Lãnh đạo Vietnam Airlines nói các hãng hàng không “rất khó khăn”: Thực tế lỗ luỹ kế lớn nhất thuộc về Vietnam Airlines

Năm 2022 Vietnam Airlines ghi nhận khoản lỗ hơn 10.300 tỷ, lỗ lũy kế đến 31/12/2022 là 34.200 tỷ đồng, Bamboo Airways lỗ luỹ kế 19.335,9 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Vietjet Air đạt gần 9.110 tỷ đồng.

Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) mới đây, ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines (VNA, mã HVN) cho biết, chi phí vận hành rất cao, nhưng giá vé máy bay như vé hè rẻ nhất trong 6 năm gần đây. Các hãng hàng không rất khó khăn.

Ông Hoà nói thêm: “Theo tôi được biết, một hãng hàng không khá lớn của Việt Nam gần đây đã báo cáo Chính phủ xin bảo hộ phá sản”.

Thực tế, hàng không là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Khi những khó khăn do dịch bệnh đã đi qua, hàng không tiếp tục gặp phải những thách thức khác như ảnh hưởng suy thoái kinh tế, lạm phát cao cũng như mâu thuẫn chính trị giữa Nga – Ukraine khiến giá nhiên liệu xăng dầu tăng nhanh, có thời điểm tăng gấp đôi trước dịch trong khi chi phí nhiên liệu chiếm đến 60% chi phí hoạt động hàng không. Điều này khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp hàng không chưa thể hồi phục như kỳ vọng.

Đến thời điểm hiện tại, Vietnam Airlines là hãng hàng không duy nhất trong 3 hãng chưa công bố báo cáo tài chính (BCTC) đã kiểm toán năm 2022. Trong BCTC năm 2022 tự lập, Vietnam Airlines ghi nhận lỗ ròng 10.369 tỷ đồng, đánh dấu ba năm lỗ liên tiếp. Đồng thời, vốn chủ sở hữu của công ty tại thời điểm cuối năm 2022 âm hơn 10.199 tỷ đồng. Nếu BCTC kiểm toán cho thấy Vietnam Airlines vẫn lỗ trong năm 2022 và vốn chủ tiếp tục âm, cổ phiếu HVN có thể bị hủy niêm yết.

Tại thời điểm 31/12/2022, Vietnam Airlines ghi nhận lỗ luỹ kế gần 34.200 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 10.200 tỷ đồng.

vna-5580.png

Bamboo Airways là hãng hàng không có lỗ luỹ kế tính đến hết 31/12/2022 lên đến hơn 19.335 tỷ sau khi ghi nhận khoản lỗ kỷ lục vào năm 2022 - lỗ 17.600 tỷ đồng.

Trong khi đó, Vietjet Air (mã VJC) là hãng hàng không có kết quả kinh doanh sáng sủa nhất khi chỉ để lỗ hơn 2.100 tỷ đồng năm 2022, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến hết năm 2022 của Vietjet vẫn đạt gần 9.110 tỷ đồng.

Quý 1/2023, trong khi Vietnam Airlines tiếp tục để lỗ 104 tỷ đồng sau thuế, Vietjet ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt 12.898 tỷ đồng và 173 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/3/2023, tổng tài sản của Vietjet đạt hơn 69,2 nghìn tỷ đồng, chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu 1 lần và chỉ số thanh khoản 1,3 lần nằm ở mức an toàn trong ngành hàng không.

Đánh giá năm 2023 là một năm tăng trưởng mạnh của hàng không và du lịch, Vietjet đã đặt ra nhiều mục tiêu lớn để hướng tới những kết quả cao hơn trong các quý tiếp theo và trong cả năm 2023.

Bên cạnh việc khai thác ổn định thị trường nội địa, duy trì vị trí dẫn đầu thị phần nội địa, Vietjet đặt mục tiêu năm 2023 sẽ tập trung phát triển mạnh ở thị trường quốc tế, nghiên cứu và đầu tư khai thác những đường bay còn nhiều tiềm năng và tiên phong khai mở những đường bay mới.

Quảng cáo

Vietjet dự kiến sẽ tăng đội tàu bay lên 87 chiếc, khai thác 139.513 chuyến bay, vận chuyển 25,7 triệu lượt hành khách trong năm 2023.

Vietnam Airlines sẽ chỉ bắt đầu ghi nhận lợi nhuận ròng vào năm 2025?

Thời điểm Vietjet, Vietnam Airlines chưa công bố BCTC quý 1/2023, một số công ty chứng khoán đã đưa ra dự báo Vietjet sẽ có lãi ngay trong quý 1 còn Vietnam Airlines sẽ cần khoảng thời gian lâu hơn.

Cụ thể, trong báo cáo phát hành vào tháng 9/2022, Công ty chứng khoán Rồng Việt từng đưa ra kỳ vọng rằng Vietjet sẽ bắt đầu báo cáo lợi nhuận dương trong mảng vận tải vào năm 2023 trong khi hãng hàng không cung cấp đầy đủ dịch vụ như Vietnam Airlines sẽ chỉ bắt đầu ghi nhận lợi nhuận ròng vào năm 2025, chủ yếu do chi phí nhiên liệu cao và cơ sở chi phí tương đối cao.

Thực tế chứng minh nhận định của Công ty chứng khoán Rồng Việt về Vietjet đã đúng.

Tương tự, Công ty chứng khoán VNDIRECT dự báo, năm 2023, tăng trưởng khách nội địa của Vietjet có thể đạt 12%, khách quốc tế tăng 223% so với năm 2022 đạt 7,83 triệu khách. Lợi nhuận ròng của Vietjet có thể đạt 3.533 tỷ đồng năm 2023.

Thống kê của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, năm 2022, số chuyến bay khai thác của Vietjet ghi nhận mức tăng trưởng lên đến hơn 200%, đạt 115.349 chuyến, chỉ thấp hơn Vietnam Airlines 638 chuyến bay.

Đáng chú ý, tỷ lệ chậm chuyến của Vietnam Airlines bất ngờ “đội sổ” khi là hãng hàng không có tỷ lệ chậm chuyến cao nhất với 12,5% chuyến bay bị chậm, tương ứng với 14.486 chuyến bay.

Không chỉ tình hình tài chính của Vietnam Airlines ghi nhận khoản lỗ lớn, Pacific Airlines, hãng hàng không được Vietnam Airlines tiếp nhận toàn bộ cổ phần thuộc sở hữu của Qantas Asia Investment Company từ đầu năm 2022 và sở hữu đến 99% cổ phần cũng trong tình trạng tương tự.

Lần gần nhất lãnh đạo Vietnam Airlines đề cập đến tình hình tài chính của hãng hàng không Pacific Airlines là giữa năm 2022, cho biết tình hình tài chính của Pacific Airlines rất nghiêm trọng, dòng tiền thiếu hụt, nợ quá hạn lớn, đe dọa mất khả năng thanh toán và phải chấm dứt hoạt động.

Báo cáo kiểm toán năm 2022 của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (mã ACV) cho thấy, năm 2022 mặc dù CTCP Hàng không Pacific Airlines chỉ xếp thứ 4 về giá trị nợ xấu (569,5 tỷ đồng) nhưng là hãng bay có tỷ trọng nợ xấu (nợ xấu/nợ phải thu) lớn nhất, lên đến 98%.

ACV cũng phải dự phòng lên đến hơn 509 tỷ đồng trong số 569,5 tỷ đồng nợ xấu của Pacific Airlines. Khoản dự phòng này là khoản nợ quá hạn, gần như không có khả năng thu hồi.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Nhóm ngành nào tăng trưởng lợi nhuận cao nhất nhìn từ kế hoạch kinh doanh năm 2025?

Theo Chứng khoán Agribank, bức tranh kế hoạch lợi nhuận toàn thị trường năm 2025 của các doanh nghiệp nhìn chung tích cực nhưng phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành. Trong đó, lợi nhuận của nhóm bất động sản, bán lẻ, dịch vụ,… dự kiến phục hồi mạnh, trong

Trái chiều lợi nhuận quý I doanh nghiệp bất động sản: Vinhomes, Nam Long, Khang Điền tăng tốc, Novaland, Đất Xanh đi lùi Lợi nhuận ròng của 1.000 doanh nghiệp niêm yết ghi nhận quý tăng thứ 6 liên tiếp

Hà Nội chuyển mục đích sử dụng khu đất hơn 3.300 m2 của Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp số 7

Ngày 20/5, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 2523/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung ghi tại Quyết định số 4132/QĐ-UBND ngày 15/6/2005 của UBND Thành phố.

Sun Group được chấp thuận lập hãng hàng không quy mô vốn 2.500 tỷ đồng Đồng Nai mời nhà đầu tư xây Trung tâm hành chính tỉnh 6.800 tỷ đồng

Từ 1/7, vi phạm phòng cháy chữa cháy có thể bị phạt tới 100 triệu đồng

Nghị định 106/2025/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50 triệu đồng. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Tòa án giữ nguyên phán quyết: Coteccons (CTD) phải trả Ricons gần 170 tỷ đồng cùng tiền lãi chậm trả bổ sung Hà Nội giao cho huyện Mỹ Đức 554 m2 đất xây dựng khu đấu giá

Hà Nội giao cho huyện Mỹ Đức 554 m2 đất xây dựng khu đấu giá

Ông Nguyễn Trong Đông, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội vừa ký Quyết định số 2504/QĐ-UBND ngày 19/5/2025 về việc giao 554,3m2 đất tại xã Mỹ Thành (nay là xã Mỹ Xuyên), huyện Mỹ Đức cho UBND huyện Mỹ Đức để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất tại khu 2, khu ao đội 4, thôn Vĩnh Lạc.

Vì sao gói tín dụng nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng giải ngân “ì ạch”? Tòa án giữ nguyên phán quyết: Coteccons (CTD) phải trả Ricons gần 170 tỷ đồng cùng tiền lãi chậm trả bổ sung

Vì sao gói tín dụng nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng giải ngân “ì ạch”?

Báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng cho biết, từ tháng 4/2023 đến nay giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng mới ước đạt khoảng 3.400 tỷ đồng. Điều này cho thấy tốc độ giải ngân “ì ạch”, người dân và doanh nghiệp đều không mặn mà.

Sẽ có gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho nhà xã hội ngay trong tháng 10 Chuẩn bị có thêm gói tín dụng 100.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội

Thêm khu đô thị gần 9.000 tỷ đồng được duyệt quy hoạch ở Hoà Bình

Ông Bùi Đức Hinh, Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình ngày 14/5 đã ký Quyết định số 70/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Mông Hóa - Kỳ Sơn tại xã Mông Hóa và phường Kỳ Sơn, thành phố Hoà Bình.

Novaland (NVL) chuẩn bị xin ý kiến cổ đông về việc hoán đổi nợ cho cổ đông lớn Sau dự án 1,5 tỷ USD tại Hưng Yên, Tập đoàn Trump muốn xây Trump Tower tại Thủ Thiêm

Một loại hình bất động sản đang tái cấu trúc thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng

Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe (wellness resort real estate) đang ngày càng khẳng định vai trò tiên phong trong sự phục hồi và tái cấu trúc thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại Việt Nam.

Vợ Chủ tịch HĐQT một doanh nghiệp bất động sản đăng ký bán sạch 24% cổ phần công ty Việt Nam vẫn là điểm sáng thị trường bất động sản trong khu vực

Thanh Hóa phê duyệt dự án khu công nghiệp gần 1.500 tỷ đồng của Tập đoàn Thái Lan

Dự án có quy mô gần 175 ha, tổng vốn đầu tư giai đoạn đầu lên tới 1.450 tỷ đồng, tương đương khoảng 58 triệu USD tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Tỉnh ven Hà Nội tìm nhà đầu tư xây 2 khu đô thị sinh thái hơn 7.000 tỷ đồng Gói 120.000 tỷ đồng cho nhà xã hội vẫn “ế” sau 4 lần hạ lãi vay

Gói 120.000 tỷ đồng cho nhà xã hội vẫn “ế” sau 4 lần hạ lãi vay

Theo Bộ Xây dựng, sau hai năm triển khai nhưng tỷ lệ giải ngân của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội vẫn rất thấp dù lãi suất cho vay đã giảm hơn 2%.

Hà Nội tìm chủ đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 16.000 tỷ đồng Năm 2025, người dân sở hữu nhà ở xã hội trên 5 năm sẽ không phải nộp khoản phí này khi bán nhà

Vinhomes hợp tác chiến lược với VTK, chung tay kiến tạo cộng đồng Hàn Quốc chuẩn mực tại Ocean City

Ngày 16/5, Công ty CP Vinhomes và Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Khu công nghiệp VTK Hưng Yên (VTK) vừa ký thỏa thuận hợp tác toàn diện, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình xây dựng cộng đồng người Hàn Quốc tại Ocean City.

Vinhomes báo lãi tăng 193%, đạt hơn 2.650 tỷ đồng trong quý đầu tiên của năm 2025 Trái chiều lợi nhuận quý I doanh nghiệp bất động sản: Vinhomes, Nam Long, Khang Điền tăng tốc, Novaland, Đất Xanh đi lùi

Tỉnh ven Hà Nội tìm nhà đầu tư xây 2 khu đô thị sinh thái hơn 7.000 tỷ đồng

Mục tiêu của dự án là xây dựng một tổ hợp khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng, phát triển các dịch vụ du lịch – thương mại cao cấp gắn với cảnh quan tự nhiên ven sông Đà, đồng thời bổ sung hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật hiện đại, đồng bộ tại khu vực.

Khám phá thiết kế và công năng đột phá của Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc Từ nay đến cuối 2026, Novaland (NVL) chưa đủ nguồn tiền để trả các khoản nợ

BIM Group muốn xây tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ lưu trú gần 3.000 tỷ đồng tại Hạ Long

Dự án được xây dựng trên tổng diện tích hơn 13.467 m2, quy mô đầu tư gồm 3 tòa nhà chiều cao 40 tầng nổi, 2 tầng hầm, cung cấp 1.980 căn hộ lưu trú và 53 căn shophouse.

ADB tài trợ BIM Group 107 triệu USD phát triển năng lượng gió tại Ninh Thuận Chủ tịch HĐQT kiêm nhà sáng lập BIM Group Đoàn Quốc Việt qua đời

Hà Nội phê duyệt tuyến đường rộng 25m từ Chiến Thắng đến Nguyễn Xiển

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 2399/QĐ-UBND ngày 13/5/2025 về việc phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường nối từ đường Chiến Thắng kéo dài đến đường Nguyễn Xiển - Xa La, tỷ lệ 1/500 tại các xã Thanh Liệt, Tân Triều, huyện Thanh Trì.

Bứt tốc phát triển hạ tầng, đưa tăng trưởng về đích Trái phiếu bất động sản trở lại “đường đua”