và đặc biệt công ty phải tăng trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư cổ phiếu (tại thời điểm 30/9/2022, công ty đang phải trích lập dự phòng gần 79 tỷ đồng). Đây cũng là những nguyên nhân chính khiến LNST của VHC thụt lùi so với quý trước.

Lũy kế 9 tháng, VHC ghi nhận doanh thu thuần đạt 10.755 tỷ đồng, tăng 69% và lợi nhuận sau thuế đạt 1.815 tỷ đồng, tăng 179% so với cùng kỳ.

loi-nhuan-quy-3-nganh-thuy-san-vhc-anv-fmc-qua-dinh-mpc-tham-chi-giam-so-voi-cung-ky-20221025165222-5819.png

Tương tự, sang quý 3, tăng trưởng của CTCP Nam Việt (mã ANV) cũng đã “hạ nhiệt” sau hai quý đầu năm bùng nổ. Trong kỳ, doanh thu thuần của ANV tăng 89% so với cùng kỳ lên hơn 1.238 tỷ đồng. Song các chi phí đều ghi nhận tăng so với cùng kỳ, trong đó chi phí tài chính gấp 2,3 lần, đạt gần 50 tỷ đồng do chịu chi phí lãi vay tăng 44% và lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh gấp 7,5 lần cùng kỳ.

Kết quả quý 3, ANV lãi sau thuế gần 120 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với mức lỗ 13 tỷ đồng quý 3 năm ngoái nhưng vẫn giảm khá mạnh so với mức LNST 207 tỷ đồng và 241 tỷ đồng của hai quý 1 và quý 2.

Dù vậy, lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của ANV vẫn đạt 3.752 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái và LNST đạt 647 tỷ, gấp 8 lần cùng kỳ.

Trong khi đó, CTCP Thực phẩm Sao Ta (mã FMC) cho biết, trong quý 3/2022 doanh thu thuần của công ty đạt 1.753 tỷ đồng và LNST đạt gần 80 tỷ đồng, lần lượt tăng 8% và 25,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, so với quý 2, lãi sau thuế của FMC đã giảm 48% dù doanh thu tăng hơn 342 tỷ đồng. Nguyên nhân phần lớn do chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của FMC đạt 4.491 tỷ đồng, lãi sau thuế hơn 240 tỷ đồng, lần lượt tăng 20% và 36% so với cùng kỳ.

Ở chiều ngược lại, CTCP Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú (mã MPC) lại ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đi lùi so với quý 3 năm ngoái nhưng vẫn tăng so với hai quý đầu năm. Cụ thể, trong quý 3, “vua tôm” ghi nhận doanh thu giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 2.422 tỷ đồng và LNST giảm 15% xuống 197 tỷ đồng do doanh thu trong kỳ giảm sút.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của MPC gần như không đổi so với cùng kỳ, ở mức 7.258 tỷ đồng, trong khi, LNST tăng hơn 19% lên gần 489 tỷ đồng.

Quảng cáo

Ngoài các “ông lớn” thủy sản trên, một số doanh nghiệp thủy sản khác cũng ghi nhận doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng khá trong quý 3. Trong đó, CTCP Thủy sản Mekong (mã AAM) cho biết, trong quý 3, công ty ghi nhận doanh thu thuần gấp 3,4 lần cùng kỳ năm trước, đạt hơn 46 tỷ đồng.

Doanh thu tăng nhưng giá vốn tăng chậm hơn giúp AAM chuyển từ lỗ gộp sang lãi gộp hơn 5 tỷ đồng. Qua đó, lãi ròng gần 3 tỷ đồng, gấp 18,7 lần cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng, AAM thu về gần 14 tỷ đồng lợi nhuận ròng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 4 tỷ đồng.

KỲ VỌNG NHU CẦU TĂNG TRỞ LẠI NHỜ KỲ NGHỈ LỄ CUỐI NĂM

Việc doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp thủy sản tăng trưởng chậm lại so với hai quý đầu năm không nằm ngoài dự báo của phần lớn các công ty chứng khoán trong bối cảnh xuất khẩu thủy sản chững lại do áp lực lạm phát khiến nhu cầu tiêu thụ tại một số thị trường xuất khẩu chính sụt giảm.

loi-nhuan-quy-3-nganh-thuy-san-vhc-anv-fmc-qua-dinh-mpc-tham-chi-giam-so-voi-cung-ky-20221025163916-3863.png 9 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu thủy sản vẫn tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2021 (Nguồn: VASEP)

Trong báo ngành thuỷ sản mới đây, SSI Research cũng đã đưa ra dự báo tăng trưởng xuất khẩu thủy sản sẽ chậm lại trong quý 3/2022 do mức tồn kho cao và áp lực lạm phát tại các thị trường xuất khẩu lớn, đặc biệt là Mỹ.

Với nhu cầu suy yếu và nguồn cung nguyên liệu không thiếu hụt, SSI Research nhận định giá bán bình quân sẽ giảm khoảng 15 - 20% so với cùng kỳ vào năm 2023.

Trong bối cảnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ giảm tốc, SSI Research cho rằng, kể từ khi nền kinh tế mở cửa trở lại, thị trường Trung Quốc đã chứng kiến sự gia tăng ổn định về nhu cầu. Mặc dù thị trường này rất nhạy cảm với giá cả và dễ biến động nhưng khả năng cao, thị trường Trung Quốc sẽ duy trì đà tăng trưởng vào năm 2023.

SSI Research nhìn nhận, hầu hết các công ty đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi việc giãn cách xã hội do COVID-19 vào quý 3/2021, nên khả năng sẽ có mức tăng trưởng thu nhập khá trong quý 3/2022. Trong quý 4/2022, các doanh nghiệp sản xuất cá tra kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng trở lại nhờ kỳ nghỉ lễ.

Phân tích một số doanh nghiệp cụ thể, SSI Research cho biết, trong tháng 9/2022, VHC ghi nhận doanh thu thuần đạt 917 tỷ đồng (tăng 35% so với cùng kỳ, giảm 28% so với tháng trước).

Doanh thu cá tra đạt 540 tỷ đồng tăng 15% so với cùng kỳ, giảm 31% so với tháng 8 và chỉ bằng 46% doanh thu tháng 4 (mùa cao điểm), chủ yếu do doanh thu xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Trung Quốc giảm đáng kể. Trong đó, thị trường Mỹ giảm 7% so với cùng kỳ, giảm 37% so với tháng trước. Thị trường Trung Quốc giảm 4% so với cùng kỳ, giảm 52% so với tháng 8.

SSI Research ước tính, nếu giá bán bình quân cho thị trường Mỹ tăng 24% so với cùng kỳ trong tháng 9 thì sản lượng bán sang Mỹ giảm 25% so với cùng kỳ trong tháng 9.

Mặc dù VHC chủ yếu ký hợp đồng FOB nhưng công ty phải chia sẻ chi phí vận chuyển với các nhà nhập khẩu để thúc đẩy doanh thu và duy trì mối quan hệ với khách hàng trong giai đoạn lạm phát hiện nay khi nhu cầu suy yếu. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận ròng của công ty trong quý 3/2022.

Với CTCP Nam Việt (mã ANV), SSI Research cho biết công ty đã bắt đầu xuất khẩu sang thị trường Mỹ từ tháng 8 với doanh thu đạt 20 tỷ đồng, chiếm khoảng 5% tổng doanh thu. Tuy nhiên, giá xuất khẩu sang thị trường Mỹ đã giảm từ 4,8 USD/kg trong quý 2/2022 xuống 4,3 USD/kg trong quý 3/2022. SSI Research dự báo, sản lượng xuất khẩu sang Mỹ trong quý 4/2022 của ANV vẫn không đáng kể.

Còn với FMC, SSI Research cho biết, tôm là một trong những mặt hàng thủy sản có mức giá cao, trong khi đó giá bán bình quân của tôm Việt Nam cao hơn Ấn Độ và Ecuador tại thị trường Mỹ và EU. Vì vậy FMC dự báo doanh thu từ tôm sẽ có xu hướng giảm trong quý 4/2022 do áp lực lạm phát vẫn còn.

Tuy nhiên, do thị trường nguyên liệu tôm Việt Nam phải đối mặt với điều kiện thời tiết khó khăn trong năm nay, FMC lạc quan với việc nguyên liệu tôm tự cung cấp của họ có giá thấp hơn giá thị trường, điều này có thể giúp duy trì xu hướng tỷ suất lợi nhuận gộp trong quý 4/2022.

Dù vậy, theo dự báo của lãnh đạo FMC, từ nay đến cuối năm, do ảnh hưởng lạm phát toàn cầu nên sức tiêu thụ sẽ không cao. Do đó, doanh số tiêu thụ sẽ không tăng mạnh ở những tháng cuối năm nhưng doanh nghiệp vẫn bảo đảm hoàn thành kế hoạch năm chỉ tiêu doanh số và lợi nhuận.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Giá nhà dễ tăng khó giảm, VARS đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai

Giá nhà ngày càng tăng cao, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) tiếp tục đề xuất đánh thuế với bất động sản thứ hai hoặc bỏ hoang, không đưa vào khai thác, sử dụng.

Đánh thuế bất động sản cần xác định theo giá thị trường GS. TSKH Đặng Hùng Võ: Thuế bất động sản của Việt Nam vẫn còn rất lạc hậu

T&T Golf hiện thực hóa khát vọng đưa sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club đạt chuẩn quốc tế

Ngày 11/9, tại Hà Nội, Công ty T&T Golf – đơn vị thành viên của Tập đoàn T&T Group và Tập đoàn 54 đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác tư vấn quản lý vận hành dự án Văn Lang Empire T&T Golf Club - sân golf đẳng cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế “World Class".

Đất nền phía Nam “bất động” chờ hồ sơ thuế Hà Nội: Nhà đất trong ngõ nhỏ vượt mốc 150 triệu đồng/m2, tương đương với giá biệt thự ven đô

Từ 20/9, những trường hợp nào sẽ được “thưởng” khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội?

Từ 20/9/2024, thành phố Hà Nội sẽ áp dụng quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn. Trong đó xuất hiện những điểm mới là cơ chế thưởng bằng tiền đối với trường hợp bàn giao mặt bằng đúng tiến độ.

Đánh thuế bất động sản bỏ hoang luỹ tiến theo năm? Bộ Xây dựng yêu cầu tăng cường quản lý, kiểm soát việc tăng giá bất động sản

Hà Nội: Nhà đất trong ngõ nhỏ vượt mốc 150 triệu đồng/m2, tương đương với giá biệt thự ven đô

“Nhà trong ngõ có tầm giá 3-4 tỷ đồng đang dần biến mất khi mức giá đất trung bình đã trên 100 triệu đồng/m2 khu vực ven vành đai 3 và 150 triệu đồng/m2 ở các quận nội thành”, ông Trần Đức Khang - Giám đốc kinh doanh Vùng 2 OneHousing chi biết.

Nguồn thu từ nhà đất tăng mạnh, đem về cho ngân sách 90.600 tỷ đồng Nhà đất “không sổ” được phép giao dịch như thế nào từ 1/8?

Đất nền phía Nam “bất động” chờ hồ sơ thuế

Các hồ sơ giao dịch, chuyển nhượng đất đai từ 1/8/2024 đến nay tại Tp.HCM vẫn đang bị “treo” để chờ Thông tư, hướng dẫn bảng giá đất mới, chưa thể giải quyết ở khâu tính thuế.

Bất ngờ với giao dịch bất động sản trong quý 2/2024: Đất nền tăng, chung cư giảm Cả nước tồn kho khoảng 17.105 BĐS chung cư, nhà ở riêng lẻ và đất nền

Đề xuất hướng giải quyết 8.800 hồ sơ nhà đất bị tắc: Nhận hồ sơ thời điểm nào thì áp dụng quy định pháp luật tại thời điểm đó

Thông tin được đưa ra sau cuộc họp giữa lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP. Hồ Chí Minh, đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, các bộ, ngành liên quan, Sở Tài nguyên Môi trường và Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí (HoREA) về dự thảo bảng giá đất mới diễn ra ngày hôm qua.

Doanh nghiệp ở Hà Nội đăng ký xây khu nhà ở xã hội gần 400 tỷ ở Thái Nguyên Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam