Lãi từ hoạt động kinh doanh chứng khoán "cứu" lợi nhuận nhiều ngân hàng

Trong khi lãi thuần từ một số hoạt động kinh doanh khác như bán chéo bảo hiểm lao dốc, thì lãi thuần từ mảng hoạt động kinh doanh chứng khoán bù đắp cho lợi nhuận của nhiều ngân hàng.

Mảng chứng khoán đầu tư bù đắp cho mảng bán chéo bảo hiểm tại các ngân hàng. (Ảnh: Int)
Mảng chứng khoán đầu tư bù đắp cho mảng bán chéo bảo hiểm tại các ngân hàng. (Ảnh: Int)

Sau khi các cơ quan quản lý nhà nước “siết” hoạt động kinh doanh dịch vụ bán chéo bảo hiểm tại các ngân hàng, trong năm qua, mảng hoạt động kinh doanh này “lao dốc”, có nguy cơ ảnh hưởng đến kết quả chung của các ngân hàng. Tuy nhiên, điểm sáng thu nhập lãi thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán đầu tư đã bù đắp được phần nào kết quả kinh doanh chung.

Đơn cử như tại MSB là một điển hình cho hoạt động chứng khoán đầu tư lãi thuần. Nếu như ở quý IV/2022, nhà băng này ghi nhận lỗ hơn 129 tỷ đồng từ mảng chứng khoán đầu tư thì sang quý IV/2023 đã "lội ngược dòng" chuyển thành lãi 281,7 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2023, MSB ghi nhận lãi gần 512 tỷ đồng từ hoạt động chứng khoán đầu tư.

Hay như mảng chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh đã đóng góp tới 36% vào thu nhập ngoài lãi cho ACB. Trong khi năm 2022, khoản lỗ từ hai hoạt động trên tương đương 7% thu nhập ngoài lãi. Cụ thể, lãi thuần từ chứng khoán đầu tư mang về cho ACB hơn 2.647 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ đạt 21 tỷ đồng. Cùng với đó, mảng chứng khoán kinh doanh thoát lỗ gần 400 tỷ và mang về gần 170 tỷ đồng.

Tại Bac A Bank, lãi từ chứng khoán đầu tư tăng lên gấp 3 lần năm trước đã giúp lợi nhuận ngân hàng tăng tới 60% trong quý IV/2023. Hoạt động này đã chiếm 49% thu nhập ngoài lãi của Bac A Bank trong năm 2023.

Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư của BVBank cũng ghi nhận lãi hơn 122 tỷ đồng, nhờ doanh số mua bán trái phiếu (chủ yếu là trái phiếu chính phủ) tăng gần gấp đôi.

Lãi từ chứng khoán đầu tư của Techcombank và TPBank tăng gấp đôi năm trước mang về lần lượt 926 tỷ đồng, 856 tỷ đồng.

Quảng cáo

Theo quy định, chứng khoán kinh doanh là các loại giấy tờ có giá, chứng khoán đầu tư là các loại giấy tờ có giá có rủi ro thấp và thanh khoản cao, được các ngân hàng nắm giữ với mục đích đầu tư, không thuộc loại chứng khoán mua vào bán ra thường xuyên nhưng sẵn sàng bán bất cứ lúc nào xét thấy có lợi.

Chứng khoán đầu tư bao gồm hai loại chính: chứng khoán nợ như trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi… và chứng khoán vốn (cổ phiếu). Trong đó, trái phiếu (đặc biệt là trái phiếu Chính phủ) thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bộ phận này.

Một số chuyên gia ngân hàng cho hay, trong cơ cấu chứng khoán đầu tư của các ngân hàng gồm rất nhiều các sản phẩm như trái phiếu, tín phiếu, giấy tờ có giá, cổ phiếu... Nhưng trái phiếu thường là loại hình đầu tư phổ biến nhất và trái phiếu Chính phủ thường chiếm tỷ trọng cao nhất. Đây là loại tài sản có giá cả biến động ngược chiều với lãi suất.

Trở lại thời điểm cuối năm 2022, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng lãi suất điều hành thêm 1%/năm trong bối cảnh lãi suất toàn cầu tăng chóng mặt trong chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ toàn cầu. Có những thời điểm, lãi suất trái phiếu Chính phủ tăng nóng, lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ 10 năm đẩy lên mức 4,65%/năm, kỳ hạn 15 năm là 4,8%/năm. Vì vậy, mặt bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ cuối năm 2022 tăng cao hơn so với đầu năm 2,3-4,1% tuỳ từng kỳ hạn.

Thời điểm đó, các ngân hàng đã chứng kiến lợi nhuận từ mua bán chứng khoán sụt giảm nhanh chóng và chịu lỗ trong quý IV/2022.

Tuy nhiên, kể từ giữa năm 2023, lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm mạnh nên giá trái phiếu tăng mạnh mang về lợi nhuận lớn cho các ngân hàng.

Bên cạnh đó, lý do thứ hai khiến các ngân hàng thích “đổ tiền” vào trái phiếu Chính phủ, trái phiếu của tổ chức tín dụng và tín phiếu bởi do Chính phủ, ngân hàng và NHNN phát hành nên rủi ro rất thấp. Trong khi đó, trái phiếu doanh nghiệp rủi ro cao, đặc biệt năm qua kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp không đáo hạn trái phiếu theo đúng thời hạn.

Tuy nhiên, theo dự báo của nhiều chuyên gia và các lãnh đạo ngân hàng, mức lợi nhuận đột biến từ mua bán chứng khoán của các ngân hàng có thể sẽ khó duy trì trong những quý tiếp theo do trong năm nay, NHNN không còn nhiều dư địa để giảm lãi suất điều hành bởi cơ quan quản lý còn nhiệm vụ bình ổn lạm phát và ổn định tỷ giá. Hơn nữa, lãi suất huy động trên thị trường hiện nay đã về mức “đáy”.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới chỉ 4,5%/năm SHB muốn huy động 5.000 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu

Dễ dàng liên kết tài khoản Sacombank vào ứng dụng VNeID nhận an sinh xã hội

Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong công tác thúc đẩy chi trả an sinh xã hội (ASXH) không dùng tiền mặt, đồng thời tăng cường số hóa hoạt động ngân hàng hướng đến nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, Sacombank chính thức triển khai tính năng liên kết/cập nhật tài khoản thanh toán (TKTT) của khách hàng nhận chi trả ASXH trên ứng dụng VNeID.

Cập nhật giấy tờ và sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để không gián đoạn giao dịch tại Sacombank Sacombank báo lãi trong quý III/2024

TPBank kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng lành mạnh và bền vững

Kết thúc quý III, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) đạt hơn 5.460 tỷ đồng lợi nhuận, tín dụng tăng trưởng lành mạnh 14%, lọt Top 100 của Brand Finance với giá trị thương hiệu 461 triệu USD.

Một cổ đông ngoại bất ngờ rời khỏi danh sách nắm từ 1% vốn của TPBank Giá trị thương hiệu của TPBank đạt mốc 461 triệu USD theo Brand Finance Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng hé lộ bí quyết “thấu hiểu khách hàng” của TPBank

Kết thúc quý III, nhiều chỉ tiêu kinh doanh của NCB vượt kế hoạch cả năm

Kết thúc quý III/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB được duy trì ổn định, huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng ở mức cao cho thấy các sản phẩm, dịch vụ của NCB đang ngày càng được khách hàng yêu thích và tin dùng.

NCB nộp hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ lên UBCKNN Tổng Giám đốc Ngân hàng NCB: Chúng tôi chọn hướng đi phù hợp NCB chính thức triển khai mở tài khoản thanh toán từ ứng dụng VNeID và ra mắt website ưu đãi

Sacombank báo lãi trong quý III/2024

Quý III/2024 Sacombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 2.751,7 tỷ đồng, tăng 31,9% so với cùng kỳ năm trước. 9 tháng đầu năm, lợi nhuận đạt 8.094 tỷ đồng, tăng 18%, hoàn thành 76,4% kế hoạch cả năm.

Sacombank đẩy mạnh chuyển đổi số, góp phần tạo động lực tăng trưởng mới cho TP. Hồ Chí Minh Cập nhật giấy tờ và sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để không gián đoạn giao dịch tại Sacombank

Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng hé lộ bí quyết “thấu hiểu khách hàng” của TPBank

Tại sự kiện Smart Banking do NHNN tổ chức, Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng của TPBank đã chia sẻ bí quyết giúp TPBank thấu hiểu khách hàng, tiền đề để tạo ra những sản phẩm phù hợp nhất, đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Thẻ TPBank phát triển bùng nổ với chiến lược cá nhân hóa sắc nét Một cổ đông ngoại bất ngờ rời khỏi danh sách nắm từ 1% vốn của TPBank Giá trị thương hiệu của TPBank đạt mốc 461 triệu USD theo Brand Finance