Lần đầu báo lãi sau 9 quý thua lỗ, "ông lớn" ngành gạo vẫn còn khoản lỗ luỹ kế lên đến 2.800 tỷ đồng

Tổng công ty Lương thực miền Nam - Công ty Cổ phần (Vinafood 2) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2022 với kết quả lợi nhuận cao gấp 48 lần mục tiêu lợi nhuận cả năm. Dù lãi trở lại nhưng nợ của Vinafood 2 lại gia tăng và khoản lỗ lũy kế hàng nghìn tỷ vẫn nằm im.
Vinafood 2 lần đầu tiên báo lãi sau 9 quý chìm trong thua lỗ
Vinafood 2 lần đầu tiên báo lãi sau 9 quý chìm trong thua lỗ

Từ con chim đầu đàn trong ngành lương thực cả nước đến …

Doanh thu thuần của công ty trong quý 1 đạt 2.804 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ, nhưng do giá vốn tăng chậm, giá xuất khẩu tăng cao nên trong kỳ, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng gần 60% so với cùng kỳ, đạt 281 tỷ đồng. Bên cạnh đó, doanh thu tài chính của công ty cũng tăng mạnh 130% lên 30 tỷ đồng.

Mặc dù lợi nhuận gộp và doanh thu tài chính tăng trưởng tốt, song chi phí trong kỳ của công ty cũng tăng mạnh nên lợi nhuận thuần của công ty vẫn âm 4,9 tỷ đồng, nhưng đã giảm mạnh so với con số lỗ tới 68,5 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Điểm sáng lợi nhuận quý 1/2022 là có khoản bồi thường hơn 4 tỷ đồng, nhờ vậy lợi nhuận khác vọt lên 9,9 tỷ đồng, tăng 90% so với cùng kỳ năm trước. Kết thúc quý 1/2022, công ty ghi nhận lợi nhuận trước thuế gần 5 tỷ đồng, cải thiện mạnh mẽ so với mức lỗ gần 74 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Sau thuế, công ty lãi ròng 482 triệu đồng, lần đầu tiên lãi trở lại sau 9 quý thua lỗ. Mặc dù lợi nhuận cải thiện song hết quý 1/2022, công ty vẫn lỗ lũy kế 2.800 tỷ đồng.

Dự kiến, Vinafood 2 sẽ tổ chức ĐHDĐCDĐ thường niên vào cuối tháng 5/2022. Năm 2022, công ty đặt mục tiêu doanh thu 15.717 tỷ đồng, bằng 94% so với thực hiện năm 2021, lợi nhuận trước thuế đạt 104 triệu đồng, tăng mạnh so với mức lỗ 298 tỷ đồng năm 2021.

Vinafood 2 từng là đơn vị sản xuất và kinh doanh xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước, với mạng lưới 22 công ty con, công ty liên kết; được Chính phủ giao độc quyền xuất khẩu vào các thị trường truyền thống Đông Nam Á như Philippines, Indonesia, Malaysia dạng hợp đồng G2G, nhưng từ những năm 2013, 2014 hiệu quả kinh doanh kém dẫn đến thua lỗ nặng.

Đặc biệt, từ tháng 2/2013, công nợ tại Công ty Võ Thị Thu Hà là nặng nề nhất, do 3 công ty gồm: Công ty CP Lương thực Hậu Giang, Công ty Lương thực Vĩnh Long và Công ty Lương thực Đồng Tháp tập trung mua hàng và số tiền ứng cho công ty này lên đến 800-900 tỷ đồng.

Năm 2014, Chính phủ quyết định cổ phần hoá Vinafood 2 nhưng đầu năm 2018 mới thực hiện xong, với tổng vốn đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng, T&T Group đã trở thành cổ đông chiến lược với tỷ lệ nắm giữ 25% tại Vinafood 2.

Thua lỗ triền miền và bị siết tín dụng

Từ năm 1989 đến 2022, sau gần 33 năm hạt gạo Việt Nam góp mặt vào thị trường toàn cầu, chấm dứt thời kỳ thiếu gạo, chuyển sang xuất khẩu. Giai đoạn 1976 - 1987, Việt Nam còn phải nhập khẩu gạo của các nước trong đó có Indonesia cho tiêu dùng trong nước, nhưng đến năm 1989 Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo. Dần dà ngành lúa gạo vươn mình lớn mạnh và Việt Nam trở thành 1 trong 3 quốc gia xuất khẩu lớn trên thế giới.

Sự chuyển mình của ngành lúa gạo Việt Nam được cả thế giới nhìn nhận và xem như một kỳ tích trong đó có sự đóng góp chủ yếu của Vinafood 2 – con chim đầu đàn của ngành lương thực và là niềm tự hào của cả nước, được các doanh nghiệp trong và ngoài nước tin tưởng, ký kết nhiều hợp đồng kinh doanh xuất khẩu gạo và được các ngân hàng săn đón. Song, trong suốt thời gian dài kinh doanh không hiệu quả khiến Vinafod 2 trượt dài trong thua lỗ nên các ngân hàng từ chối cấp tín dụng.

“Lỗ lũy kế lớn khiến công ty tường xuyên rơi vào tình trạng thiếu vốn thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, hoàn toàn phụ thuộc vào tín dụng trong khi các ngân hàng thận trọng cấp vốn, thậm chí có ngân hàng từ chối cho vay. Số ngân hàng còn lại thì chỉ cho vay ngắn hạn, bắt phải chứng minh có hợp đồng xuất khẩu mới giải ngân và mức độ giải ngân hạn chế, việc tái cấp lại hạn mức tín dụng chưa đáp ứng được nhu cầu của công ty”, đại diện Vinafood 2 nói.

Và vì đâu nên nỗi?

Vinafood 2 là công ty sản xuất kinh doanh gạo lớn nhất nước, với mạng lưới 22 công ty con và công ty liên kết và là doanh nghiệp Nhà nước được hưởng nhiều ưu đãi của Chính phủ. Nhưng thời gian qua doanh nghiệp này không chỉ thua lỗ mà vướng nhiều ồn ào trong việc quản lý, sử dụng sai quy định và gây thất thoát tài sản Nhà nước với số tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Sự trì trệ, kém năng động đã khiến Vinafood 2 rơi vào cảnh tụt hậu so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Tại buổi làm việc với đoàn công tác Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa qua, ông Nguyễn Huy Hưng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Vinafood 2 cho biết năm 2021, hợp nhất toàn Tổng công ty, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 410 triệu USD, nhập khẩu hơn 8,33 triệu USD; tổng doanh thu hơn 16.797 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách gần 140 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2021, Vinafood 2 tiếp tục thua lỗ 200 tỷ đồng.

Nguyên nhân việc thua lỗ do Vinafood 2 thiếu vốn lưu động nên hoạt động kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn vào vốn vay tín dụng, trong khi việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng còn hạn chế. Bên cạnh đó, Vinafood 2 còn chịu gánh nặng chi phí tài chính đối với phần vốn thiếu hụt không phục vụ hoạt động do xử lý tài chính.

Không riêng gì Vinafood 2 bị siết tín dụng, bởi có một thực tế là doanh nghiệp nông nghiệp nhất là doanh nghiệp mảng gạo rất khó tiếp cận vốn tín dụng, do hầu hết các ngân hàng đều cho rằng cấp vốn cho ngành hàng có nhiều rủi ro. Chính tư duy đó, đã vô tình khiến nhiều doanh nghiệp mất cơ hội xuất khẩu giá tốt vì thiếu vốn, còn ngân hàng thì bỏ qua cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp.

Tại cuộc họp ngày 27/4, Thường trực Ban Chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thống nhất bổ sung 5 vụ án vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, trong đó có vụ sai phạm liên quan đến Dự án bất động sản tại số 33 Nguyễn Du, số 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, TP.HCM: Quá trình xác minh của Thanh tra Chính phủ bước đầu cho thấy, dự án này có dấu hiệu chuyển đổi từ tài sản của Nhà nước thành tài sản tư nhân.

Đọc tiếp

Quang cảnh hội thảo

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Nestlé Việt Nam, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI) và đại diện các bộ, ban, ngành tổ chức buổi chia sẻ về định hướng, lộ trình, các quy định pháp luật về kiểm kê và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, góp phần vào mục tiêu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ (Net Zero) vào năm 2050.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Đất phân lô lại "nóng"

Đất phân lô lại "nóng"

Nhiều khu đất phân lô bán nền có giao dịch đột biến trong 3 tháng đầu năm 2024, tuy vậy diễn biến giao dịch giữa các khu vực không đồng đều.

Chat với BizLIVE